Thai ngoài tử cung, tiền sản giật, tiểu đường… Là những biến chứng nguy hiểm với mẹ bầu.
Dù hầu hết bà bầu đều trải qua 1 thai kỳ khỏe mạnh bình thường, thai nhi phát triển tốt đến ngày sinh mà không có gì trục trặc cần đến sự can thiệp của y khoa, tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn có những rủi ro xảy ra. Hiểu và nhận biết sớm dấu hiệu của những biến chứng thai kỳ phổ biến là điều cần thiết để chị em chủ động đối phó cũng như điều trị kịp thời, tránh những trường hợp đáng tiếc ảnh hưởng sức khỏe, đôi khi là cả tính mạng của 2 mẹ con.
1. Thai ngoài tử cung
Không nên coi thường việc đau 1 bên bụng, kèm xuất huyết âm đạo trong giai đoạn đầu mang thai. (Hình minh họa)
Có khoảng 1/300 ca mang thai rơi vào trường hợp thai ngoài tử cung. Đây là hiện tượng noãn đã thụ tinh làm tổ ở một nơi nào đó trong cơ thể thai phụ, thường là trong ống dẫn trứng (chiếm đến 99%), chứ không phải ở tử cung. Bào thai phát triển nhanh làm ống dẫn trứng căng ra, cộng với nhau thai ngày càng lớn dần lên làm suy yếu vách ống dẫn trứng, gây xuất huyết, có thể làm ống dẫn trứng bị vỡ, nguy hiểm cho tính mạng của người mẹ.
Tất cả các trường hợp mang thai ngoài tử cung đều không có cách nào để cấy ghép phôi thai vào trong tử cung, do đó, kết thúc thai kỳ là lựa chọn duy nhất để đảm bảo sức khỏe của thai phụ. Việc nhận biết, phát hiện kịp thời các trường hợp thai ngoài tử cung là hết sức quan trọng và cần thiết. Thông thường, thai ngoài tử cung được chia làm 2 dạng: thể bán cấp và thể cấp tính. Theo đó, thể bán cấp là tình trạng thai đã làm tổ ngoài tử cung nhưng chưa bị vỡ, có thể biểu hiện bằng việc sau chuẩn đoán có thai, thai phụ bị đau 1 bên bụng, kèm theo thỉnh thoảng xuất huyết âm đạo, người mệt mỏi, nhức 1 bên vai. Với thể cấp tính, ống dẫn trứng đã bị vỡ, khiến thai phụ bị đau và choáng dữ dội, đồng thời da xám xanh, mạch nhanh và yếu, huyết áp tuột. Trong trường hợp này phải đưa thai phụ đến bệnh viện khẩn cấp để mổ cắt bỏ bào thai và nhau khỏi ống dẫn trứng….
Nếu đã từng có thai ngoài tử cung, khi mang thai trở lại, bà bầu cần thông báo sớm tiểu sử bệnh lý với bác sĩ đồng thời theo dõi chặt chẽ các biểu hiện khi mới cấn thai. Và cũng đừng quá bi quan nếu bạn đã từng mang thai ngoài tử cung, vì có đến 60% trường hợp từng mang thai ngoài tử cung có thai trở lại.
2. Sẩy thai
Xuất sữa non goodhealth huyết âm đạo kết hợp đau vùng bụng dưới còn là báo hiệu nguy hiểm của nguy cơ sẩy thai. (Hình minh họa)
Về mặt y khoa, sẩy thai tự nhiên là hiện tượng bào thai bị tống xuất khỏi buồng tử cung trước tuần thai thứ 24. Có khoảng 1/3 trên tổng số bào thai bị sẩy vào 1 vài tuần lễ đầu thai kỳ, nhưng 1/4 trong số này xảy ra trước khi nghi ngờ hoặc chuẩn đoán có sữa ong chúa thai, vì thế chị em thường không biết mình bị sẩy thai. Hầu hết các trường hợp sẩy thai trong 3 tháng đầu tiên có nguyên do từ những bất thường của nhiễm sắc thể trong trứng đã thụ tinh. Ngoài ra, tần số sẩy thai cũng gia tăng theo tuổi của người mẹ và số lần mang thai.
