BOM NỔ
TRONG LÀNG SHOWBIZ
Nguyễn Ánh 9 ‘mổ xẻ’ Thanh Lam,
Đàm Vĩnh Hưng, Hà Hồ
Với sự am hiểu sâu sắc, nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 không ngần ngại ‘mổ xẻ’ các gương mặt đình đám nhất làng nhạc Việt như Thanh Lam, Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Tâm, Hà Hồ.
- Có thâm niên 60 năm trong nghề, ông đánh giá thế nào về thị trường âm nhạc Việt Nam hiện nay ?
Việt Nam hiện tại chỉ có giải trí, không có nghệ thuật. Bây giờ, nhạc để xem nhiều hơn là để nghe. Người ta làm giải trí kiếm tiền, coi qua rồi bỏ chứ hiếm người tâm huyết làm nghệ thuật. Điều này khiến tôi buồn lắm vì con đường nghệ thuật của mình không có những người chung chí hướng để làm tốt vai trò nghệ sỹ.
- So với thế hệ trước như ông, giới ca nhạc sỹ Việt hiện nay có gì khác biệt đáng nói ?
Hồi xưa, người nhạc sỹ viết ca khúc từ những cảm xúc thật của họ, họ viết ra để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cho mọi người chứ họ không viết nhạc để bán. Còn bây giờ, nhạc sỹ viết nhạc theo yêu cầu đơn đặt hàng nên âm nhạc không có hồn, không có cảm xúc thật của người sáng tác.
Ca sỹ bây giờ đa số chỉ chú trọng ăn mặc, make-up cho đẹp và lên sân khấu hát thì sau lưng có một đám múa. Nhưng ít chú trọng đến xúc cảm âm nhạc, không để tâm hồn vào bài hát.
Hồi xưa, có những giọng ca còn để tiếng đến bây giờ như Lệ Thu, Thanh Thúy, Thái Thanh… nhưng bây giờ những ca sỹ hát giọng tốt đếm trên đầu ngón tay, đã vậy lại bị vướng vào kỹ thuật thanh nhạc. Tôi nói có lẽ sẽ đụng chạm đến những người học thanh nhạc. Người ca sỹ học thanh nhạc hát phải phát âm cho tròn chữ, và cố gắng đưa giọng mình cho tròn trịa, giọng ngân cao vút… nhưng quá mải lo kỹ thuật nên hát không có cảm xúc !
Giọng Hồ Ngọc Hà yếu lắm…
- Những ca sỹ được phong hàng diva như Hồng Nhung, Thanh Lam, Mỹ Linh, Trần Thu Hà có bị vướng vào kỹ thuật thanh nhạc ?
Thanh Lam, Mỹ Linh giọng hát rất đẹp, cái gì cũng tốt nhưng đều bị vướng kỹ thuật thanh nhạc nên nhiều lúc nhạc cảm không có, tâm hồn bài hát không có. Hồng Nhung hát tốt hơn Mỹ Linh, Mỹ Linh tốt hơn Thanh Lam.
Đơn cử, nghe Thanh Lam hát bài Cô đơn của tôi, tôi buồn lắm ! Nó không ra cái cô đơn,không có hồn dù giọng đẹp thiệt ! Thanh Lam hát những bài sâu lắng nhiều khi đóng kịch nhiều hơn là hát.
Mà đóng kịch phải như người diễn viên, người ta nhập hồn vào vai diễn đó, ví dụ Kim Cương trong Lá sầu riêng, cô là nhân vật cô gái đau khổ tên Tâm chứ không phải là nghệ sỹ Kim Cương, phải quên Kim Cương đi ! Ca sỹ cũng phải hát ‘nhập vai’ như vậy mới ra ca sỹ.
Trần Thu Hà thì khôn hơn, biết cách lợi dụng kỹ thuật để áp dụng. Nhưng mấy người được như Trần Thu Hà ? Người nào cũng phô trương, tôi phải hát giọng cao tới nốt đó tôi mới là ca sỹ, còn hát chưa tới thì chưa phải là ca sỹ. Cái đó là sai lầm tai hại vô cùng và không ai chấp nhận.
