Trại lao động cưỡng bức là một công cụ chính trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong 14 năm qua. Các công dân Trung Quốc có thể bị đưa vào trại lao động cưỡng bức mà không có bất cứ cáo buộc chính thức nào và không qua xét xử. Việc này được thực hiện thuần túy bởi một quyết định hành chính.
Điều kiện trong các trại lao động rất hà khắc và thường bao gồm lao động như nô lệ, tẩy não và tra tấn.
Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức nhân quyền khác nhau đã công khai chỉ trích hệ thông trại lao động của Trung Quốc, mà chế độ cộng sản Trung Quốc gọi tránh đi là “cải tạo lao động”.
Cho đến nay, trang web Minh Huệ đã đăng báo cáo về 25.411 trường hợp bị giam giữ trong trại lao động và 11.597 trường hợp bỏ tù kể từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công chính thức bắt đầu năm 1999.
Xin lưu ý rằng những con số thống kê này được tổng hợp chỉ dựa trên các báo cáo mà Minh Huệ đã nhận được. Được biết rộng rãi rằng rất rất nhiều trường hợp nữa vẫn chưa được đưa tin do nạn nhân sơ bị chính quyền trả thù đối với cả bản thân và gia đình họ nếu họ dám lên tiếng. Thêm nữa, “Vạn lý Hỏa thành” của Trung Quốc (hệ thống kiểm duyệt mạng Internet của Trung Quốc) đã thành công trong việc ngăn nhiều báo cáo không gửi được ra ngoài.
Thống kê cho thấy rằng số trường hợp bị giam giữ lớn nhất là ở vùng đông bắc Trung Quốc (Hắc Long Giang, Thẩm Dương và Cát Lâm) cùng với Hà Bắc và Sơn Đông. Tiếp theo đó là Tứ Xuyên và Hồ Bắc. Một số trại lao động đã trở nên khét tiếng vì sự tàn bạo mà các học viên phải chịu đựng ở đó, bao gồm: Trại lao động Mã Tam Gia (tỉnh Liêu Ninh), Wangcun (tỉnh Sơn Đông), Gaoyang (Hà Bắc), Wanjia (Hắc Long Giang), Heizuizi (Cát Lâm) v.v…
Số trường hợp lớn nhất được báo cáo vào năm 2001, cùng năm với việc chế độ cộng sản Trung Quốc dàn dựng trò lừa bịp tự thiêu trên quảng trường Thiên An Môn. Xu hướng này tiếp tục trong năm 2004 và bắt đầu giảm xuống vào năm 2005.
Do những nỗ lực phơi bày sự tàn bào này trở nên rộng khắp hơn, và đặc biệt là sau khi công bố bản báo cáo Thu hoạch Đẫm máu năm 2006, số trường hợp giam giữ mới trong trại lao động đã giảm xuống.
Hệ thống trại lao động cưỡng bức của Trung Quốc được khởi động vào những năm 1950 khi chế độ cộng sản này bắt đầu cuộc đàn áp khổng lồ đối với các trí thức và bất cứ ai khác có quan điểm khác với Đảng Cộng sản.
Các trại lao động được dùng đã được dùng đi dùng lại nhiều lần trong các chiến dịch đàn áp tiếp theo của ĐCSTQ. Cuộc đàn áp Pháp Luân Công là dịp mới nhất để sử dụng hết công suất hệ thống trại lao động này.
Pháp Luân Công giảng Chân Thiện Nhẫn, dạy con người ta đặt người khác lên trước bản thân mình và không bao giờ viện đến bạo lực, tức giận hay thù hận. Các học viên Pháp Luân Công vì thws mà bị chính quyền coi là dễ bị tấn công hơn những nhóm người trước đây mà chính quyền “đấu tranh” với (một thành tố cơ bản của chủ nghĩa Mác là để duy trì quyền lực tuyệt đối, nhà nước phải luôn luôn “đấu tranh” với nhóm này hay nhóm khác trong xã hội, cứ khoảng chục năm lại lựa ra một “kẻ thù”).