Y học chia sẩy thai thành nhiều loại như nguy cơ sẩy thai, biểu hiện ở việc âm đạo bị xuất huyết, đôi khi đau bụng dưới, nếu được phát hiện và can thiệp sớm, thai phụ vẫn có khả năng giữ được thai và thai sẽ phát triển bình thường sau này; sẩy thai khó tránh gây chảy máu âm đạo cộng với các cơn co thắt tử cung, làm nở cổng tử cung; sẩy thai hoàn toàn khi bào thai và lá nhau bị tống xuất ra khỏi tử Thuốc giảm cân cung; sẩy thai lưu xảy ra khi bào thai và lá nhau đã chết nhưng vẫn lưu lại trong tử cung 1 thời gian; sẩy thai không trọn làm 1 số bộ phận là sản phẩm của việc thụ thai như túi nước ối, lá nhau vẫn còn bên trong dạ con; sẩy thai liên tiếp trên 3 lần với cùng 1 nguyên nhân và sẩy thai tái phát trên 3 lần với những nguyên nhân khác nhau, vào các giai đoạn khác nhau của thai kỳ.
Do triệu chứng dễ nhận biết nhất của sẩy thai là tình trạng ra huyết âm đạo, chiếm đến 95% trường hợp, nên khi nhận thấy hiện tượng này, bà bầu cần phải đi khám ngay để được can thiệp và điều trị kịp thời.
3. Tiền sản giật
Có khoảng 5% thai phụ gặp phải tình trạng nguy hiểm này trong thời gian thai nghén. Bác sĩ có thể nhận biết nguy cơ của tiền sản giật qua việc nhận thấy bà bầu có huyết áp cao và kết quả xét nghiệm nước tiểu có chứa đạm. Thông thường, chứng tiền sản giật hay xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ và kéo dài suốt thai kỳ, chỉ kết thúc khi sinh con, thoát nhau. Tiền sản giật nặng có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của người mẹ và gây ra các vấn đề nghiêm Thực phẩm chức năng trọng, thậm chí đe dọa tính mạng hai mẹ con. Do đó, việc khám thai thường xuyên và đo huyết áp, thử nước tiểu ở mỗi lần khám là hết sức cần thiết để phát hiện cũng như có biện pháp can thiệp kịp thời.
4. Tiểu đường thai kỳ
Khoảng 10% thai phụ ở Mỹ bị tiểu đường thai kỳ. (Hình minh họa)
Có khoảng từ 2 – 10% thai phụ ở Mỹ bị tiểu đường thai kỳ. Dù số thai phụ mắc căn bệnh này không nhiều, nhưng cũng đủ nhận thấy tiểu đường thai kỳ phổ biến và nghiêm trọng thế nào với sức khỏe bà mẹ cũng như thai nhi trong thời gian bầu bí. Vì vậy, các kiểm tra đường huyết trong giai đoạn từ 24 – 28 tuần thai là rất cần thiết. Rất may là hầu hết chị em bị tiểu đường thai kỳ đều có thể kiểm soát được lượng đường trong máu ổn định suốt thời gian bầu bí nhờ chế độ ăn uống và tập luyện khoa học, hợp lý.
Tuy nhiên, nếu không kiểm soát kỹ, tiểu đường thai kỳ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho bé, như gây sẩy thai, thai bị suy hô hấp, tăng bất thường bẩm sinh, bé sinh ra quá to, dễ bị hạ đường huyết hay bị vàng da, thậm chí có thể bị chết đột ngột do lượng đường quá cao v.V…Ngoài ra, bà bầu từng bị tiểu đường thai kỳ còn có nguy cơ đối diện với tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường type 2 khá cao sau sinh, từ 25 – 50%, dù nguy cơ này có thể được giảm đáng kể nếu chị en vẫn duy trì trọng lượng và lối sống lành mạnh.