- Hai nữ ca sỹ đang nổi tiếng nhất trên thị trường hiện nay là Mỹ Tâm và Hồ Ngọc Hà, ông đánh giá tài năng của họ ra sao ?
Mỹ Tâm chỉ hát nhạc Pop bình thường thôi, nhưng được cái là sáng sân khấu, xử lý bài hát chính xác. Mỹ Tâm cũng có những ca khúc hát không tới, gặp bài nào hát tới mới hay, như Cây đàn sinh viên, Ước gì…
Mỹ Tâm hát chỉ hợp với tuổi trẻ. Về tính nghệ thuật thì Hồng Nhung, Trần Thu Hà hát xong có để lại ấn tượng, còn Mỹ Tâm chỉ nghe vui mắt, vui tai, nghe qua xong rồi thì thôi, không để lại ấn tượng gì hết.
Mỹ Tâm được cái là may mắn rơi vào đúng thời điểm không có ai cạnh tranh, từ đó nổi tiếng và khi nổi tiếng rồi thì rất khôn khéo đầu tư vào hát, múa, sắc đẹp để giữ vị trí.
Hồ Ngọc Hà hát chỉ nghe chơi thôi ! Giọng Hồ Ngọc Hà yếu lắm, khều khào không à! Hồ Ngọc Hà đẹp, có vóc dáng sân khấu, chịu khó múa… cái gì cũng đẹp nhưng giọng hát thì lại không được.
Khi diễn tả nội tâm, Hồ Ngọc Hà diễn kịch tính nhưng đóng kịch chứ không thật. Ca sỹ hát phải biến mình thành nhân vật trong ca khúc mới hiểu nỗi đau làm sao. Không lẽ, ngoài đời mình buồn là phải hét, gào thét ? Đâu phải vậy !
- Với các giọng ca nam đang nổi tiếng như Bằng Kiều, Đàm Vĩnh Hưng, Quang Dũng… ông đánh giá thế nào ?
Bằng Kiều cũng giọng tốt như Trần Thu Hà nhưng sau này khoe giọng quá, cố hát lên cao vút để không ai bắt chước được. Thành ra, Bằng Kiều hát bài Buồn ơi chào mi của tôi khiến khán giả ở dưới sững sờ luôn ! Tính lại thì hiệu quả sân khấu có nhưng tôi mở băng ra nghe thì phải nghe Tuấn Ngọc hay Xuân Phú, Trọng Bắc hát.
Quang Dũng hát được vài bài của Trịnh Công Sơn chứ không phải là tất cả. Còn Đàm Vĩnh Hưng chỉ được bề nổi vậy thôi, tôi không cho là ca sỹ đúng nghĩa. Tôi chỉ cho Đàm Vĩnh Hưng là một người hát. Đàm Vĩnh Hưng cố hát nhạc xưa, nhạc vàng mà hát có ra đâu !
Đàm Vĩnh Hưng hát bài Ai đưa em về của tôi, tôi bảo ‘con đừng hát bài của bố nữa, tội nghiệp bố lắm’. Tôi không thích, tôi nói thẳng luôn. Đàm Vĩnh Hưng nói ‘nhưng con thích hát nhạc bố…’, tôi nói ‘nhưng con không nên hát nhạc của bố thì hay hơn’.
Thật ra, giọng Đàm Vĩnh Hưng nửa Nam nửa Bắc, cách thức hát cũng không có và lối hát cũng vậy. Hồi xưa, Đàm Vĩnh Hưng mà đi hát thì chỉ xứng là ca sỹ loại C hát lót chứ không được vào hạng ca sỹ chính của phòng trà đâu!
- Ngoài danh ca Tuấn Ngọc thì những giọng ca nào khiến ông hài lòng nhất ?
Giọng nữ thì tôi thích Ngọc Anh, Hồng Nhung, Ánh Tuyết, Trần Thu Hà… Nguyên Thảo nếu tiếp tục hát như ngày xưa thì rất hay. Ngày xưa, Nguyên Thảo hát cho thỏa đam mê còn sau này, bị gò bó vào kỹ thuật như Mỹ Linh để khoe giọng và vô tình giết chết tình cảm.
