1/ Dẫn nhập:
Như trong các bài viết về nguồn gốc dân tộc Việt, thường có nhắc đến thềm Nanhailand bên cạnh thềm Sundaland, vùng đất bị chìm dần xuống biển Đông trong khoảng thời gian từ 15000-BC đến 8000-BC.
Trong báo Khảo Cổ Học Việt Nam số 6 năm 2006 có đăng tin các nhà khảo cổ Việt Nam tìm thấy nhiều vỏ ốc ruộng và ốc nước ngọt đã bán hóa thạch, trong hang Thủng, Vịnh Hạ Long. Điều này góp thêm một bằng chứng về vùng đất sinh sống của người Việt cổ là tại thềm Nanhailand.
Bài viết của Nguyễn Đức Hiệp về nguồn gốc Mân Việt và Đông Nam Á cổ của một số dân tộc bản địa tại Đài Loan cũng góp thêm bằng chứng cho nhận định này.
Vào năm 1985, Kihachiro Aratake, một dive tour operator người Nhật, đã phát hiện ra kim tự tháp nằm dưới vùng biển Yonaguni ( thuộc quần đảo Okinawa, Nhật – gần Đài Loan). Mời các bạn xem qua vị trí địa lý của khu vực này :
Với lưu ý là 14.000-BC, thềm Nanhailand là đất liền :
Đây là bản đồ đảo :
Sau đây một vài hình ảnh về kim tự tháp này :
Hiện tại người ta vẫn đang nghiên cứu về nền văn minh này. Mình tự hỏi, liệu có mối liên hệ gì giữa những công trình này và văn minh của các dân tộc Đông Nam Á cổ trên thềm Nanhailand, trong đó có người Việt cổ.
Một số địa chỉ web thông tin về đề tài này :
- http://members.toast.net/rjspina/Japan’s%20Underwater%20Ruins.htm
- http://www.morien-institute.org/yonaguni.html
- http://www.morien-institute.org/imk1.html
- http://www.lauralee.com/japan/japan1.htm
- http://www.lauralee.com/japan/japan2.htm
- http://dive.internet-okinawa.com/yonaguni/
- http://www.bihou.com/iseki/etc/etc-3.htm —> Một số ký tự khắc trên đá tại Yonaguni
Quả thật nó làm chúng ta liên tưởng đến các hình khắc trên bãi đá cổ Sapa, dù nó rõ hơn (có lẽ vì được gìn giữ dưới biển hàng ngàn năm nay, không bị hư mòn bởi gió và … con người )
Link dưới đây khá thú vị. Gồm các hình tư liệu và các đoạn fim quay các cuộc tham hiểm kim tự tháp này, mời các bác xem :
- http://www.toriitraining.com/
- http://www.toriitraining.com/new_page_2.htm
- http://www.chaglandproductions.com/video.htm –> Xem : Drifting Iseki; Quick Current; Swayin in the breeze .
- http://store.aetv.com/html/product/index.jhtml?id=73307 –> Các bạn có thể mua DVD về các cuộc thám hiểm kim tự tháp này để ngâm cứu thêm.
Còn YouTube thì các bạn cứ search “Yonaguni” là có khối kết quả, dưới đây là 3 phim dài và khá đầy đủ về các cuộc thám hiểm gần đây :
Hy vọng các nhà khoa học Nhật và Việt có cơ hội cùng nghiên cứu về đầu mối quan trọng này, một minh chứng hùng hồn cho nền văn minh từng tồn tại trên thềm lục địa Nanhailand thời kỳ cuối kỷ băng hà 8000-BC.
2/ Một số thảo luận giữa Doremon360 và nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh:
Doremon360. Các bạn hãy so sánh 2 hình này :
(Hình 4a) Mô phỏng thành phố Atlantis mà Plato mô tả. | (Hình 4b) Các hình khắc trên bề mặt trống đồng Ngọc Lũ. |
---|---|
Nền văn minh mà Plato nói đến, Atlantis, thực sự tồn tại trên thềm Nanhailand và Sundaland (Kim tự tháp Yonaguni là một bằng chứng, công trình này phải được xây dựng vào cuối kỷ băng hà, để khi nước biển dâng lên khoảng 8000-BC, công trình bị chìm xuống biển như hiện trạng ngày nay), và trống đồng của người Việt thì tìm thấy khá nhiều tại khu vực này, nên cấu trúc vòng cung của Atlantis và trống đồng nhất định có mối liên hệ.
Lưu ý là mô phỏng Atlantis đã theo kiến trúc phương Tây. Cũng dễ hiểu vì hồi đầu người ta tưởng rằng Atlantis nằm ở Đại Tây Dương. Nhưng hình chụp địa hình của vệ tinh đã khẳng định không có vùng đất bị nhận chìm nào ở Đại Tây Dương đủ lớn để con người phát triển văn minh. Nhưng bán đảo Đông Nam Á cổ thì cực kỳ hợp lý :
Hình 5: Vị trí thềm lục địa Nanhailand
(Ngoài hiện vật, công trình, thì ngay cả di truyền, phong tục, truyền thuyết, cổ tích … cũng được giới cổ sử ngày nay tôn trọng vì nó phản ánh thực tế sinh động).
