Hàn Quốc đã quyết định chọn F-15SE và Typhoon vào vòng chung kết cho chương trình FX-III của nước này nhằm tránh nguy cơ bị tụt.
Cuối cùng sau nhiều lần trì hoãn, Cơ quan mua sắm quốc phòng Hàn Quốc DAPA cũng đã xác định 2 ứng viên lọt vào vòng chung kết cho chương trình mua sắm 60 máy bay chiến đấu FX-IIIcủa không quân nước này.
Vòng chung kết sẽ là cuộc tranh tài giữa F-15SE (Silent Eagle Đại bàng thầm lặng) của Boeing và EF-2000 Typhoon của tập đoàn Eurofighter châu Âu. DAPA cho biết, loại máy bay đưa ra được mức giá phù hợp nhất với khoản ngân sách đã được phân bổ sẽ thắng thầu.
Chính phủ Hàn Quốc đã phân bổ khoản ngân sách trị giá 8300 tỷ Won (7,5 tỷ USD) cho chương trình mua sắm 60 máy bay chiến đấu thế hệ mới FX-III của không quân nước này. Danh sách các nhà thầu tham gia gồm có F-15SE của Boeing, EF-2000 Typhoon của châu Âu và F-35 của Lockheed Martin.
Tuy nhiên, F-35 sau đó đã nhanh chóng bị loại do không đáp ứng tiêu chí đầu tiên là chi phí. Sau đó, Hàn Quốc có mở rộng đấu thầu nhưng không một nhà thầu mới nào đáp ứng được yêu cầu về chi phí. Tổng cộng có 55 cuộc đấu thầu đã được tổ chức nhưng vẫn chưa mang lại kết quả mong muốn.
F-15SE và EF-2000 Typhoon sẽ có cuộc đấu khốc liệt tại Hàn Quốc
Đến đầu năm 2013, Hàn Quốc đã tuyên bố hoãn đấu thầu làm cho các nhà thầu kém nhiệt tình hơn với cuộc chơi tại Hàn Quốc. Cuối cùng chỉ có Boeing và Eurofighter tiếp tục cuộc đua tại Hàn Quốc. Phía Eurofighter đã đưa ra đề nghị khá hấp dẫn, ngoài việc cung cấp máy bay cho Hàn Quốc còn xây dựng nhà máy lắp láp loại chiến đấu cơ này tại Hàn Quốc cũng như chuyển giao công nghệ để hoàn thành máy bay.
Các khoản đầu tư vào các hoạt động sản xuất tiêm kích Typhoon tại Hàn Quốc khoảng 2 tỷ USD. Trong khi đó, Boeing dự kiến cho phép Hàn Quốc sản xuất một số thành phần trong tiêm kích F-15SE, chuyển giao một số công nghệ và phát triển chung các thành phần của tiêm kích F-15.
Dự kiến, các khoản đầu tư sản xuất F-15SE tại Hàn Quốc khoảng 1,4 tỷ USD. F-15SE và EF-2000 Typhoon được đánh giá những tiêm kích thế hệ 4+ hàng đầu thế giới hiện nay. Trong đó, F-15SE được trang bị một số tính năng tàng hình của tiêm kích thế hệ 5.
Một số nhà phân tích nhận định rằng, sở dĩ Hàn Quốc tuyên bố mở thầu trở lại chương trình FX-III là một phản ứng trước những chuyển biến về trang bị quốc phòng trong thời gian gần đây tại khu vực châu Á. Nhật Bản hạ thủy tàu chiến lớn nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2.
Tàu sân bay trực thăng 22DDH có khả năng triển khai hoạt động tiêm kích F-35B sẽ là một thách thức lớn không chỉ cho Hàn Quốc mà cả khu vực châu Á. Đầu tháng 08/2013 vừa qua, Ấn Độ cũng hạ thủy tàu sân bay nội địa đầu tiên. Trung Quốc cũng đang tự đóng tàu sân bay đầu tiên của mình.
Nếu không nhanh chóng hiện đại hóa quân đội, Hàn Quốc sẽ bị tụt lại khá xa so với các nước lớn trong khu vực châu Á. Đó là lý do tại sao Hàn Quốc bất ngờ khởi động lại chương trình mua sắm 60 chiến đấu cơ thế hệ mới.
Minh Tâm (theo VPK)
2013-08-22 05:11:05
Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/han-quoc-voi-mua-60-chien-dau-co-de-khong-bi-tut-hau-a98838.html