Do bị cho là dễ bị tấn công nên các học viên Pháp Luân Công bị ngược đãi còn tàn bạo và hà khắc hơn những nhóm người trước đó. Tội duy nhất của các học viên là tín ngưỡng của họ vào Pháp Luân Công và nguyên tắc đạo đức của môn tập này – Chân Thiện Nhẫn, và những nỗ lực của họ nhằm phơi bày cuộc đàn áp tàn bạo này. Một số trong số họ còn bị đưa vào trại lao động 4-5 lần.
Lao động nặng nhọc là một thành tố chính trong việc giam giữ trong trại lao động. Công việc ở đó thường khổ sở và thường xuyên tiếp xúc với các loại chất độc hại và nhiều nguy hiểm khác. Việc bảo hộ lao động là rất hiếm nếu có.
Những học viên nào từ chối làm việc hoặc không thể hoàn thành công việc nặng nhọc sẽ bị tra tấn, tẩy não và nếu không thì bị ngược đãi và lạm dụng. Lợi nhuận bất chính khổng lồ từ việc lao động nô lệ này được chia cho các cơ quan bảo vệ pháp luật khác.
Vào tháng 1 năm nay, chính quyền Trung Quốc thông báo rằng họ sẽ cải cách hoặc đóng cửa hệ thống trại lao động cưỡng bức này. Kể từ đó nhiều trại đã bắt đầu trả tự do cho các học viên Pháp Luân Công. Ví dụ, hầu hết các học viên bị giam tại trại lao động Xin’an đã được trả tự do hôm 5 tháng 7 năm 2013. Trại lao động nữ Bắc Kinh đã bắt đầu trả tự do cho các học viên vào tháng 5 năm 2013 và hiện giờ hầu như không còn ai trong đó. Trại lao động Xidayingzi ở thành phố Chaoyang, tỉnh Liêu Ninh mới đây trả tự do cho hơn 10 học viên.
Những trường hợp trong báo cáo này chỉ giới hạn trong số trường hợp được thu thập sau khi vượt qua việc phong tỏa thông tin. Trên thực tế, chế độ cộng sản Trung Quốc coi những số liệu đàn áp đó là bí mật nhà nước và dùng mọi cố gắng để che đậy nó. Trang web Minh Huệ chuyên thu thập những thông tin đó, công bố chúng và đề cao nhận thức về chúng. Việc đưa tin trung thực và tổng hợp của Minh Huệ đem lại một nguồn tin đáng tin cậy cho các cơ quan chính phủ, tổ chức và cá nhân trên toàn thế giới.
Việc tuyên bố đóng của hệ thống trại lao động không nhất định có nghĩa là chế độ cộng sản này sẽ ngừng sự tàn bạo của nó đối với các công dân vô tội. Thay vào đó, việc này được coi là một chiến lược để giảm bớt sự căng thẳng trong nước và sự lên án của quốc tế đối với những lạm dụng của hệ thống trại lao động. Trong khi những người bị giam trong các trại gần đây đã giảm đi, nhưng bằng chứng đã cho thấy rằng thay vào đó chế độ cộng sản Trung Quốc đã đưa nhiều học viên hơn vào các nhà tù và trung tâm tẩy não.
Nói cách khác, cuộc đàn áp vẫn đang tiếp diễn mặc dù các phương pháp được sử dụng có thể đã thay đổi.
Cần tiếp tục có những nỗ lực và sự ủng hộ để phơi bày thêm các chi tiết về về cuộc đàn áp Pháp Luân Công bao gồm hệ thống trại lao động cưỡng bức này. Khi ngày càng có nhiều người biết về sự sâu rộng của cuộc đàn áp này thì chế độ cộng sản đó sẽ tiến đến gần hơn tới việc phải đối mặt với công lý cho tất cả những gì mà nó đã làm.
Theo vn.Minghui.org