ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Hồng Nhung tiết lộ lý do luôn… nâng niu Thanh Bùi
Sunday, August 4, 2013 23:14
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


“Chúng tôi có những tư tưởng âm nhạc, cách suy nghĩ và cách sống giống nhau, đôi khi khán giả xem truyền hình thấy tôi và cậu ấy cùng nói y chang”, nữ diva nhấn mạnh.

- Tại sao chị lại chọn ca sĩ – nhạc sĩ trẻ Thanh Bùi làm cố vấn cho đội của mình trong “The Voice”?

- Trước hết, tôi rất hâm mộ Thanh Bùi vì cậu ấy hát hay và có tư duy âm nhạc cực kỳ văn minh. Thanh Bùi có chia sẻ trong một show truyền hình: “Rất thương chị Hồng Nhung vì ngày đầu về nước, chị ấy là người hỗ trợ tôi nhiều nhất”.

Thanh Bùi nói điều này là vì ngày xưa khi Thanh Bùi mới về nước, tôi có nói với cậu ấy: “Em muốn gì chị cũng giúp em hết vì em quá tài. Sau này mọi người sẽ nâng niu em nhưng giờ chưa ai biết em thì chị nâng niu em”.

Bản thân Thanh Bùi khi đến nhà tôi đã tự sáng tác và làm nhạc bài Papa cho tôi khiến tôi quá nể. Cậu ấy vô cùng nghệ sĩ, tư duy toàn cầu chứ không cục bộ. Hơn nữa, cậu ấy còn là một nhà sản xuất âm nhạc, dạy nhạc ở Mỹ nên rất vững nghiệp vụ sư phạm và kinh nghiệm sản xuất âm nhạc. Thêm vào đó, chúng tôi cũng có những tư tưởng âm nhạc, cách suy nghĩ và cách sống giống nhau, đôi khi khán giả xem truyền hình thấy tôi và Thanh Bùi cùng nói y chang. Cậu ấy có rất nhiều thứ và phải đến với đội Hồng Nhung vì quá hợp và quá cần cho các “chiến binh” của tôi. 

Hồng Nhung và Thanh Bùi.

- Bản thân Thanh Bùi cũng đang là HLV của “The Voice Kid”. Việc bị chị “bắt cóc” có khiến anh ấy sao nhãng công việc? 

- Một người chuyên nghiệp như Thanh Bùi không sợ bị sao nhãng, phân tâm. Giống như Hồng Nhung, không thể nói vì bận The Voice mà những công việc khác không chuyên tâm.

Khi ngồi “ghế nóng” The Voice, tôi phải bỏ bớt các chương trình ca nhạc nhưng cái nào đã nhận phải làm cho tốt. Sắp tới, tôi sẽ tham gia In The Spotlight số 7 với chủ đề Người Hà Nội vào ngày 19 – 20/7 tại Nhà hát Lớn Hà Nội cùng hai người bạn thân Quang Dũng, Mỹ Linh và ca sĩ trẻ Vũ Thắng Lợi. Đây là cơ hội để khán giả kiểm chứng điều này. 

- Hạn chế lớn nhất của Thanh Bùi là nói tiếng Việt chưa sõi. Anh ấy sẽ dạy thí sinh của đội chị như thế nào? 

- Những cái gì thuộc về hát, tôi dạy chứ không phải Thanh Bùi. Tôi cần cậu ấy vì cậu ấy biết cách khơi được cảm xúc, khơi được tính nghệ sĩ ở các thí sinh. Còn về phát âm, tôi tự tin mình là người phát âm tiếng Việt rất hay. 

- Được sự hỗ trợ của Thanh Bùi, chị còn cảm thấy thua thiệt so với các HLV khác nữa không?

- Rõ ràng tôi vẫn thua thiệt nhiều. Này nhé, anh Quốc Trung vốn dĩ là một nhà sản xuất, một nhạc sĩ nổi tiếng. Mỹ Linh có tới 3 nhà sản xuất kiêm nhạc sĩ đứng phía sau như Anh Quân, Huy Tuấn, Hồng Kiên. Cô ấy còn có cả phòng thu hiện đại và ban nhạc Anh Em. Đàm Vĩnh Hưng cũng có rất nhiều nhạc sĩ hậu thuẫn, có điều anh không nói ra cho mọi người biết. Bản thân Đàm Vĩnh Hưng cũng có rất nhiều kinh nghiệm chắt lọc được từ The Voice mùa giải trước, trong khi tôi là “lính mới tò te”.

Tôi tính nghệ sĩ nhưng chẳng có chồng làm âm nhạc, chẳng hậu phương, chẳng kinh nghiệm, nói chung là “trắng tay”. Hôm đến trường quay để bắt đầu ghi hình các tập của vòng Giấu mặt, tôi chỉ có một mình trong khi những người kia ai cũng đi nguyên một đội. Một người của nhà sản xuất chạy ra hỏi: “Trợ lý Hồng Nhung đâu?”. Tôi bảo: “Mẹ tôi đi Hà Nội xây nhà rồi”. Họ bảo: “Phải có trợ lý chứ?”. Thế là tôi cuống lên gọi cho em trai của Đoan Trang đến hỗ trợ.

Đi đâu tôi cũng mang theo lược 

- Mỗi lần hỏi chị về Hà Nội, chị nói rất say sưa nhưng toàn nói về Hà Nội xưa mà ít nói Hà Nội nay. Vì sao vậy? 

