KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI DẠNG 1
Bài 1:Một thanh kẽm nặng 13 gam được cho vào 100 ml dung dịch FeSO4 1,5M.Sau một thời gian lấy thanh kẽm ra cân lại thấy khối lượng thanh kẽm là 12,55 gam .Giả sử toàn bộ lượng Fe tạo thành đều bám vào thanh kẽm
a.Tính khối lượng kẽm tham gia phản ứng (ĐS:3,25gam)
b.Tính nồng độ mol/lít của dung dịch sau phản ứng (ĐS:FeSO4 =1M;ZnSO4=0,5M)
Bài 2:Nhúng một thanh kẽm vào 200ml dung dịch CuSO4 1M sau một thời gian nhấc thanh kẽm ra thấy khối lượng thanh kẽm giảm 0,05 gam .Giả sử toàn bộ lượng đồng tạo ra đều bám vào thanh kẽm và thể tích dung dịch không thay đổi
a.Tính khối lượng Cu bám vào thanh kẽm (3,2gam)
b.Tính nồng độ mol/lít của các muối trong dung dịch (CuSO4=0,75M ;ZnSO4=0,25M)
Bài 3:Đại học Văn Lang khối B-1998
Nhúng thanh nhôm nặng 3,24 gam vào 100ml dung dịch CuSO4 0,5M .Sau một thời gian nhấc thanh nhôm ra ,cô cạn dung dịch thu được 6,62 gam hỗn hợp muối khan .Biết rằng toàn bộ đồng tạo ra đều bám vào nhôm .Thể tích của dung dịch không thay đổi
a.Tính thành phần hỗn hợp muối thu được theo khối lượng (ĐS:0,01 molAl2(SO4)3 và 0,02mol CuSO4)
b.Tính khối lượng thanh kim loại lúc ra khỏi dung dịch (ĐS: 4,26gam)
c.Hoà tan hoàn toàn thanh kim loại vừa nhấc khỏi dung dịch muối bằng HNO3 thu được khí NO duy nhất .Tính thể tích khí NO thu được (đktc)(Đs: 2,688lít)
Bài 4:Cho một miếng đồng vào 200ml dung dịch AgNO3 0,1M .Sau khi phản ứng sẩy ra hoàn toàn khối lượng thanh đồng tăng lên 19% so với ban đầu .Biết toàn bộ lương bạc tạo ra đều bám vào thanh đồng
a.Tính khối lượng miếng đồng ban đầu (ĐS:8gam)
Bài 5:Ngâm một miếng đồng có khối lượng là 10gam trong 250gam dung dịch AgNO3 4% .Sau một thời gian lấy miếng đồng ra thì lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%.Xác định khối lượng miếng kim loại thu được sau phản ứng (ĐS:10,76 gam)
Bài 6:Một thanh gratit có phủ 1 lớp kim loại M hoá trị II đem nhúng vào dung dịch CuSO4 dư sau phản ứng thấy khối lượng thanh gratit giảm 0,12gam.Cũng thanh gratit đó đem nhung vào dung dịch AgNO3 dư sau khi phản ứng kết thúc thấy khối lượng thanh gratit tăng 0,26 gam.Xác định tên và khối lượng thanh kim loại phủ lên thanh gratit biết các phản ứng sẩy ra hoàn toàn và toàn bộ kim loại tạo ra đều bám vào thanh gratit (ĐS:Cd =0,28 gam)
Bài 8:Học Viện Ngân Hàng -2000
Cho 4,8 gam Mg vào 200ml dung dịch XCl2 1M .Sau một thời gian thu được 8 gam chất rắn A .Nồng độ X2+ giảm một nửa so với dung dịch đầu. Xác định kim loại X và mỗi chất trong A (Đs: Fe )