Vừa rồi làm đĩa than của tôi có 2 bài Nguyên Thảo hát. Cách đây 6 năm, Nguyên Thảo hát Buồn ơi chào mi xuất thần luôn, nhưng giờ Nguyên Thảo để tâm đến kỹ thuật nhiều nên tình cảm không còn, so ra khác hẳn.
Giọng nam thì ngoài Tuấn Ngọc còn có Trọng Bắc, Lê Hiếu… Tuấn Hiệp lúc trước hát tốt, tôi thích nhưng giờ chạy theo hát nhạc vàng bị mất chất.
- Nhưng rõ ràng trên thị trường, những giọng ca này không phải nổi tiếng nhất, được khán giả ưu ái nhất. Theo ông vì sao có nghịch lý này ?
Nhiều ca sỹ hát hay nhưng chưa nổi được, tại vì bây giờ còn phụ thuộc vào công nghệ lăng xê. Khán giả cũng bị ảnh hưởng bởi phim ảnh Hàn Quốc nhiều quá, 10 cái clip của Hàn Quốc thì 11 cái có nhảy rồi! Cái đó gọi là âm nhạc giải trí, nghe qua rồi bỏ, khác xa với nghệ thuật.
Tôi thấy giới trẻ bây giờ nghe nhạc vô tội vạ, nghe theo phong trào, chạy theo lai căng ngoại quốc nhiều quá nên không còn bản chất.
Mong có nhiều nghệ sỹ ‘tử tế’ và người nghe ‘tử tế’
- Với những đánh giá này, phải chăng gu thưởng thức âm nhạc bây giờ của khán giả quá khác với ông, bởi đơn cử, Đàm Vĩnh Hưng đang được phong là ‘ông hoàng nhạc Việt’ ?
Không phải ! Nếu đem so sánh Tuấn Ngọc với Đàm Vĩnh Hưng, người ta vẫn thích nghe Tuấn Ngọc hát nhiều hơn, đúng không ?
Nghe Tuấn Ngọc hát thấy nó khác liền, hát ra là cảm xúc đến với người nghe chứ không phải gắng gượng. Tại vì Tuấn Ngọc đã sống trong bài hát đó, khi hát Tuấn Ngọc để tâm trạng vào bài hát, nói lên tâm trạng của nhiều người. Ví dụ khi mình bị người yêu bỏ, nghe Tuấn Ngọc hát Buồn ơi chào mi, nghe nó đã lắm!
Tuấn Ngọc vẫn là giọng ca số một dù tuổi tác, thời gian làm cho giọng của Tuấn Ngọc không còn được đẹp như ngày xưa nữa, nhưng cái xúc cảm vẫn là Tuấn Ngọc và xúc cảm càng ngày càng sâu hơn.
- Vậy theo ông, thị trường nhạc Việt sẽ đi về đâu ?
Đây là vấn đề lớn, cả một thế hệ chứ không phải đơn giản, ăn thua là cách giáo dục của gia đình với con em làm sao. Nếu trong một gia đình chỉ có tối ngày đi kiếm tiền thì tinh thần nghệ thuật của họ chết rồi, bị tiền bạc chi phối hết.
Thành ra, họ cũng không chăm sóc con cái, cứ cho tiền là xong. Họ cũng ỷ lại tiền, đưa con vào trường này trường kia, mặc con muốn làm gì thì làm.
Theo tôi, thị trường nhạc Việt vẫn đang nằm yên. Rồi từ từ, nhạc thị trường sẽ rớt dần và tới một giai đoạn nào đó, nghệ thuật sẽ lên ngôi. Nhạc thị trường tự động phát sinh rồi sẽ tự động chết bởi những gì không hay sẽ không tồn tại. Tôi tin tưởng như vậy. Đời tôi không thấy nhưng đời con, đời cháu của tôi sẽ thấy điều này.
- Sau 60 năm cống hiến cho nghệ thuật, điều ông mong muốn nhất là gì ?
