ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Lộ mặt các tổ chức Mỹ núp bóng nhân đạo để trục lợi
Sunday, August 25, 2013 17:36
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Đánh vào lòng trắc ẩn của mọi người để quyên góp tiền cứu trợ cho các trường hợp khó khăn, nhiều tổ chức từ thiện tại Hoa Kỳ đã thu được những khoản ủng hộ khổng lồ. Nhưng bao nhiêu trong số đó đến được đúng địa chỉ?

Người chết cũng được bảo trợ(?!)

Sau một năm trời điều tra, cùng với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp tờ Tampa Bay Times (bang Florida) và trung tâm Báo cáo điều tra CIR (The Center for Investigative Reporting), các phóng viên CNN đã vẽ lên một bức tranh toàn cảnh về các tổ chức từ thiện tại Hoa Kỳ. Bên cạnh nhiều tên tuổi uy tín, hoạt động theo đúng tôn chỉ cao đẹp, thì đáng tiếc thay, cũng không thiếu những kẻ cơ hội lợi dụng nỗi đau của người khác để trục lợi.

Bản danh sách “đen” gồm 50 tổ chức từ thiện “rởm” được công khai.

Nằm trong một kho phế liệu phía sau một trạm xăng ở Florida, tổ chức mang tên “Mạng lưới chăm sóc trẻ em” (KWN-Kids Wish Network) mỗi năm nhận được hàng triệu đô la Mỹ từ các nhà hảo tâm trên khắp thế giới. Sứ mệnh chính của tổ chức là hỗ trợ tài chính cho các gia đình có con nhỏ bị thiệt mạng và phòng chống những tai nạn chết người thường gặp ở trẻ em, nhưng cách chi dùng quỹ cứu trợ của tổ chức này thật chẳng khác nào là lừa đảo.

Các chuyên gia tài chính của CNN và CIR đã bóc tách dòng tiền chi tiêu của KWN và phát hiện ra rằng, trung bình họ chỉ dành chưa đầy 3 cent trên mỗi đô la (1 đô la = 100 cent) cho hoạt động nhân đạo. Hầu hết số tiền còn lại (trên 97%) được dành cho các nhà vận động tài trợ của tổ chức này và các công ty “phi lợi nhuận” mà tổ chức này thuê để giúp duy trì hoạt động của mình. Trong thập niên 1990-2000, KWN đã chi ra gần 110 triệu USD cho việc kêu gọi tài trợ. Thêm 4,8 triệu USD nữa được trả cho người sáng lập, tổ chức và các công ty tư vấn.

Một thực tế đáng buồn là các tổ chức từ thiện như KWN ở Hoa Kỳ không phải là cá biệt. Từ hồ sơ của Chính phủ và các bang, nhóm điều tra đã xác định được gần 6.000 tổ chức từ thiện đã chi phần lớn tiền quyên góp được cho các công ty phi lợi nhuận, thay vì cho các trường hợp cần được giúp đỡ.

Số tiền chi sai mục đích này ở 50 tổ chức “tồi tệ nhất” lên tới gần một tỷ USD chỉ trong vòng một thập niên qua. Tính trung bình, tỷ lệ chi cho đúng đối tượng chưa tới 4%. Chỉ các công ty “sân sau” là vớ bẫm. Một tổ chức chuyên giúp đỡ bệnh nhân ung thư đã chi 18 triệu USD trong vòng 8 năm cho một công ty tư vấn thuộc sở hữu của con trai người sáng lập.

Tương tự, khoản chi lớn nhất của một tổ chức khác lại là dành cho đề tài nghiên cứu y khoa ở công ty tư nhân chuyên tư vấn do người nhà Chủ tịch tổ chức này đứng đầu. Theo thống kê của tờ Tampa Bay Times, từ năm 1998 đến nay, các tổ chức từ thiện ở bang này đã thu được 68 triệu USD tiền tài trợ, trong khi con số lũy kế chi ra cho các nạn nhân chỉ là hơn 3 triệu USD.

Để che giấu sự phi lý này, lãnh đạo các tổ chức này đã dùng đủ mọi chiêu trò để đánh lừa các nhà hảo tâm. Thủ thuật kế toán thường được dùng là thổi phồng giá trị của các khoản cứu trợ thực sự. Bên cạnh đó là việc lập “danh sách ma” những người đang hưởng trợ cấp thường xuyên.

CIR phát hiện ra, trong danh sách của một tổ chức như thế, có rất nhiều cựu chiến binh vô gia cư, thậm chí cả những bệnh nhân ung thư đã chết từ nhiều năm nay. Trên sổ sách, những người này đều đang được chăm sóc tại bệnh viện hoặc nhà riêng, dưới sự bảo trợ về kinh phí của tổ chức này.

Các khoản chi trực tiếp cho người cần giúp đỡ luôn thấp nhất.