Trống đồng thì chắc chắn là của dân Việt.
Cho dù các bác TQ có nói gì, thì hãy nhớ rằng lãnh thổ xưa của các bác ấy ở phía bắc sông Hoàng Hà, gần Mông Cổ và khác biệt với văn minh trên thềm Nanhailand.
Bản đồ biên giới Trung Hoa 2100BC đến 917AD
Nhà xưa của người du mục là nhà tròn, mái tròn, không phải nhà có mái cong và hoa văn trên nóc như của người Việt mà hình khắc trên trống đồng thể hiện.
Những trống loại 1 được tìm thấy nhiều nhất ở đất Việt ngày nay cũng chứng tỏ chủ nhân của nó. TG cũng công nhận điều đó :
(Hình 7) Vị trí phát hiện di tích trống đồng Đông Sơn | Vị trí phát hiện di tích trống đồng Đông Sơn tại Việt Nam |
---|---|
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh :
Không có một nền văn minh Atlantis mang tính vùng lãnh thổ hay địa phương. Sở dĩ các nhà nghiên cứu nêu điều này – theo tôi – chỉ vì họ bị ám ảnh vào một nền văn minh hiện đại họ đang sống ngày nay và không có một ý niệm vững chắc nào về một nền văn minh phát triển hơn trong lịch sử tiến hóa của nhân loại . Qúa khứ lịch sử nhân loại – trong tiềm thức của họ – thì nhân loại chỉ bắt đầu từ thời đại đồ đá.
Bởi vậy, họ chỉ có thể ý niệm một cách mơ hồ về một nền văn minh vượt trội qua truyền thuyết và di vật khảo cổ phát hiện gần đây (Như kim tự tháp ở Đông Nam Á). Những di vật khảo cổ mới phát hiện ấy – vốn không phản ánh toàn thể – và chưa nói lên điều gì, nếu chưa có kiến thức văn hóa liên quan.
Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho rằng:
Nền văn minh Atlantis chính là một nền văn minh toàn cầu của nhân loại vào kỷ băng hà. Bán đảo Đông Nam Á chỉ là một bộ phận của nền văn minh này.
Chính nền văn minh rực rỡ này, đã tổng kết mọi quy luật tương tác vũ trụ trong một học thuyết Âm Dương Ngũ Hành và ứng dụng phương pháp luận của nó trong cuộc sống con người (như môn Phong Thủy); hoặc qui luật phát triển của từng con người rất chi tiết, có tính dự báo (Như Tử Vi).
Nền văn minh Lạc Việt chính là hậu duệ của nền văn minh này – Tổ tiên của chúng ta đã sống sót sau trận Đại Hồng thủy và giữ lại được những giá trị của học thuyết này.
Nếu con người của nên văn minh hiện đại, chỉ dừng lại ở việc tìm ra dấu tích của một nền văn minh đã bị hủy diệt thì thật là chưa hoàn hảo. Chúng ta cần phục hồi lại chính những gíá trị tri thức của nền văn minh một thời Hoàng Kim rực rỡ ấy – mà tổ tiên người Lạc Việt để lại.
Theo Doremon360 thì :
Kỷ băng hà, các vùng đất thật sự để con người có thể sinh sống và phát triển thịnh vượng là rất ít :
(Hình 8a) Kỷ băng hà 25,000 BC
(Hình 8b) Kỷ băng hà 10,000 BC
Như các bác thấy ở hình này (nguồn : chương trình Genographic của National Geographic ), 25,000 BC đang là thời kỳ cao trào của kỷ băng hà, chỉ có vùng gần xích đạo là khì hậu mát mẻ, cây cỏ phát triển tốt, thuận lợi cho con người định cư, phát triển văn minh nông nghiệp và triết học, chiêm nghiệm thiên văn,… Những vùng đất phía bắc bán cầu rõ ràng là lạnh lẽo, chỉ thích hợp cho cuộc sống du mục.
10,000 BC, khi khí hậu ấm dần lên, vùng Đông Nam Á đã bắt đầu chìm xuống biển và cư dân tại đây bắt đầu di tản ra nhiều nơi trên TG, đem theo văn minh, tri thức, công nghệ đến các vùng đất khác nhau trên TG, ảnh hưởng đến các nền văn minh đang “trổi dậy” khắp nơi khi khí hậu đã ủng hộ họ. Mình tự hỏi, vì sao các dân tộc Đông Nam Á, dù là di cư lên núi để ở, vẫn giữ phong tục xây nhà sàn ? Có phải vì họ đã sống chung với sự lên xuống của con nước trong một khoảng thời gian dài trước khi quyết định di chuyển lên vùng đất cao mà sinh sống ?