Tôi chỉ mong muốn duy nhất là có nhiều nghệ sỹ tử tế và người nghe nhạc tử tế. Tất cả những gì cứ để thử lửa đi, đốt cách mấy thì vàng cũng vẫn là vàng. Mình hãnh diện là người Việt Nam không thua ai hết !
- Xin cảm ơn ông ! (theo VTC)
Trước 40 năm, Cao Bồi Già từng có tên trong giới phê bình tân nhạc – điện ảnh miền Nam thời bấy giờ. Còn nay nhà nước cho rằng Cao Bồi Già không có “biên chế” để viết và lách trong chế độ XHCN này, nên đành phong bút.
Nay đọc xong bài phỏng vấn nhạc sĩ “3 Không” Nguyễn Ánh 9, thì trong bụng mửng thầm, vì trong làng ký giả còn có người không làm bồi bút cho những cô cậu ca sĩ dị hợm, ví như DL trên một nhật báo nọ… cứ hể tên ca sị Mít tơ Khỉ Gió đau bụng đi cầu cũng lên báo thông tin cho các fans của tên Mít tờ chia sẻ cái hơi hám kinh khủng đó ! (không biết BBT tờ báo có biết điều này không ?)
Đó là khen người viết trên VTC và cả nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 trong bài phỏng vấn nói trên. Còn Cao Bồi Già chỉ có thể nói thêm :
1/- Ngày anh thợ cạo tập tênh nhảy vào làng ca hát, thì nhạc sĩ 3T có nói trong một bàn tiệc rằng : “thằng này hỏi tôi, muốn thành danh phải trình bày những ca khúc nào ?” tôi nói (NS3T) “Em chọn mấy bài Slow, Boston rồi luyến láy giọng như kiểu Chế Linh thì ăn tiền, hiện giờ mới mở cửa các sân khấu, em sẽ thành sao”.
Quả đúng như lời nhạc sĩ 3T, tên ca sĩ này hát sến “đéo chịu được”. Sến đến nỗi nó vô trại giam thăm mẹ ruột ở tù vì tội tham ô, không dám nhận mẹ con, sợ “vấy bẩn” cái tên Mít tờ của mình !
2/- Còn cô ca sĩ ở xứ “chó ngáp phải ruồi” (sau 1975 vài năm, danh từ ám chỉ một tỉnh nằm phía Bắc cầu Bến Hải) sau khi hiện tượng Karaoke du nhập vào Việt Nam, đêm ngày tập dượt qua micro rồi đi thi hát ở hội làng, hội tỉnh rồi ra thành phố tranh tài, vài năm sau được cậu ấm xứ Hà thành ấp, nhưng bà già biết “con ca sĩ” này “nổ” chỉ nhằm vào gia tài khi tuyên bố… có thai (giả) với cậu ấm, nên kịp bị tống về… rừng.
Nơi rừng cao, số cô ca sĩ này được gặp may, lại vớ tiếp anh công tử phố núi, sống đến có con (hổng hiểu con ai ?) đến nay, nhưng bà mẹ chồng vẫn còn nghi ngờ tính chân thật của cô nàng, nên luôn lắc đầu, không cho con trai làm giấy kết hôn. Để xem chuyện hậu của mối tình trên phố núi này ra sao.
Cao Bồi Già
VÀNH ĐAI GIÀU CÓ
NHỎ BÉ CỦA VIỆT NAM
Mười năm vừa qua, khi bong bóng tài sản và kinh tế được “bơm” lên, hầu hết người Việt tỉnh táo đều bị “sốc” trước một xã hội xa hoa hình thành quá nhanh.
Đâu đâu cũng bàn căn hộ triệu đô, ai ai cũng mơ sống trong các tòa nhà cao cấp với bảo vệ gác cửa, hồ bơi, siêu thị bên trong. Chiếc Toyota “vang bóng một thời” giờ bị xem là taxi, xe thì phải là Merc, BMW ? Audi, thậm chí Lamborghini. Đi nước ngoài, chữa bệnh nước ngoài, mua nhà ở Mỹ thành chuyện thông thường…
15 năm trước thôi, tất cả những điều này vẫn còn quá xa lạ, thậm chí còn bị chút khinh miệt, nghi ngờ, vì cái thế giới hào nhoáng đó tưởng chỉ có trong các bộ phim Hong Kong thuở chưa có phim Hàn ! Người Việt cũng từng có những trải nghiệm về một xã hội Việt khá giả, hoặc là Hà Nội xưa, hoặc là Huế đế đô, hoặc một Sài Gòn phong lưu cũ, nhưng trong xã hội truyền thống chưa bao giờ tồn tại một tâm lý xa hoa như thế.