- Hà Nội xưa gắn với tuổi thơ tôi, với nhiều kỷ niệm buồn vui. Suốt tuổi thơ, tôi chỉ có bố và bà nội, hai người ảnh hưởng tới tôi rất nhiều. Những ngày bố phải đi công tác ở bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển (Quảng Ninh), tôi chỉ ở nhà với bà nội. Bà mất năm tôi 10 tuổi. Sau đó, bố có thêm vợ, mẹ kế có 2 đứa con. Trong một hoàn cảnh khó khăn về vật chất cộng với sự thiệt thòi về tình cảm đã tạo ra một cuộc sống khá khắc nghiệt và tuổi thơ không bình thường với một đứa trẻ như tôi. Ngay lúc đó tôi không cảm thấy gì hết vì cuộc sống lúc đó vốn đã như thế, mình không có lựa chọn. Năm 10 tuổi, bà nội mất nên cũng để lại cho mình rất nhiều nỗi buồn nhưng hình ảnh về bà vẫn còn mãi. Tôi không muốn khoe nỗi buồn đó, chỉ muốn nói về những chuyện vui.

- Thói quen luôn để lược trong túi quần cũng là từ những kỷ niệm với bà nội? 

- Tôi có rất nhiều trâm cài tóc và vẫn dùng nó thường xuyên dù bây giờ rất ít người còn dùng. Ngày bé, mỗi khi đi ngủ, bà nội thường chải tóc cho tôi và cho bà. Khi lớn lên, tôi được bà mua cho một cái để tự chải. Đến bây giờ tôi vẫn chải tóc trước khi đi ngủ, không phải để mượt hơn mà đó là một thói quen gợi nhớ ký ức về bà và tuổi thơ của mình. Đi đâu tôi cũng mang lược bên mình mà phải là lược sừng. Thành ra, tôi có rất nhiều lược, có cái bằng bạc, bằng sừng, có cái bằng khảm trai. Bây giờ có nhiều loại lược hiện đại, nhìn bên ngoài là một thỏi son bấm một cái là thành cái lược, nhưng tôi thấy mình không thuộc về cái xịn như thế. 

- Vậy đã bao giờ chị oán trách mẹ mình khi bà đã bỏ mặc chị cho bà nội và mẹ kế mà không tự tay mình chăm sóc con gái? 

- Những năm 70 thế kỷ trước, chuyện một gia đình tan vỡ là ghê lắm nhưng không vì thế tôi giận mẹ vì có biết gì đâu mà giận. Khi lớn lên, nhìn thấy những đứa trẻ khác có đủ bố và mẹ, đôi lúc cũng thấy tủi thân nhưng không phải thế mà tôi trách mẹ. Bây giờ đi đâu tôi cũng có mẹ kế là dì Mai, mẹ tôi cũng rất hiểu điều đó. Có lần, mẹ Hồng (mẹ ruột) nói với mẹ Mai rằng: “Hồng cảm ơn Mai nhiều lắm, con là do chị sinh nhưng bao nhiêu ngày không chăm sóc được mà em lại là người ở bên cạnh Nhung nên chị biết ơn em rất nhiều”. 

- Mẹ đẻ chị từng tâm sự trên báo về nguyên nhân chia tay, sự ân hận của bà khi không chăm sóc chị ngày tấm bé. Chị cảm thấy thế nào trước những lời tâm sự này? 

- Tôi biết về mẹ mình nhiều hơn những gì trên báo nói. Bà chia sẻ những điều đó là để nói với người chưa biết gì về cuộc sống của tôi thôi. Tôi thông cảm với bà xuất phát từ tấm lòng của mình, không phải vì những bài báo. Ngày nhỏ tôi không được ở bên bà và bây giờ cũng không vì bố mẹ chia tay sớm. Mình bé quá biết gì đâu mà giận.

Đừng bắt con cái trả lại cho mình những gì mình không có

- Chị lưu giữ những cảm xúc và kỷ niệm của khoảng thời gian ấy bằng cách nào?

- Tôi gói ghém, cất giữ mọi thứ trong ký ức chứ không để nó hiện lên trong cuộc sống hiện tại. Chính vì vậy người ta lúc nào cũng thấy tôi tươi trẻ, hồn nhiên, nhí nhảnh. Tôi từng viết ca khúc My Dream. Đó là ca khúc tôi viết về những năm tháng khó khăn của tuổi ấu thơ, những đêm nằm không ngủ được vì giường không có đệm, chỉ mỗi tấm ráp, gió mùa đông bắc lùa qua khe ráp thấm vào lưng lạnh buốt hay những lúc buồn không có mẹ để sà vào lòng mà khóc cho đỡ tủi. Mặc dù viết về những tháng khó khăn của mình nhưng khi hát lên, giai điệu vẫn rất đẹp. Tôi là người lạc quan nên ngay cả trong khó khăn tôi cũng nhìn ra cái đẹp, không nên chỉ biết ngồi kể khổ. 

- Phàm những ai từng đi qua một tuổi thơ đầy thiếu thốn và khó khăn thường có xu hướng bù đắp cho con cái để con mình không bị giống mình. Chị có như vậy không? 

- Thật ra tôi không đến nỗi khổ vì thời điểm đó thiếu thốn vật chất là tình trạng chung của cả xã hội, của nhiều gia đình. Tôi có quan niệm sống là đời ai biết đời ấy, đừng bắt con cái trả lại cho mình những gì đời mình không có. Tôi là bà mẹ lớn tuổi nên có suy nghĩ chín chắn hơn những bà mẹ 20-25 tuổi. Tôi cũng muốn dành cho con những gì tốt đẹp nhưng không chủ trương nuông chiều chúng. Điều quan trọng là bố mẹ luôn phải biết dành những tình cảm tốt đẹp nhất cho con và thống nhất cách nuôi dạy con cái.

 

Theo GĐXH

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.