ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Ai được, ai mất khi tấn công quân sự vào Syria?
Thursday, August 29, 2013 5:45
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trước khả năng về một cuộc chiến quân sự vào Syria sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại nước này, CNN đã đưa ra bài phân tích những quan điểm, được-mất của những quốc gia có liên quan.

Mỹ

Với vai trò là người giữ gìn trật tự thế giới, Mỹ chắc chắn cần phải thể hiện hành động nào đó sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria – vụ việc mà Washington tin rằng cho do chính quyền Tổng thống Assad thực hiện.

Tuy nhiên, cường quốc này đang phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan. Thực hiện một chiến dịch nhằm lật đổ ông Assad có thể sẽ “ngốn” của Mỹ rất nhiều thời gian. Hơn nữa, bất kể nhân vật nào lên thay thế ông Assad cũng sẽ mang lại nhiều bất lợi cho Mỹ hơn là cho chính ông Assad bởi thực tế rằng hầu hết các nhóm đối lập thành công đều có sự liên kết với tổ chức khủng bố al-Qaeda.

Do vậy Mỹ cần phải cân não sao cho việc can thiệp quân sự vào Syria vừa đủ để trừng phạt ông Assad nhưng không thực sự lật đổ nhà lãnh đạo này. Đối với những nhà hoạch định chính sách Mỹ đây quả thực là quyết định ít rủi ro nhất mà họ cảm thấy cần phải làm.

Cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học hồi tuần trước tại Syria đã khiến khoảng 1300 người thiệt mạng – Ảnh: Washington Post

Trung Quốc

Vốn là đồng minh lâu năm của Syria, Bắc Kinh luôn muốn giữ sức ảnh hưởng của mình tại quốc gia Trung Đông này.

Tuy nhiên Trung Quốc khẳng định nước này kịch liệt phản đối việc sử dụng vũ khí hóa học và sẽ hỗ trợ các thanh sát viên của Liên Hiệp Quốc đều tra vụ tấn công trên. Bắc Kinh muốn các thanh sát viên có quyền thực hiện được công việc của mình đồng thời phản đối bất kỳ sự suy đoán kết quả nào (từ phía các quốc gia khác).

Bắc Kinh cũng đề xuất một một cuôc hội đàm thứ hai tại Geneva, Thụy Sỹ về vấn đề Syria nhưng xem ra điều này khó lòng có thể thực hiện được.

Nga

Nhiều ý kiến cho rằng Nga cố gắng để bảo vệ chính quyền ông Assad vì lợi ích quân sự và kinh tế của Moscow tại Syria. Tuy nhiên theo nhận định của các biên tập viên CNN, mục đích chính của Nga là nhằm ngăn chặn những nỗ lực nhằm tạo sức ảnh hưởng trong  khu vực của Mỹ.

Nga không tin rằng những cuộc cách mạng, chiến tranh và sự thay đổi chế độ có thể mang lại sự ổn định và dân chủ. Moscow thường lấy mùa xuân Ả Rập và cuộc chiến do Mỹ đứng đầu ở Iraq ra làm dẫn chứng cho niềm tin này.

Nga cũng không tin tưởng ý định của Mỹ trong khu vực và tin rằng mối quan tâm nhân đạo thường được Mỹ sử dụng như một cái cớ để theo đuổi lợi ích chính trị và kinh tế của mình .

Moscow đã duy trì sự ảnh hưởng trong suốt cuộc xung đột tại Syra bằng cách sử dụng quyền phủ quyết của mình trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để bảo vệ chính quyền ông Assad trước áp lực quốc tế. Nhưng ảnh hưởng này đang dần phai nhạt khi Mỹ và các đồng minh không có ý định đưa vấn đề tấn công quân sự Syria ra biểu quyết tại Liên Hợp Quốc.

Iran

Syria là đồng minh Ả Rập duy nhất của Iran trong cuộc chiến tám năm giữa nước này với với Iraq. Ngoài ra, Syria cùng với một số khu vực tại Lebanon nằm dưới sự kiểm soát của nhóm Hồi giáo Hezbollah được xem là những vị trí chiến lược trong quốc phòng của Tehran trong trường hợp Iran bị Israel hay các nước phương Tây tấn công.

Có thể nói, thiện cảm của Iran dành cho Syria không chỉ được quyết định bởi mối thâm tình lâu năm giữa hai nước mà còn bởi vị trí chiến lược của Syria với Tehran.

Do đó, cả Tổng thống mới của Iran Hassan Rouhani và Ngoại trưởng Javad Zarif đều đứng về phía chính quyền ông Assad và cho rằng Syria là nạn nhân của âm mưu quốc tế.

The Iran, các nước phương Tây và hầu hết các quốc gia Ả Rập đã móc ngoặc với nhau để thay đổi chế độ ở Syria, nhằm làm cho khu vực này trở nên an toàn hơn đối với Israel.

Iran cũng cho hay một cuộc tấn công của Mỹ vào Syria sẽ gây nên thảm họa.

Jordan

Mặc dù đứng ra tổ chức một cuộc họp quân sự với sự tham gia của Hoa Kỳ, các quốc gia châu Âu , Ả Rập Saudi , Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar về vấn đề can thiệp quân sự vào Syria, nhưng theo các biên tập viên CNN, Jordan luôn tránh gây căng thẳng với “người hàng xóm” Syria.

Jordan cảm thấy bị đặt trong tình thế nguy hiểm nếu bị tấn công bằng tên lửa hoặc tấn công khủng bố từ Syria. Hơn nữa, quốc gia này đang ở tình thế “dễ bị thương tổn thương” nhất khi phải đối mặt với những vấn đề nội bộ như vấn nạn tham nhũng hay  một vị vua ít được tín nhiệm.

Chính vì vậy khi có thông tin rằng các quốc gia Ả Rập Saudi lợi dụng Jordan như một con đường để vận chuyển vũ khí cho quân nổi dậy Syria, chính quyền Jordan đã lên tiếng biện minh rằng họ đang làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn tình trạng này, nhằm tránh làm ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa hai nước.

Vương quốc Anh

Thủ tướng Anh David Cameron đang thúc đẩy một cuộc bỏ phiếu tại quốc hội nhằm quyết định việc  tham gia hành động quân sự tại Syria . Ông Cameron cho rằng bất kỳ hành động nào cũng  cần phải được cân nhắc, hợp pháp hóa và hướng tới mục tiêu ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hóa học .

Pháp

Tổng thống Francois Hollande cho hay chính quyền của ông có nhiệm vụ bảo vệ dân thường ở Syria và sẽ tăng cường viện trợ quân sự cho các nhóm đối lập . Ông Hollande cũng tuyên bố Pháp “sẵn sàng để trừng phạt những kẻ đã quyết định sử dụng khí gas để tấn công dân thường vô tội”.

Israel

Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết Israel đã sẵn sàng hành động trong bất kỳ tình huống nào đồng thời cũng cảnh báo Syria rằng nước này sẽ đáp trả bằng vũ lực nếu bị tấn công.

Ả Rập Saudi

Ngoại trưởng Saud al- Faisal nhận xét chính phủ Syria đã mất đi bản sắc Ả Rập và đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cần có một hành động “cứng rắn và nghiêm khắc” đối với Syria.

Vũ Bảo (Theo CNN)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.