Nhưng thật ra, chúng ta đang giàu hay nghèo ?
Một vành đai nhỏ bé, “nghẹt thở”
Buổi sáng, từ nhà ở Gò Vấp đến trung tâm Sài Gòn làm việc, tôi thấy mình chuyển hóa qua bốn tầng thế giới. Chuyện đơn giản đầu tiên là quà sáng, nếu kêu một tô bún bò của bà Tám đầu hẻm thì chỉ mất 20.000 đồng. Nếu dừng gần Phú Nhuận ăn mì, giá đã 35.000 đồng. Nếu đến Phở Dậu quận 3, giá tận 65.000 đồng. Lên đến tiệm mì Nam Lợi đường Hàm Nghi, bữa sáng của tôi sẽ là 80.000 đồng. Một phần quà sáng từ Gò Vấp, qua Phú Nhuận, đến quận 3 và quận 1 đã chuyển hóa qua bốn mức giá và tăng lên gấp bốn lần.
Lại nữa, do yêu cầu công việc phải gặp gỡ, bàn bạc với người của các đối tác nước ngoài hay của các công ty lớn, nên vừa gửi xe máy vào bãi là tôi được nhảy lên xe Lexus đời mới bọc da thơm phức, họp hành ở các khu văn phòng sang trọng mát lạnh điều hòa, bao quanh là đường sá nhìn như nước ngoài, cà phê bàn việc ở tiệm Mojo thuộc khách sạn Sheraton, giá mỗi ly thức uống ít nhất 100.000 đồng, lại đi ăn trưa tại Park Hyatt, có khi là một phần steak bò Kobe giá 70 đôla (khoảng 1,5 triệu đồng)…
Thế rồi chiều về lại tà tà xe máy ghé quán bún chả gần Tân Sơn Nhất làm một suất 25.000 đồng bên cạnh một anh công nhân vừa tan tầm… Tôi nhận ra rằng mình thường xuyên trải qua cách sống của các tầng lớp khác nhau, có thể nói giai tầng của tôi chuyển đổi đến hai, ba lần trong ngày.
Và cũng nhờ các chuyển động “xuyên giai tầng” ấy, tôi nhận ra mình không giàu như mình vừa được sống, và toàn bộ cái thị trường cao cấp của xứ mình thật ra rất nhỏ bé, chỉ là một vành đai thượng lưu cạnh tranh nghẹt thở nằm ở vài phường trong quận 1, sau đó là các vành đai khác với giá trị giật cấp xuống rất nhanh, để tiến ra ngoại thành, nơi mỗi buổi chiều tan tầm nhìn các em công nhân dáng người “thấp nhỏ đồng hạng” đi kiếm vài bó rau rẻ cho bữa ăn chiều mà xót cả lòng.
Hiện tượng phân hóa mạnh như thế ở các mảng thị trường vốn đã nhỏ bé, các đứt gãy lớn trong sức mua… sẽ làm giảm khả năng phát triển mạnh của thương mại, dịch vụ và sản xuất. Hãy để ý, các chuỗi thương hiệu lớn hiện chỉ có thể quẩn quanh trong vành đai trung tâm với chục cửa hàng là hết “không gian sinh tồn”, bước ra khỏi vành đai đó sức mua giảm sút và khó mà tồn tại nổi. Ngược lại, ở các vành đai ngoại biên có không ít sản phẩm tốt nhưng chẳng thể nào đủ tiền trả chi phí mặt bằng để chen vào vành đai trung tâm, làm hạn chế sức bành trướng của thương hiệu nội.
