ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Ngày mai, mưa sao băng đẹp nhất năm đạt cực điểm
Saturday, August 11, 2012 8:01
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Một trong những trận mưa sao băng đẹp nhất năm sẽ xuất hiện vào ngày mai với mật độ lên đến 100 vệt/giờ. Khu vực Nam Bộ có cơ hội quan sát hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này do trời ít mây.

Ngày mai, mưa sao băng đẹp nhất năm đạt cực điểm - Tin180.com (Ảnh 1)

Hình ảnh mưa sao băng Perseids được ghi lại hôm thứ 5 ở Chi Lê. Ảnh: ESO.

Theo dự báo của Tổ chức sao băng quốc tế, mưa sao băng Perseids năm nay đạt đỉnh điểm khoảng 19h00 đến 21h30 ngày 12/8, giờ Hà Nội. Khi mưa sao băng Perseids đạt đỉnh điểm, số sao băng quan sát được có thể lên đến hơn 100 vệt/giờ nếu điều kiện quan sát tốt.

Theo Đặng Tuấn Duy, Chủ nhiệm Câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TP HCM (HAAC), thời điểm thích hợp nhất để quan sát ở Việt Nam là từ sau nửa đêm tới rạng sáng ngày 13/8.

Tuấn Duy cho biết, người xem có thể theo dõi mưa sao băng từ sau nửa đêm khi chòm Perseus xuất hiện từ chân trời phía đông bắc. “Hãy để tầm mắt bao quát cả vùng trời phía đông bắc lên đến đỉnh đầu, đây là nơi người xem sẽ bắt gặp các sao băng nhiều nhất”, Duy nói.

Năm ngoái, trăng sáng đã gây khó cho việc quan sát hiện tượng thiên văn kỳ thú trên, nhưng năm nay, mặt trăng sẽ chỉ ở pha trăng khuyết dạng lưỡi liềm, không gây nhiều khó khăn cho người quan sát.

Tuy nhiên, theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, trong thời gian này, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ gần như không thể quan sát do trời nhiều mây, các khu vực còn lại sẽ quan sát thuận lợi hơn.

Perseids luôn là trận mưa sao băng rất đáng chú ý trong năm. Đây là trận mưa xuất hiện với rất nhiều sao băng rất sáng (còn gọi là fireballs) so với nhiều trận khác.

Bên cạnh đó, Perseids luôn đánh dấu khởi đầu chuỗi các trận mưa sao băng lớn thuận lợi quan sát ở Việt Nam gồm Perseids – Leonids – Orionids- Geminids.

Mưa sao băng Perseids đã được người Trung Hoa cổ đại ghi nhận cách đây khoảng 2.000 năm. Trong khoảng năm 1865 người ta đã biết được nguồn gốc của trân mưa sao băng này, đó chính là đám mây đá bụi và những mảnh vỡ để lại từ sao chổi 109 P/ Swift-Tuttle trải dài trên quỹ đạo mỗi 133 năm của nó quanh hệ mặt trời.

Ngoài mưa sao băng, rạng sáng ngày 12/8, ở chân trời đông mặt trăng sẽ che khuất hành tinh lớn nhất hệ mặt trời trong gần địa phận chòm sao Kim ngưu (có hình chữ V rất đặc trưng). Người xem thấy rõ hiện tượng này ở các vùng gần xích đạo như Indonesia, Papua New Guinea. Đây là hiện tượng gần nhau nhất trong các lần giao hội.

Một số kinh nghiệm khi quan sát mưa sao băng

- Quan sát mưa sao băng chỉ cần dùng mắt thường mà thôi. Bởi các sao băng di chuyển với vận tốc quá nhanh (vài chục km/s) để có thể được quan sát và theo dõi qua kính thiên văn hay ống nhòm.

- Quan trọng nhất là điều kiện thời tiết, trời phải quang mây và có thể thấy rõ các ngôi sao bình thường thì mới có thể thấy được sao băng. Ánh sáng của trăng hay ánh sáng đèn sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc chiêm ngưỡng các sao băng. Ở vùng quê ít bị ô nhiễm ánh sáng bạn có thể thấy được số lượng các sao băng hơn rất nhiều lần nếu quan sát ở thành phố.

- Tính kiên trì cũng không kém quan trọng. Mưa sao băng không có nghĩa là “sao bay như mưa”, ở một trận lớn như Perseids này thì những vệt sáng có thể xuất hiện cách nhau đến vài phút, đôi khi bầu trời sẽ “lặng thinh” rất lâu, nhưng có lúc chúng xuất hiện liên tục 2-3 vệt sao băng.

Đặng Tuấn Duy

(theo vnexpress)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.