ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: VNNews
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
2013/04/01 – NghiỆn CÔng ViỆc, HẠi CÁi ThÂn
Monday, August 5, 2013 12:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Phan Nguyễn Khánh Đan - Góc sức khỏe 2012 01 04

*Bài viết có được biên tập lại khi đăng báo nên có đôi chút khác biệt so với bản gốc mình viết và đăng trên blog ở đây.*

Ở Việt Nam chưa có những nghiên cứu và thống kê chính thức về tình trạng nghiện công việc ở người dân. Nhưng trong vài năm trở lại đây, khi xảy ra lạm phát và vật giá leo thang, rất nhiều người lao động, đặc biệt là những trụ cột kinh tế trong gia đình, đã quen thuộc với việc đi làm thêm, làm ngoài giờ, tăng ca và không chừa cả ngày nghỉ để đảm bảo thu nhập, nuôi sống bản thân và gia đình. Rõ ràng, kinh tế khó khăn là môi trường lý tưởng cho chứng nghiện công việc gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe của người lao động.  

Thực trạng chứng nghiện công việc và nguyên nhân

            Chứng nghiện công việc được miêu tả là tình trạng một người làm việc liên tục không ngừng. Dù ở công sở hay ở nhà, dù đi ngủ hay đi tụ họp bạn bè, nếu bạn nhận thấy mình không thể ngừng suy nghĩ về công việc, thậm chí đưa công việc thành chủ đề bàn tán trò chuyện mọi lúc mọi nơi, nhiều khả năng bạn đang trở thành nạn nhân của chứng nghiện công việc.

Một cuộc khảo sát ở Vương Quốc Anh cho thấy cứ 3 người bất kỳ thì có 1 người làm việc trên 48 giờ/tuần, cứ 6 người thì có một người làm việc trên 60 giờ/tuần. 3/4 công nhân viên chức ở Anh làm việc ngoài giờ nhưng không được trả lương cho số giờ làm thêm đó.

Từ lao động mẫn cán cho đến chứng nghiện công việc

            Theo một nghiên cứu của hai nhà khoa học E.J. Douglas và R.L.Morris, những động cơ khiến cho con người làm việc chăm chỉ gồm có:

  1. Muốn được tưởng thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của bản thân.
  2. Đam mê công việc mình làm.
  3. Vì không tìm thấy niềm vui thực sự trong các hoạt động giải trí.
  4. Vì họ thích hình ảnh chỉn chu của bản thân khi đến công sở: những mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, một môi trường thoải mái, điều kiện làm việc tiện nghi, một thời khóa biểu lành mạnh,… Nhìn chung, họ chuộng hình thức chứ không hẳn là nghiện công việc.
  5. Làm việc vì tinh thần trách nhiệm, có việc thì phải làm. Đây là nhóm người dễ trở thành những người nghiện công việc thực thụ.

Sẽ ra sao nếu bạn có xu hướng làm việc bất kể ngày đêm, thậm chí những ngày cuối tuần và lễ Tết cũng không tha? Nếu cả 6 câu sau đều đúng với bạn, hẳn là bạn đã nghiện công việc rồi đấy, vì đây chính là 6 đặc điểm chính của người nghiện công việc:

  1. Làm việc hăng say một cách khắc nghiệt, luôn tràn đầy năng lượng, thích cạnh tranh đến mức ám ảnh, như thể họ không còn lựa chọn nào khác.
  2. Thường xuyên nghi ngờ năng lực bản thân.
  3. Chỉ thích làm chứ không thích nghỉ ngơi.
  4. Nhào vô công việc mọi lúc mọi nơi.
  5. Tận dụng triệt để thời gian dư thừa để tập trung làm việc.
  6. Không còn khái niệm phân biệt làm và chơi, vì công việc cũng chính là niềm vui.

Hậu quả là hầu hết những người nghiện công việc thường bị các vấn đề về sức khỏe đeo bám, như các bệnh liên quan đến stress, mệt mỏi triền miên và nguy cơ trầm cảm, âu lo.

“Ở Nhật Bản, mỗi năm có 10.000 người tử vong vì nghiện công việc!”

            Đến nỗi trong từ điển của người Nhật có hẳn một danh từ riêng: “karoshi” – chết vì làm việc quá sức.