Mà cả đất nước Việt Nam nói không ngoa chỉ có hai vành đai thượng lưu nhỏ xíu như vậy nằm ở Sài Gòn và Hà Nội, ngoài ra chẳng có một đô thị nào đạt được sức mua cao cấp tương tự. Vậy thì khó có thể nói chúng ta đã đạt được mức của một thị trường trung lưu chứ nói gì đến hai chữ xa hoa.
Chúng ta đều biết tâm lý xa hoa trong xã hội phần lớn xuất hiện từ cách tạo nhu cầu, tạo thị trường của các nhà kinh doanh. Điển hình nhất là thử phân tích cơ cấu giá thành của một chai nước hoa.
Nếu một chai nước hoa diễm tình và quý phái kiểu Ý có giá 100 đôla thì giá của thứ nước hoa bên trong chỉ là 30 đôla, giá của thiết kế cái chai và bao bì thật sexy là 20 đôla, còn lại là tiền thuê quảng cáo, PR, thuê những nữ diễn viên thật gợi tình, mắt nhắm hờ, môi mọng đỏ, đứng bên chiếc Audi màu champagne trên đường phố cổ kính của nước Ý…, tất cả như một khối cầu thèm khát rực lửa khi những hơi nước hoa đầu tiên đụng vào cơ thể nàng. Xem thế, 100 đôla là giá phải trả cho một đam mê, một sự xa hoa, một ảo ảnh về nhan sắc.
Kinh doanh nhà cửa cũng vậy, đó là bán một giấc mơ. Nhà phát triển địa ốc thời gian qua đã không bán một căn nhà như một nhu cầu sống cấp thiết, bán “cái ăn, chốn ở”, mà họ đã đi rất xa vào một ảo ảnh. Trong số các nhà địa ốc mà tôi được biết, ít ai nghĩ đến việc xây một ngôi nhà cơ bản nhưng tận dụng các không gian thật khéo léo, thông minh để sống tốt trong một diện tích nhỏ, thuận hướng gió, nhiều ánh sáng, tiết kiệm điện năng…
Hầu hết đều cố tưởng tượng ra những điều “kỳ ảo” nhất để nhồi vào căn nhà, và kết quả là nhà phải có hồ bơi, nhưng mấy ai đủ thời giờ xuống bơi và phơi nắng, đọc sách như trong phim, thế là hồ bơi bỏ rong rêu, chứa lăng quăng; phòng tắm phải có bồn tắm, có vòi nước massage, mà chẳng ai có thì giờ để ngâm mình, trong khi cách tắm cơ bản nhất chỉ là một vòi sen một chiếc ghế nhẹ nhàng chắc chắn để ngồi tắm… Tất cả những chi tiết như thế đã góp phần làm căn nhà ngày càng xa rời giá trị thật.
Mà rất nhiều tinh hoa kinh doanh Việt, rất nhiều vốn liếng ít ỏi Việt đã được tập trung vào thị trường xa hoa này, đây vừa là thị phần vô cùng nhỏ bé trong toàn bộ nền kinh tế, lại vừa làm thất thoát rất nhiều tiền của để nhập khẩu hoặc tiêu dùng ở bên ngoài quốc gia. Còn một thị phần rất lớn các nhu yếu phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu thì ít được lưu tâm, để sau cùng bị các công ty nước ngoài thâu tóm hết như hiện đang thấy.
Thông minh là sống đúng sức mình
Trên thế gian này đâu phải ai cũng phải ra vẻ giàu có, sành điệu mới là người thành đạt. Philippines từng nhấn mạnh khi quảng bá trên báo chí thế giới : “Chúng tôi là nơi cung cấp những công nhân xây dựng lành nghề nhất thế giới”, và họ cũng không giấu giếm gì việc là quốc gia cung cấp người giúp việc nhà chuyên nghiệp toàn cầu.
Còn tại Thái Lan, chính phủ đã xây dựng một chương trình phát triển sản phẩm truyền thống mang tên OTOP (viết tắt của One Tambon One Product, nghĩa là Mỗi làng một sản phẩm, tambon tiếng Thái tương tự làng xã của ta), là chương trình giúp khai thác các sản phẩm truyền thống nằm rải rác trong dân gian, đưa công nghệ mới vào, thêm kỹ thuật marketing hiện đại, giúp sản phẩm đạt chuẩn để chào bán trên thị trường quốc tế.
