ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Thượng viện Mỹ phê chuẩn nghị quyết lên án Trung Quốc ở Biển Đông
Wednesday, July 31, 2013 21:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Thượng viện Mỹ đã đồng loạt phê chuẩn Nghị quyết Thượng viện 167, theo đó lên án sử dụng vũ lực đồng thời kêu gọi giải pháp hòa bình đối với tranh chấp biển và lãnh thổ trên Biển Đông và Hoa Đông.

 

Jinggangshan trong cuộc diễn tập gần tỉnh Hải Nam ngày 20/3 vừa qua.
Trung Quốc thực hiện một loạt hành động gây hấn trên Biển Đông và Hoa Đông trong thời gian qua.

 

Nghị quyết Thượng viện 167 được các thượng nghị sỹ Robert Menendez (Đảng dân chủ, bang New Jersey), Marco Antonio Rubio (Cộng hòa, Florida), và Ben Cardin (Dân chủ, Maryland) đệ trình vào hôm thứ hai vừa qua.

Nghị quyết cũng kêu gọi các bênh tranh chấp trên Biển Đông và Hoa Đông xây dựng và phê chuẩn một bộ quy tắc xứng xử để tránh xung đột.

“Thượng viện lên án việc sử dụng áp bức, đe dọa hay vũ lực của hải quân, cơ quan an ninh biển hay tàu đánh cá và máy bay quân, dân sự trên Biển Đông và Hoa Đông nhằm áp đặt tuyên bố về biển và lãnh thổ hoặc làm thay đổi hiện trạng”, hãng thông tấn Kyodo của Nhật trích nghị quyết cho hay.

Lời lên án không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng hầu như toàn bộ các sự kiện nêu lên đều chỉ rõ Bắc Kinh là thủ phạm gây bất ổn.

Trong phần trình bày tình hình dẫn đến bản nghị quyết 167, Thượng viện Mỹ đã liệt kê hàng loạt các hành vi lấn lướt của Trung Quốc trong việc tranh giành chủ quyền trên Biển Đông với Philippines và Việt Nam, và trên Biển Hoa Đông với Nhật Bản. 

 “Trong những năm gần đây, có rất nhiều vụ việc nguy hiểm và gây bất ổn ở khu vực này, trong đó có…tàu Trung Quốc chặn lối vào ở bãi cạn Scarborough vào tháng 4/2012; …và kể từ 8/5/2013, tàu hải quân và tàu do thám biển của Trung Quốc duy trì sự hiện diện thường xuyên trong các vùng biển quanh bãi Cỏ Mây”, nghị quyết cho hay. Nghị quyết cũng nhắc đến vụ “tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò địa chấn của một tàu thăm dò dầu khí Việt Nam vào tháng 5/2011” và “Trung Quốc phát hành một bản đồ chính thức mới, xác định ‘đường chín đoạn’ gây tranh cãi là biên giới quốc gia của Trung Quốc”.

 

Philippines hiện đang tìm cách ngăn Trung Quốc xâm nhập vào khu vực đặc quyền kinh tế của mình trên Biển Đông. Nước này đã đưa vấn đề lên tòa án trọng tài Liên hợp quốc sau khi đã dùng hết các biện pháp ngoại giao. Một báo cáo trước đó cho biết Trung Quốc hiện đang củng cố hiện diện của mình trên bãi Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Về Biển Hoa Đông, các Thượng nghị sĩ Mỹ đã có những lời lẽ rất mạnh, cảnh cáo Trung Quốc rằng Hoa Kỳ sẽ phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào trên quần đảo Senkaku thuộc quyền quản lý của Nhật Bản, lên án việc Bắc Kinh đã gửi tàu của các cơ quan nhà nước đến khu vực gần đảo, làm cho tình hình căng thẳng thêm lên.

Nghị quyết đặc biệt lưu ý rằng quần đảo Senkaku thuộc quyền quản lý của Tokyo, và theo hiệp ước an ninh song phương với Nhật Bản, Mỹ vẫn cam kết “đáp trả bất kỳ một cuộc tấn công vũ trang nào nhắm vào các vùng lãnh thổ dưới quyền quản lý của Nhật Bản”

Nghị quyết của thượng viện Mỹ cũng ủng hộ liên minh giữa Các lực lượng vũ trang Mỹ với các nước trong khu vực nhằm đảm bảo hòa bình.

Theo đài truyền hình Nhật Bản NHK, sở dĩ Thượng viện Mỹ – một định chế có uy thế rất lớn trong lãnh vực đối ngoại – đã thông qua nghị quyết cứng rắn vừa kể, đó là vì đã thấy rõ quan điểm cứng rắn của Bắc Kinh trên các tranh chấp chủ quyền biển đảo hiện nay nhân hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung hồi tháng Sáu vừa qua.

Mặt khác, Trung Quốc được cho là còn xem nhẹ một nghị quyết từng được Thượng viện Mỹ thông qua năm ngoái tái khẳng định rằng quần đảo Senkaku nằm trong phạm vi áp dụng của Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ.

 

 

Theo abs-cbnnews, AFP

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.