Những người nghiện công việc sẽ phải đối diện với những nguy cơ sau:

Stress: Tình trạng căng thẳng thần kinh sẽ ảnh hưởng đến mọi thứ: cơ thể, trí lực và tinh thần. Người nghiện công việc thường ngủ ít, dễ bị chứng mất ngủ. Chất lượng giấc ngủ kém gây bơ phờ và những cơn đau nhức trước kia không có. Stress thường xuyên còn có thể gây đau bao tử (dẫn đến viêm loét), nhức đầu kéo dài và tức ngực.

Chế độ ăn uống thất thường: Những người dành phần lớn thời gian ở công sở thường không ăn uống điều độ. Có người vừa ăn trưa vừa làm việc, thậm chí không ăn. Việc ăn uống kém chất lượng có thể làm cho cơ thể run rẩy, mệt lả, nhức đầu và khó chịu.

Trở nên xa cách với những người thân yêu: Những người nghiện công việc thường không dành đủ thời gian cho gia đình và những người họ yêu thương. Nếu việc này kéo dài, họ có thể trở nên cô độc, dễ trầm cảm và làm tổn hại những mối quan hệ quan trọng trong cuộc sống.

Các chứng đau kéo dài: Việc ngồi ở bàn làm việc trong thời gian quá dài, cộng thêm với stress, có thể gây đau ở lưng, cổ và vai. Nhiều người nghiện công việc không tránh khỏi các cơn đau ở khớp và cơ bắp. Tất cả những áp lực về công việc, sức khỏe và cuộc sống làm nhiều người trong số họ lên cơn đau tim, huyết áp cao và kiệt sức.

Đặt dấu chấm hết cho chứng nghiện công việc

Câu trả lời tốt nhất: Hãy tự khích lệ bản thân làm việc đó. Vì bạn là người tốt nhất có khả năng giải quyết vấn đề của chính mình chứ không phải ai khác. Bạn có thể yêu cầu sự hỗ trợ của người thân, những người xung quanh để giúp bạn thiết lập và thực hiện kế hoạch từ bỏ chứng nghiện công việc của bản thân:

  • Đặt ra giới hạn về thời gian làm việc – và kiên quyết thực hiện đến cùng: Hãy tuyên bố với những người xung quanh rằng bạn chỉ làm việc trong một khoảng thời gian nhất định, rằng bạn sẽ không trả lời bất kỳ tin nhắn, e-mail hay cuộc điện thoại công việc nào ngoài giờ.
  • Ưu tiên ăn uống điều độ và vận động thể dục thể thao: Hãy đánh dấu trên lịch cá nhân của bạn, và nghiêm túc thực hiện những sinh hoạt này như thể các cuộc hẹn quan trọng với sếp, đối tác hay khách hàng.
  • Dành thời gian để tận hưởng: Nếu bạn giảm giờ làm chỉ để ngồi xem truyền hình một cách thụ động, bạn rất dễ “ngựa quen đường cũ”. Tốt nhất là tham gia các hoạt động vui chơi giải trí chung với gia đình, hoặc các hoạt động có tính chất năng động ngoài xã hội. Hãy tận dụng thời gian rảnh trên tinh thần vui vẻ, thoái mái là chính, tách biệt hoàn toàn với công việc.
  • Tự giảm stress cho bản thân trong lúc làm việc và sau khi làm việc: Một vài phút vận động cơ thể, hít thở sâu, hoặc một số động tác yoga đơn giản có thể giúp bạn thư giãn và làm cho tinh thần sáng suốt hơn. Hãy quan tâm hơn đến sức khỏe tinh thần, rồi bạn sẽ cảm thấy thế giới xung quanh trở nên vui tươi hơn chứ không chỉ lúc nào cũng công việc và công việc.
  • Kiên quyết tắt hết tất cả thiết bị liên lạc ngoài giờ làm: bao gồm điện thoại di động, laptop, thiết bị liên lạc cầm tay và mọi thứ liên quan đến công việc. Bạn đã làm “nô lệ” cho chúng suốt thời gian làm việc rồi, nên giờ là lúc để bản thân mình được thực sự thư thái.

Nếu như mọi nỗ lực thay đổi không đạt được kết quả như mong muốn, bạn luôn có thể tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý đề nhận được những sự hỗ trợ chuyên nghiệp và phù hợp hơn./.

PHAN NGUYỄN KHÁNH ĐAN
(tổng hợp từ Internet)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.