Bài 9: Nhúng hai thanh kim loại R(hoá trị II) có khối lượng nhu nhau vào 2 dung dịch là Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2 .Khi số mol 2 muối nitrat như nhau thì khối lượng thanh 1 giảm 0,2% còn khối lượng thanh 2 tăng 28,4%.Giả sử Cu và Pb tạo ra bám hết vào thanh kim loại R.Tìm thanh kim loại R (Zn)
Loại II:Bài Tập Trắc Nghiệm
Bài 1:Ngâm một lá kẽm trong dung dịch chứa 0,1 mol CuSO4 .Sau khi phản ứng kết thúc khối lượng thanh kẽm sẽ thay đổi như thế nào
A. Tăng 0,1 gam B.Tăng 0,01 gam C. Giảm 0,01 gam D.Giảm 0,1 gam
Bài 2:Nhúng một thanh Fe nặng 8 gam vào 500ml dung dịch CuSO4 2M .Sau một thời gian lấy thanh sắt ra cân lại thấy khối lượng thanh sắt la 8,8 gam .Nồng độ dung dịch CuSO4 sau phản ứng là
A. 2,3M B.1,8 M C.0,18M D.0,23M
Bài 3:Ngâm một đinh sắt trong 100ml dung dịch CuSO4 sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh Fe ra khỏi dung dịch rủa sạch thấy khối lượng đinh sắt tăng 1,6 gam .Tính nồng độ mol/lít của dung dịch CuSO4
A.0,25M B.2M C.1M D.0,5M
Bài 4:Ngâm một lá kẽm vào 100ml dung dịch AgNO3 0,2M đến khi phản ứng kết thúc nhấc thanh kẽm ra khỏi dung dịch thì khối lượng thanh kẽm sẽ thay đổi như thế nào
A. Tăng 3,02 gam B.Giảm 3,02 gam
C.Tăng 1,51 gam D.Tăng 1,51 gam
Bài 6:Cho m gam Fe vào 100ml dung dịch Cu(NO3)2 .Sau một thời gian nhận thấy nồng độ dung dịch giảm ½ so với ban đầu và thu được chất rắn A có khối lượng m+0,16 gam .Tính m và nồng độ Cu(NO3) ban đầu
A.1,12 gam Fe và {Cu(NO3)2{=0,3 M B. 2,24 gam Fe và {Cu(NO3)2{=0,4 M
C. 1,12 gam Fe và {Cu(NO3)2{=0,4 M) C. 2,24 gam Fe và {Cu(NO3)2{=0,3 M
Bài 7:Ngâm một lá kẽm trong dung dịch có hoàn tan 4,16 gam CdSO4 .Phản ứng xong khối lượng lá kẽm tăng 2,35% .Khối lượng lá Zn trước phản ứng là bao nhiêu (Cu=64 ,S=32,Cd=112 ,Ni=59)
A.60 gam B.40 gam C.100 gam D.80 gam
Bài 8:Nhúng một thanh kim loại Zn vào một dung dịch chứa hỗn hợp 3,2 gam CuSO4 và 6,24 gam CdSO4
Hỏi sau khi Cu và Cd bị đẩy hết ra khỏi dung dịch thì khối lượng thanh kẽm tăng hay giảm bao nhiêu
A.Tăng 1,39 gam B.Giảm 1,39 gam
C.Tăng 4 gam D.Giảm 4 gam
Bài 9:Ngâm một lá kẽm trong dung dịch chứa một muối sunfat của một kim loại hoá trị II có chứa 4,48 gam ion kim loại +2.Sau phản ứng khối lượng lá kẽm tăng 1,88 gam .Công thức hoá học của muối là
A. CuSO4 B.PbSO4 C.NiSO4 D.CdSO4
Bài 10: Nhng thanh kim loại X hóa trị II vào dung dịch CuSO4 sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng giảm 0,05%. Mặt khác cũng lấy thanh kim loại như trên nhúng vào dung dịch Pb(NO3)2 thì khối lượng thanh kim loại tăng lên 7,1%. Biết số mol CuSO4 và Pb(NO3)2 tham gia ở hai trường hợp bằng nhau. Kim loại X đó là:
A. Zn B. Al C. Fe D. Cu
2013-08-05 12:13:02
Nguồn: http://minhphuongnguyen.wordpress.com/2013/01/31/kim-loai-tac-dung-voi-dung-dich-muoi-dang/