5. Nước ối thấp (thiểu ối)
Nước ối thấp khá phổ biến với thai phụ ở những tháng cuối thai kỳ, nhất là với những trường hợp thai đã quá ngày sinh. (Hình minh họa)
Túi ối chứa đầy dinh dưỡng cùng chất lỏng giúp bảo vệ và hỗ trợ sự phát triển cho bé yêu của bạn. Khi dịch trong túi ối quá ít sẽ được gọi là tình trạng thiểu ối (nước ối thấp). Có khoảng 4% thai phụ bị chuẩn đoán gặp phải tình trạng nước ối thấp ở 1 số giai đoạn của thai kỳ, phổ biến nhất là Sữa và sữa non vào 3 tháng cuối. Nguyên nhân gây nên tình trạng thiểu ối khá đa dạng, có thể do rỉ ối ở người mẹ, mẹ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, lupus, những bất thường từ hệ niệu của thai nhi, chẳng hạn như bào thai nuốt nước ối vào nhưng không thải ra được làm cho quá trình tái tạo nước ối bị hao hụt. Thai quá ngày sinh cũng là nguyên nhân làm cho nước ối bị ít dần đi.
Tình trạng thiểu ối làm cho hoạt động của thai nhi trong màng ối bị hạn chế, gây 1 số dị tật bẩm sinh do sự co bóp của tử cung ở trạng thái thiếu ối đè lên thai, hoặc bé sẽ bị suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng trong tử cung… Để điều trị thiếu ối, nếu mẹ bị bệnh phụ khoa cần chữa trị kịp thời, đồng thời cần nghỉ ngơi, giảm hoạt động thể lực và uống nhiều nước mỗi ngày. Trong trường hợp bị thiếu ối cuối thai kỳ hoặc thai già tuổi sẽ được chỉ định sinh mổ hoặc giục sinh để tránh các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.
6. Nhau tiền đạo
Chiếm tỷ lệ 1/200 ca sinh nở, nhau tiền đạo là 1 trong những biến chứng thai kỳ khá phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho cả người mẹ và thai nhi . (Hình minh họa).
Nhau tiền đạo là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ vị trí nhau thai nằm thấp 1 cách bất thường che cổ tử cung vì vậy gây khó khăn và nguy hiểm cho quá trình chuyển dạ. Tình trạng này hay xảy ra sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ, được chuẩn đoán bằng cách siêu âm trước khi sinh. Dấu hiệu sớm của nhau tiền đạo là nhiều đợt ra máu đỏ tươi sau quan hệ tình dục. Nếu phát hiện nhau tiền đạo, người mẹ sẽ được khuyên nằm tịnh dưỡng cho đến tuần 37, và sau đó thường phải sinh mổ.
7. Sinh non
Khoảng 12% trẻ sơ sinh tại Mỹ chào đời sớm hơn 37 tuần thai, tức nằm trong diện sinh non. Sinh non gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe cho bé như bị ngạt trước sinh và trong giai đoạn sơ sinh; bị rối loạn thân nhiệt; suy hô hấp; nhiễm trùng; dễ bị “sốc” dẫn đến tử vong; vàng da; rối loạn tiêu hóa: thường xuyên ói, nôn trớ, tiêu chảy, trướng bụng, hoại tử ruột; rối loạn huyết học; bệnh lý thần kinh như co giật chi, trợn mắt, quẹo cổ ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ; bệnh võng mạc dễ khiến trẻ bị mù; nhiễm trùng da dẫn đến nhiễm trùng máu; chậm tăng trưởng thể chất v.V… Do đó, nếu thấy các cơn co thắt xảy ra thường xuyên, cường độ tăng dần, cùng với việc cổ tử cung bị mở, đau lưng kéo dài, ra huyết âm đạo, vỡ ối v.V…trước tuần thứ 37 của thai kỳ, bà bầu cần đến bệnh viện ngay để được can thiệp kịp thời, tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng thai nhi.
Theo eva.Vn
2013-08-08 18:39:04
Nguồn: http://suaongchuatotnhat.wordpress.com/2013/08/08/bien-chung-cuc-nguy-hiem-trong-thai-ky/