1. Đường trượt gỗ “Tia chớp trắng”Được khởi xướng bởi nhà thiết kế tàu lượn siêu tốc nổi tiếng Harry Traver vào năm 1927, đường trượt gỗ “Tia chớp trắng” ra đời bên bãi biển Reverse, Masachusetts, Mỹ.
Mặc dù không còn lưu giữ bất cứ tài liệu ghi số liệu chính xác nhưng người ta đã ước tính, “Tia chớp trắng” có chiều cao khoảng 34m cùng vô số dốc đứng và 8 vòng cua hẹp đem lại cảm giác mạnh cho người chơi.
Ngay từ ngày thứ 2 hoạt động, “Tia chớp trắng” đã cướp tính mạng của một cô gái khi bị văng ra khỏi đường ray từ trên đỉnh. Áp lực quá lớn và dây bảo hộ không an toàn chính là nguyên nhân của sự việc này. Ban quản lý đường ray đã dành 20 phút để “dọn dẹp” hiện trường và cho tiếp tục hoạt động ngay sau đó.
Sau đó, bởi áp lực của phí bảo hiểm cũng như nguồn đầu tư hạn hẹp do cuộc khủng hoảng kinh tế lớn trên toàn cầu, “Tia chớp trắng” cuối cùng cũng bị sụp đổ và phá hủy vào năm 1933. Theo thống kê, có ít nhất 5 người bị thiệt mạng vì đường trượt này trong suốt 25 năm hoạt động.
2. Đường trượt Loop Canonball
Vào năm 1985, một đường trượt ống lạ mắt bắt nguồn từ mép của khe núi đã được thiết kế trong công viên Hành Động nổi tiếng ở tiểu bang New Jersey (Mỹ).
Loop Cannonball có hình dạng ống và được đặt nghiêng 45 độ; điểm đặc biệt và nguy hiểm chính là vòng tròn rất hẹp ở cuối đường – một sai lầm rất ngớ ngẩn trong tính toán của nhà chế tạo.
Khi trượt trong đó, lực hấp dẫn sẽ khiến người chơi đập ngược xuống thành dưới, chưa kể vòng cua đột ngột rất dễ gây nên chấn thương ở chân và đầu. Không những thế, bên ngoài ống trượt lại chỉ có duy nhất một khoảng đất ướt – được phun ẩm bằng vòi nước sát bên làm điểm đỡ khi người chơi trượt xong.
Ngay lần thử đầu tiên, Loop cannonball đã cướp đi sinh mạng của một nhân viên. Cuối cùng, do nguyên nhân không an toàn nghiêm trọng nên Loop Canonball đã bị đóng cửa 1 tháng sau đó và không có dấu hiệu sẽ mở lại.
3. Đường trượt Plunge
Là một phần của kế hoạch mở rộng trị giá lên tới 100 triệu USD (khoảng 2.080 tỷ VND theo tỷ giá hiện tại) của công viên Buena, California (Mỹ), đường trượt Plunge được mở cửa vào 15/9/2000 với ba chiếc thuyền phục vụ 24 lượt khách mỗi vòng.
Chuyến đi kéo dài 3 phút từ độ cao khoảng 39m và dốc 75 độ này sẽ đem đến cho du khách cảm giác như được trượt từ thác nước Niagara.
Tuy nhiên, vào cuối tháng 9/2011, tai nạn đã xảy ra với một hành khách do quá trình ngoặt đột ngột trên đỉnh của vòng quay. Cô bị rơi từ độ cao 34m và tử vong tại bệnh viện địa phương vì gãy quá nhiều xương.
Sau một khoảng thời gian đóng cửa và nâng cấp sửa chữa, công ty vẫn chưa tìm ra được giải pháp triệt để về áp lực của trọng lượng. Chính vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi họ đã quyết định đóng cửa Plunge vào ngày 3/9/2012.
4. Suspended Catch Air Device (SCAD)
SCAD – thiết bị hỗ trợ rơi tự do là trò chơi cảm giác mạnh mới vô cùng độc đáo cho những ai ưa mạo hiểm.
Nằm trong khuôn viên của Thrill Zero – công viên giải trí lớn nhất Dallas, Mỹ. Hệ thống này cho phép người chơi tận hưởng cảm giác rơi tự do từ độ cao 110 feet (khoảng 37m) xuống tấm lưới phía dưới mà không dùng bất cứ dụng cụ hỗ trợ nào.
Được xây dựng theo cấu trúc hình tháp bao gồm hai phần: bục nhảy và lưới đỡ đàn hồi. Người chơi sẽ được di chuyển đến đỉnh tháp bằng hệ thống thang máy rồi cẩu móc ra giữa và thả xuống.
Lưng người chơi sẽ hướng xuống đất, mặt nhìn thẳng lên trên, khi sợi dây cáp được thả, người chơi sẽ lao thẳng xuống dưới.
Đó hoàn toàn là một cú rơi tự do cho đến khi người chạm vào tấm lưới căng gần mặt đất. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, nhà sản xuất luôn vận hành thiết bị, xác định vị trí “hạ cánh” an toàn và thoải mái nhất cho người chơi. Trong khi đó, một camera phía trên sẽ ghi lại những dây phút tuyệt vời này.
Theo ước tính, từ năm 1997 đến nay đã có 20.000 người đã thực hiện thành công trò chơi mạo hiểm thú vị này. Tuy nhiên, cũng có không ít người chơi đã bỏ mạng vì trò chơi này.
Vì sơ suất trong tính toán, một cô gái người Mỹ đã gặp tai nạn khi tham gia trò chơi, cô bị gãy xương cột sống và xương sọ, tử vong không lâu sau đó.
Theo kenh14