Hành tinh SWEEPS-10
SWEEPS-10 được công nhận là hành tinh quay nhanh nhất trong hệ Mặt trời. Nó quay xung quanh ngôi sao chủ ở khoảng cách 740.000 dặm (1.190.660 km) – gấp 3 lần khoảng cách từ Mặt trăng tới Trái đất, đồng nghĩa với việc thời gian 1 năm chỉ kéo dài trong 10 giờ đồng hồ.
Trong khi đó, hành tinh rộng nhất được phong tặng cho TrES-4. So với sao Mộc – hành tinh khổng lồ trong hệ Mặt trời thì hành tinh này còn lớn hơn gấp 1,7 lần.
TrES-4 cũng là một trong những ứng cử viên cho kỷ lục “hành tinh kỳ lạ nhất” bởi nó cực nhẹ và bao phủ hành tinh này là một lớp mùn gỗ dày với trọng lượng chỉ khoảng 0,2 gram/cm3.
Theo giáo sư Georgi Mandushev tại Phòng quan sát Lowell, Arizona (Mỹ), do lực hút không khí ở phía trên của hành tinh này khá yếu, nên sẽ có một phần không khí bị thoát ra mang hình dáng giống như đuôi sao chổi.
Danh hiệu hành tinh già nhất thuộc về Methusela hay còn gọi là hành tinh PSR B1620-26 b. Các chuyên gia cho rằng hành tinh tổ tiên này đã được hình thành khoảng 12,7 tỷ năm – già hơn Trái đất tới 8 tỷ năm.
Methusela hình thành khoảng 2 tỷ năm sau vụ nổ Big Bang. Việc các nhà khoa học khám phá ra Methusela vào năm 1993 đã làm thay đổi nhận thức của con người về quá trình hình thành của các hành tinh, đặc biệt là về tuổi thọ của chúng.
Hành tinh trẻ nhất quay xung quanh ngôi sao Coku Tau
Không cao tuổi như Methusela, một hành tinh chưa được đặt tên hiện đang quay xung quanh ngôi sao Coku Tau ở khoảng cách khá gần 420 năm ánh sáng được công nhận là hành tinh trẻ nhất bởi thời gian sống của nó mới chỉ hơn 1 triệu năm.
Hành tinh nóng nhất là WASP-12b – một dạng hành tinh khí với nhiệt độ bề mặt lên tới 2.200 độ C. Nó cũng là một ứng cử viên cho danh hiệu một trong những hành tinh lớn nhất trong vũ trụ, do có diện tích lớn gần gấp 2 lần so với sao Mộc.
Trái với WASP-12b, OGLE-BLG-390L lại là hành tinh lạnh nhất trong hệ Mặt trời (-220 độ C), với diện tích lớn gấp 5 lần so với Trái đất và bề mặt đầy đất đá. OGLE-BLG-390 còn là hành tinh xa nhất mà con người từng khám phá, cách chúng ta 28.000 năm ánh sáng.
Hành tinh Epsilon Eridani (b) cách chúng ta có 10,5 năm ánh sáng được phong tặng danh hiệu hành tinh gần con người nhất.
Tuy nhiên, hành tinh này lại không phải là một nơi dễ chịu, tiềm năng để con người tới định cư bởi khoảng cách từ Epsilon Eridani (b) tới ngôi sao chủ của nó lại khiến mọi đại dương đều sẽ bị đóng băng.
Danh hiệu cuối cùng – hành tinh nhỏ nhất nhưng lại không thuộc hệ Mặt trời chính là Kepler-10b. Các nhà khoa học NASA đã phát hiện thấy Kepler-10b vào tháng 1/2011. Diện tích của Kepler-10b lớn gấp 1,4 lần so với Trái đất và cách chúng ta 560 năm ánh sáng.