Sử dụng sai hàng tỷ usd

Nhóm điều tra đã gặp rất nhiều khó khăn khi muốn tiếp cận sự thật. Dù là một tổ chức liên bang, nhưng CIR chỉ nhận được những lời từ chối khi yêu cầu các tổ chức từ thiện bị nghi ngờ cho phép tìm hiểu số liệu kế toán. Nhiều người đứng đầu các tổ chức như thế thậm chí còn đe dọa gọi cảnh sát và ra lệnh bảo vệ đóng cửa, không tiếp khách.

Ông này vội vã chui vào xe hơi khi thấy phóng viên đang định chụp ảnh mình. Một người điều hành khác thì cởi mở hơn, đồng ý trả lời phỏng vấn nhưng cũng không chịu tiết lộ các con số. Người điều hành này cho biết, hoạt động của tổ chức mình là “hướng đến mục tiêu lâu dài”, nên những số liệu hiện tại chưa nói lên điều gì. Để biện minh cho những khoản tiền khổng lồ chi cho các công ty tư vấn, vị Giám đốc điều hành này cho biết, chi phí cho việc gây quỹ ngày càng cao, do việc kêu gọi tài trợ trong thời buổi kinh tế khó khăn này đang trở nên rất khó khăn.

Trước những khuất tất tày trời này, dư luận Mỹ đang hết sức phẫn nộ. Bấy lâu nay, họ luôn tin tưởng rằng những đồng tiền ủng hộ của mình đang được sử dụng đúng mục đích, góp phần giảm bớt khó khăn, khổ đau cho những người nghèo khó trên đất nước và toàn thế giới. Không ai ngờ được rằng, mình lại đang vô tình làm giàu cho các công ty sân sau của cá nhân lãnh đạo các tổ chức từ thiện “rởm” ấy.

Ông White, giáo sư kinh tế học tại trường đại học Columbia cho biết, chi phí cho hoạt động của một tổ chức từ thiện không được vượt quá 35 cent trên mỗi đô la thu được, bao gồm tất cả các khoản chi như lương cho nhân sự, chi phí hành chính và cả việc vận động tài trợ.

Trong bảng danh sách “đen” gồm “50 tổ chức từ thiện tồi tệ nhất Hoa Kỳ” mà nhóm điều tra công bố, hiện tại, tổ chức KWN – Kids Wish Network đang đứng đầu bảng. Số tiền 50 tổ chức này thu được trong 10 năm qua là 1,3 tỷ USD và họ đã chi sai mục đích khoảng 1 tỷ USD. Khoản tiền này có thể xây được 20.000 ngôi nhà tạm cho người vô gia cư, hoặc mua 7 triệu xe lăn cho người tàn tật. Nó cũng đủ để chụp X-quang miễn phí nhằm phát hiện sớm nguy cơ ung thư vú cho khoảng 10 triệu phụ nữ không có bảo hiểm y tế ở nước này.

Những sự thật khủng khiếp

Trước sự phản ứng mạnh mẽ của người dân, Chính phủ Mỹ đã có những động thái đầu tiên, “sờ gáy” đến những tổ chức núp bóng từ thiện nhưng lại mang nhiều tính lừa đảo này. 39 trong số 50 tổ chức có tên trong danh sách đen của CNN và CIR đã bị yêu cầu chấm dứt huy động tài trợ để chờ kết quả điều tra. Điều đáng nói là trong số đó, có một số từng bị phạt vì các vi phạm trong hoạt động của mình, chủ yếu là gian dối sổ sách.

Thậm chí, có tổ chức bị phạt tới 7 lần. Tám tổ chức từng bị cấm hoạt động ở ít nhất một tiểu bang. Một tổ chức từng bị xóa bỏ, nhưng lại tái lập với cái tên mới để thu hút tiền tài trợ. Một việc đáng chú ý là theo luật pháp Hoa Kỳ, các khoản tiền từ thiện này hoàn toàn được miễn thuế. Bởi vậy, đi kèm với con số thất thoát “khủng” kia là cả một khoản tiền thuế khổng lồ được trốn một cách tinh vi. Do đó, không chỉ có người cần giúp đỡ bị ảnh hưởng mà ngân sách liên bang cũng gián tiếp bị “xẻo bớt”.

Theo nhận xét của tờ CNN, việc lập quỹ từ thiện tràn lan ở Mỹ mà không được kiểm soát chặt chẽ chính là nguyên nhân gây ra tình trạng đáng xấu hổ này.

Theo thống kê, có hàng chục nghìn tổ chức từ thiện lớn nhỏ khác nhau trên khắp các bang. Do hoạt động trong lĩnh vực cứu trợ nhân đạo khá nhạy cảm, nên chính quyền địa phương thường ít để ý đến các tổ chức từ thiện. Chính sự quản lý có phần dễ dãi này đã khiến lòng tham của nhiều đối tượng nổi lên, lợi dụng lòng tốt của thiên hạ để làm giàu bất chính.

Hồng Nhung (Theo CNN/CIR online)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.