5000.BC thì mọi chuyện đã rõ, phần lớn lục địa ĐNÁ đã bị nhận chìm xuống biển Đông, thềm Nanhailand cũng không nằm ngoài số phận chung này.
Khi này, khí hậu vùng đất “thiên đường” ngày nào, đã trở nên nóng, ẩm, làm cho cuộc sống trở nên khó khăn vì nóng nực, nên người ta càng phải di cư lên vùng cao cho thoáng mát, hoặc di cư dần lên phía bắc. Dân Lạc Việt và cộng đồng Bách Việt đã sinh sống trên toàn vùng Nanhailand trước khi các bác Hán tộc từ phương Bắc xuống.
Migration patterns of early humans (Chú ý: M175)
Như ậy, khí hậu tạo điều kiện thuận lợi cho vùng ĐN.Á phát triển văn minh vào kỹ băng hà. (Eden in the East : Thiên đàng phương Đông quả là một cái tên phù hợp cho Atlantis cổ xưa)
Vì vậy mà trong huyền thoại của một số nền văn minh cổ đại của TG đều có ghi nhận trận đại hồng thuỷ, những người đến từ phương Đông, những ảnh hưởng của họ đến tri thức bản xứ, kiến trúc Kim tự tháp tìm thấy khắp nơi trên TG, những mẩu chuyện cổ tích na ná nhau (vd: Tấm Cám và Cô bé lọ lem Cinderella)
Điều đáng lưu ý là quá trình chìm dần của bán đảo Đông Nam Á cổ kéo dài từ 15000-BC đến 8000-BC, một khoảng thời gian khá dài, nên chắc chắn ảnh hưởng đến văn hoá của các dân tộc Đông Nam Á cổ trong việc sống chung với con nước lên xuống ngày càng lấn vào khu vực đất sống của họ (Thể hiện qua việc xây nhà sàn để ở, truyền thuyết về cuộc chiến dai dẳn giữa người và nước như Sơn Tinh Thuỷ Tinh, …)
Ngày nay, khí hậu vẫn đang nóng dầng lên, và tương lai VN có thể sẽ mất nhiều đất khi nước biển tiếp tục dân lên.
Trở lại với văn minh TG, quả thật có một sự trùng hợp kỳ lạ : Nếu văn minh cổ xưa của TG kỷ băng hà chính là văn minh Âm Dương Ngũ Hành, thông hiểu vạn vật, dự đoán vạn vật, thì ngày nay là văn minh khoa học kỹ thuật, thông hiểu vạn vật , dự đoán vạn vật. 2 nền văn minh Đông Tây này tuy khác nhau về phương pháp (một bên dùng chiêm nghiệm, một bên dùng thực nghiệm) nhưng đều giúp con người thông tuệ vạn vật xung quanh và bản thân mình.
Ngày nay vật lý học đã nghiêm túc xem xét và hoc hỏi các ý tưởng trong kinh dịch, âm dương ngũ hành, để tạo nền tảng xây dựng các lý thuyết vật lý hiện đại, hầu mô tả thế giới vi mô tốt hơn. Thật kỳ lạ là Đông Tây hội ngộ nhau trong thế giới hiện đại này.
Ý tưởng cho rằng người Lạc Việt là một trong những hậu duệ của nền văn minh từng tồn tại trên vùng đất thiên đường xem ra thật phù hợp với những phát minh sau đây, vốn cần rất nhiều thời gian chiêm nghiệm để có thể hình thành, đồng thời nó chỉ có thể phát triển toàn vẹn trong nền văn minh lúa nước :
- Giấy mật hương, giấy Gân Nghiêng (Giấy cổ của người Việt xưa)
- Âm Lịch (Nguyên thuỷ là chu kỳ 18 năm )
- Kinh Dịch (Dạng nguyên thuỷ là Chấm và Gạch)
- Kiến trúc mái cong (Được khắc rõ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ và các trống loại 1)
- Trống Đồng loại 1 (Là loại trống đồng ẩn chứa nhiều tri thức cổ với vỏ bọc hoa văn trên trống)
Một số sự tích làm cho nhận định này thêm đúng đắng :
- Sơn Tinh Thủy Tinh (Cuộc chiến dai dẳn giữa người và nước)
- Tấm Cám (và một số sự tích tương tự của các dân tộc Đông Nam Á tại thềm Sundaland và các vùng đảo Nam Thái Bình Dương), giống với câu chuyện Cô Bé Lọ Lem của phương Tây (Cinderella), không thể có sự trùng hợp như thế ngoại trừ việc di dân của các dân tộc Đông Nam Á tránh Đại Hồng Thuỷ, ảnh hưởng đến các dân tộc khác trên TG, hoặc như nhận định của N.V.T.A, một nền văn minh toàn cầu, dẫn đến sự trao đổi giao lưu văn hoá rộng khắp)