Xã hội nào cũng phải xây dựng trên một tầng lớp chủ yếu. Nước Mỹ lấy nền tảng là tầng lớp trung lưu (tùy tiểu bang, có thu nhập từ 25.000-200.000 đôla/năm) vốn chiếm đa số tại nước họ. Trung Quốc thì đang cố gắng xây dựng một xã hội khá giả… Còn ở ta, ai cũng rõ 70% là nông dân với thu nhập bấp bênh, còn lớp trung lưu chỉ tập trung ở đầu dưới của chuẩn trung lưu tại các nước đang phát triển, tức thu nhập phổ biến ở mức 15 triệu đồng/tháng.
Vậy đúng ra chúng ta phải xây dựng một nền tảng về tâm thức xã hội, một hoạt động kinh tế dựa trên thành phần chuẩn đó của mình. Từ xưa chúng ta đã có một xã hội thanh đạm và trầm tĩnh phù hợp với thực tế đó. Cha ông ta đã chứng minh rằng dù hầu hết là nông dân, công nhân, thị dân nghèo và tầng lớp trung lưu thấp, chúng ta có thể không giàu, sức mua chưa cao nhưng vẫn có thể có một phong cách tiêu dùng tao nhã, trí thức.
Một cách từ tốn, không vội vàng chụp giựt, chúng ta cần xây dựng một quốc gia thông minh, mà thông minh nhất là không sống vượt trên sức của mình, không sống khác với bản thân mình.
“Cũng quan trọng như việc cần có một nền kinh tế thịnh vượng, chúng ta còn cần sự thịnh vượng của lòng tốt và sự khiêm cung”. Câu nói đó không phải từ một người nghèo mà từ một người danh giá hàng đầu nước Mỹ, bà Caroline Kennedy, một nữ luật sư, một tác giả có tiếng, xuất thân trong một dòng họ giàu có và là con gái cố tổng thống Kennedy. (theo Tuổi Trẻ – bài Lưu Vĩ Lân)
Việt B post
Bố vợ hỏi con rể tương lai :
- Anh làm nghề gì ?
- Dạ thưa bác, cháu hành nghề bác sĩ.
- Tốt quá, nói dại miệng chứ trong nhà có ai ốm đau gì, mong anh giúp đở. Vậy anh là bác sĩ ngành gì, trị nội khoa hay ngoại khoa ?
- Dạ, thưa bác, cháu làm trong phòng xác, chuyên khám nghiệm tử thi.
- !!!
Hai cô gái cùng nộp đơn dự thi làm thư ký. Một cô mập, chân ngắn còn cô kia thon thả, chân dài. Khi được mời vào vấn đáp, cô mập trả lời trôi chảy tất cả mọi câu hỏi còn cô kia ấp úng, trả lời câu được, câu không và không đúng câu nào.
Tuần sau, hảng niêm yết danh sách, và cô chân dài được tuyển. Cô mập rất thắc mắc nên vào phòng nhân sự hỏi lý do :
- Tại sao tôi có nhiều kiến thức hơn cô kia mà lại không được tuyển ?
- Vì kiến thức thì có thể sẽ học thêm, còn chân ngắn thì khó mà có thể kéo dài ra được.
Đêm tân hôn cô dâu thẹn thùng thỏ thẻ với chú rể:
- Anh ôi, em hổng biết gì về dzụ đó hớt, anh cắc nghĩa cho em đi !
Chú rể cười :
- Dzụ đó dễ ợt hè. Em cứ tưởng tượng cái của em là nhà tù, còn của anh là thằng tù, Ta cứ nhốt thằng tù vào nhà tù là xong.
Xong xuôi rồi cô dâu thích quá, một lát sau lại thỏ thẻ :
- Anh ôi, thằng tù nó xổng chuồng gồi !
Chú rể bảo :
- Thì mình bắt nhốt nó lại.
