ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Teen và hội chứng “thích làm quá lên”
Monday, April 23, 2012 0:32
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


I’m over you cũng có nghĩa là I love you nhưng ở một trạng thái cảm xúc cao hơn. Trong những tình huống có liên quan đến cảm xúc, nhiều teen thường “over” lên như một cách để tạo điểm nhấn cho cuộc sống của mình.

Chỉ mới nhung nhớ một chút đã “vẽ” ra một tình cảm chung thủy bất diệt, những nỗi buồn rất đơn giản sẽ trở thành những bi kịch nặng nề, chỉ một hành động bình thường cũng có thể khiến họ tức giận… Đó là những biểu hiện của bệnh “làm quá” ở nhiều bạn.
“Đau khổ” chỉ vì trễ học?
Thấy M.K (lớp 12 trường THPT G) cả ngày ngồi học mà không tập trung, cứ thẫn thờ, rồi về nhà ghi status sầu não trên Y!H, viết những dòng tiêu cực trên FB, bạn bè cứ nghĩ M.K đang gặp chuyện buồn trong gia đình hay vừa gặp phải một thử thách lớn nào đó. Hỏi ra mới biết, điều khiến K mệt mỏi là do sáng lỡ… dậy trễ nên muộn giờ học thể dục, bị thầy phạt chạy 3 vòng sân. Nhưng điều đó khiến K chạnh lòng, suy nghĩ về chuyện học gần đây của mình, những thói quen có hại, sự lười biếng… rồi tưởng tượng ra những điều tiêu cực và cảm thấy bế tắc, cứ như nàng đang mắc sai lầm và không thể nào cứu vãn được.
B.G (lớp 10 trường THPT L) bị “đồn” rằng cô nàng học giỏi chỉ vì tham khảo quá nhiều sách giải và đi học thêm. Dù đó chỉ là thông tin B.G được nghe “phong phanh”, nhưng do bạn bè ai cũng bất ngờ với điều này và “làm quá” lên khi tường thuật lại cho G (tỏ ra nghiêm trọng, thêm thắt nhiều chi tiết và thể hiện sự thất vọng) khiến G cảm thấy hoang mang. “Có lẽ mình chỉ buồn một chút, nhưng sự sốt sắng của mọi người khiến mình như đang phạm trọng tội. Chỉ có một chuyện đơn giản như thế mà mình đã rất mỏi mệt và chán nản. Mọi người có thể cho rằng mình hơi vớ vẩn, nhưng đặt vào hoàn cảnh của mình chắc họ mới hiểu” – G nói.
Không yêu cũng thất tình?
Ngồi gần cô nàng khá dễ thương ở lớp học thêm, B.A (sinh viên năm 1 ĐH Mở) chủ động làm quen và cảm thấy rằng nàng như là “định mệnh”. Tuy nhiên, sau vài ba câu nói xã giao thì B.A thấy rằng giữa cả hai có khoảng cách và chưa thật sự hiểu nhau lắm. Đến khi nàng từ chối cho số điện thoại thì B.A đã… bỏ về ngay lập tức, dù vẫn còn đang trong tiết học. B.A cho rằng, đó là một sự thất bại to lớn, chưa kịp “cưa” đã bị từ chối và điều đó khiến anh chàng cảm thấy đau lòng.
Q.H (lớp 12 trường THPT B) dù chia tay người yêu đã 3 năm (trong khi chỉ quen nhau được nửa năm) nhưng mỗi khi nhắc về người yêu cũ, mọi người luôn có cảm giác rằng người ấy đã… mất (vì Q.H viết bằng những lời lẽ rất đau buồn, nàng nói rằng: “Chưa bao giờ quên được người này, dẫu cho đã chia tay đi nữa”). Thực tế, khi người yêu cũ nhắn tin hỏi thăm, cô nàng còn không thèm trả lời, chỉ là lâu lâu thích ghi ra như thế để được mọi người… chia sẻ.
Nguyên nhân, tác hại và giải pháp
M.K chia sẻ: “Đôi lúc mình thường hay làm quá lên như thế vì sợ mắc phải sai lầm. Cuộc sống của mình vốn dĩ rất bình yên nên cần phải có một chút gì đó thú vị, mình muốn được quan tâm. Nên “over” lên cũng là một cách khiến mình cảm thấy vui”.
Đối với những bạn teen, cuộc sống của họ chỉ xoay quanh nhà và trường học là chính, động lực và mục tiêu phấn đấu của họ đều là chuyện học, nên nếu lỡ gặp một chút thử thách (điểm kém, thầy cô la, gia đình phàn nàn), họ tưởng tượng như cuộc sống sẽ… chấm dứt từ nay. Việc “over” cảm xúc không hề có lợi và khiến cuộc sống thêm thú vị như họ nghĩ, trái lại rất ảnh hưởng đến sức khỏe (thể chất lẫn tinh thần). Những cảm xúc tiêu cực sẽ khiến ta cảm thấy vui nhưng những người xung quanh lại thấy cực kì nhàm chán. Họ sợ phải thấy được những nỗi buồn lặp lại. Việc “làm quá” lên mọi thứ sẽ khiến bạn tự ám thị rằng mình đang có một cuộc sống vô cùng tồi tệ, bạn sẽ vô cùng bi quan và sầu não.
Vì vậy, đừng quá nuông chiều cảm xúc của chính mình. Thay vì buồn và tự “nhuốm màu” bi kịch cho một câu chuyện nào đó, hãy biến nó thành một điều hài hước, một bài học hay một món quà. Còn trẻ, ta có quyền “thả trôi” cảm xúc, nhưng không có nghĩa là ta không kiểm soát chúng. Biết cách tiết chế và lạc quan trong mọi tình huống, bạn sẽ thấy được rằng cuộc sống vốn dĩ rất tươi đẹp và có hạn, hãy sống sao cho mỗi ngày trôi qua đều thật ý nghĩa và tuyệt vời.

(Bảo Nhi – Theo TTVN)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.