Nhờ những đặc tính thổ nhưỡng riêng biệt với sự giao hòa giữa dòng nước ngọt của sông Rạch Đào (từ sông Vàm Cỏ Đông) và dòng nước mặn của rạch Nha Ràm (từ sông Rạch Cát), vùng đất Chợ Đào thuộc xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An từ hàng trăm năm nay đã chắt chiu trồng nên giống lúa cho hạt gạo có hương vị thơm ngon độc đáo bậc nhất Việt Nam dù được trồng ở bất cứ nơi nào khác thì phẩm chất gạo cũng không bằng nơi đây với tên gọi “mỹ miều” – gạo Nàng Thơm chợ Đào hay cách gọi phổ thông Tài nguyên Chợ Đào.
1. Truyền thuyết ly kỳ với một cái tên Nàng Thơm Chợ Đào.
Khi đến xã Mỹ Lệ và hỏi về cái tên Nàng Thơm Chợ Đào, những bác nông dân cao tuổi kể lại một câu chuyện đầy tính truyền thuyết rằng: Ngày xưa, bên dòng sông Vàm Cỏ có truyền thuyết về cô gái tên Thơm kết duyên cùng một chàng trai ở Cần Đước. Từ khi về làm dâu, cô Thơm nổi tiếng hiếu thảo, vừa đẹp người lại đẹp nết, tính tình dịu dàng, dễ thương khắp vùng ai ai cũng mến mộ. Khi cô Thơm mang thai chờ ngày sinh nở thì lâm trọng bệnh qua đời. “Hồng nhan bạc mệnh” nhưng định mệnh lại không bất công với cô vì khi khoảng 100 ngày sau khi mất, trên mộ cô Thơm mọc lên cây lúa có hạt gạo trắng ngần, phát mùi thơm u ẩn, bên trong hạt gạo ửng hồng. Người dân Cần Đước vốn ngưỡng mộ nàng dâu hiếu thảo nên lấy tên cô đặt cho giống lúa này là lúa Nàng Thơm
2. Đặc điểm khoa học về cây lúa Nàng Thơm Chợ Đào (Tài nguyên Chợ Đào).
– Chu kỳ sinh trưởng: 170 – 185 ngày ( khoảng 6 tháng)
– Chiều cao: gấp đôi cây lúa thường.
– Mỗi năm chỉ trồng 1 vụ trên 11 ấp ở xã Mỹ Lệ (đặc biệt ấp Cầu Chùa và Rạch Đào)
– Năng suất: 3.5 tấn / ha. Với chỉ 500ha ruộng, Chợ Đào đang là vùng đất duy nhất có thể trồng và nhân giống gạo Nàng Thơm, chính vì thế mà mỗi năm sản lượng loại gạo này sản xuất được là rất ít, chỉ khoảng 1.500 tấn/năm. Vì là loại gạo ngon đặc biệt nên phần lớn nông dân sau khi thu hoạch đều để dành riêng cho người thân và số lượng bán ra thị trường theo đó cũng rất ít. Và do vậy, hiện tại gạo Nàng Thơm Chợ Đào cũng chỉ tiêu thụ nội địa chứ chưa xuất khẩu
– Thời kỳ gieo xạ (cấy): khoảng tháng 6 – tháng 7 âm lịch
– Trổ bông: đến tiết đông chí (khoảng 21 – 22 tháng Chạp âm lịch).
3. Đặc điểm của gạo Nàng Thơm Chợ Đào (Tài Nguyên Chợ Đào).
– Hình dáng gạo: hạt gạo Nàng Thơm Chợ Đào có dạng thon, bẻ đôi hạt gạo thì bên trong có màu hạt lựu hồng hồng
– Thành phần (g/100g):
+ Chất đạm (Protein): 6,8g
+ Chất xơ (Gluxit): 77,4g
Bà con nông dân vùng Chợ Đệm thu hoạch lúa Nàng Thơm Chợ Đào theo phương pháp “đập lúa trông cộ” cổ xưa.
– Đặc điểm quan sát bên ngoài: Gạo mới gặt, chà xong như có một lớp dầu, chỉ cần đưa tay vào bao gạo, lúc đưa lên một lớp gạo đã bám đầy tay.
-Nấu cơm: Đem gạo nấu cơm, nước vừa sôi là bốc hương rất thơm, khi chín hạt cơm bóng mượt như ai trộn dầu vào cơm, vị thơm, ăn rất ngon và đặc biệt để cơm qua đêm không bị thiu hay mất mùi thơm
4. Phân phối, cung cấp gạo Nàng Thơm Chợ Đào (Tài Nguyên Chợ Đào).
Công ty cổ phần Lương thực Phương Nam cung cấp nguồn gạo chính gốc với cam kết đảm bảo chất lượng hảo hạng và ưu thế về giá cũng như các dịch vụ giao hàng và chăm sóc khách hàng. Quí khách, đọc giả muốn tìm hiểu thêm thông tin về loại gạo này, vui lòng xem trên web site:
gaophuongnam.vn
gaophuongnam.wordpress.com
phanthanhhieu82.wordpress.com.
Kính chúc quí khách, đọc giả có thêm những kiến thức và bữa cơm ngon với các loại gạo truyền thống lâu đời của người Việt Nam vốn thành đặc sản của chúng ta nhưng bị mai một theo thời gian về phương tiện truyền thông và những những loại gạo “giả danh” làm giảm dần uy tín cũng như chất lượng ưu việt vốn có của nó.
Người viết: KS. Phan Thành Hiếu (Phanthanhhieu82.wordpress.com)
Nguyễn Thị Diễm Thúy
(Trong bài viết có tham khảo Tư liệu về lúa gạo Miền Tây và các trang web Nông nghiệp)
2013-08-05 11:26:04
Nguồn: http://phanthanhhieu82.wordpress.com/2013/07/11/nang-thom-cho-dao-tai-nguyen-cho-dao/