Xong lần nhốt tù này chú Rể châm thuốc lá hút lấy lại hơi. Cô dâu lại nói :
- Nó lại xổng chuồng nữa gồi, anh mau bắt nhốt nó lại đi anh !
Thế là chú rể lại uể ỏai đi bắt thằng tù nhốt lại. Xong xuôi anh nằm xuội lơ như ông già tai ga. Một lát cô dâu lại thỏ thẻ :
- Anh ôi, nhốt thằng tù nữa đi anh !
Lần này thì chú rể nổi quạu:
- Thằng này ở tù hết hạn thì phải thả cho nó ra chứ, nó có bị án chung thân khổ sai đâu !
Tui đứng… sau lưng bà…
Bà kia mới đi căng da mặt để mừng ngày sinh nhật bốn mươi. Mười lăm ngàn phí tổn, xong xuôi nhìn kết quả tươi cười hãnh diện. Trên đường về muốn làm trắc nghiệm. Bà ghé vào một tiệm nhật trình. Thấy người thu ngân dáng thật tình. Trước khi rời đi bà khẻ hỏi :
- “Nếu không phiền, làm ơn xin nói rất thật lòng, số tuổi của tôi”.
Câu trả lời : -”Khoảng băm hai thôi”
-”Không, tui đúng bốn mươi rồi đó”. Bà nói mà lòng vui quá cở.
Một lúc sau vào Mắc Đa Nô (McDonald) Cũng câu trên, bà hỏi một cô. Cổ thưa,
- “Tui đoán chừng hăm chín”. Bà hớn hở cười không che kín
- “Không, cô à, tui đã bốn mươi!” Bây giờ thì bà thật vui tươi
Ghé lại nhà thuốc tây trên phố. Đến ngay quầy hàng, bà hỏi đố khi trả tiền mua lọ kẹo the. Câu hỏi làm nóng rực người nghe Người dược sĩ nín khe một lúc rồi thưa :
- “Tui nghĩ bà ba chục”. Bà đáp ngay, sáng rực mắt môi :
-”Ồ, cám ơn, tui bốn chục rồi”
Xong ra đứng trạm chờ xe buýt, cạnh ông già, bà hỏi y chang câu hỏi trước giờ.
Ông già thưa:
- “Tui mắt đã mờ, năm mươi tám, càng chờ càng giảm. Mặc dù lúc trẻ tui bảo đảm có biệt tài đoán tuổi đàn bà. Tuổi cở nào tui đoán cũng ra, đơn giản lắm nhưng mà… hơi ngặt : Bà phải để cho tay tui đặt đúng nơi bà đang mặc xú cheng. Chỉ khi nào làm đúng vậy nheng, Tui sẽ đoán tuổi bà ngay chóc”.
Đường phố vắng, ngồi im một lúc, Bà kia càng nổi óc tò mò, bèn vọt lời :
- “Kệ mẹ, tui cho nè, ông cứ việc mò đi nhé”
Ông già kia từ từ nhẹ nhẹ … cho tay vào đúng thế, bóp xoa, từ từ. Mần tới lui một ít phút sau, Bà kia hỏi:
- “Nào, tui mấy tuổi ?”
Ông kia nắn nắn thêm lần cuối. Rồi rút tay ra nói :
-”Thưa bà, theo như tôi khảo nghiệm, chắc là hôm nay tuổi bà bốn chục!”
Quá đổi ngạc nhiên và khâm phục, Bà hỏi :
-”Sao đoán được ? Hay ghê !” .Ông thưa rằng :
-”Bà phải chịu thề, Không mắng chửi tui thì mới nói”
Bà dịu dàng:
- “Tui thề, cứ nói” Ông không còn nghĩ ngợi, ậm ờ :
-”Hồi sáng này trong Mắc Đa Nô, tui đứng… sau lưng bà… lúc đó”…!!!
Yên Huỳnh post
Filed under: Văn Hóa Văn Nghệ Tagged: TG quanh ta, Văn nghệ
2013-08-25 22:52:07
Nguồn: http://clbhongoccan2013.wordpress.com/2013/08/26/su-kien-quanh-ta-37/