ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Thần tích :”Vượt qua biển Đỏ”
Friday, August 30, 2013 0:32
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trên thế giới hiện nay, số tín đồ Cơ Đốc vào khoảng gần 2 tỷ người. Là tín đồ Cơ Đốc giáo, họ đều biết về truyền thuyết “Vượt qua biển Đỏ” trong “Xuất Ai Cập ký” (“Exodus” trong «Cựu Ước»).

Moses của người Israel, sau khi tiếp thụ ý chỉ của Thiên Chúa Jehovah, đã nhiều lần triển hiện thần tích tại Ai Cập. Đặc biệt là lần cuối cùng, khi tất cả những con đầu lòng mới sinh của người Ai Cập cùng hết thảy súc vật mới sinh trong một đêm bị chết sạch, và Pha-ra-ông Ai Cập buộc phải thả những người Israel đã bị làm nô lệ hơn 400 năm.

Khi Moses dẫn người Israel tới bờ biển Đỏ, Pha-ra-ông đã nuốt lời và cho quân binh đuổi theo. Người Israel rất sợ hãi, nhưng Moses nói với họ: “Không phải sợ, cứ dừng lại. Hãy xem Thiên Chúa Jehovah thi hành cứu ân với chúng ta hôm nay”.

Khi màn đêm buông xuống, có một đám mây mù tạo thành bức tường để tách những người Ai Cập ra khỏi người Israel. Người Ai Cập ở bên hắc ám, còn người Israel ở bên quang minh như ban ngày.

Thiên Chúa Jehovah nói với Moses: “Ngươi giơ cây quyền trượng hướng về phía biển, đem nước tách ra. Người Israel sẽ theo đó vượt qua biển”.

Khi tới bờ biển, theo ý chỉ của Thiên Chúa Jehovah, Moses giơ cây quyền trượng tách nước biển ra hai bên để tạo nên một con đường, với hai bức tường nước hai bên cao chót vót. Người Israel bèn theo con đường đó mà vượt qua biển Đỏ.

Khi Pha-ra-ông dẫn quân binh truy kích tới con đường này, Thiên Chúa Jehovah nói với Moses: “Ngươi hướng cây quyền trượng về phía biển, lệnh cho nước ập vào xe, ngựa của quân Ai Cập”. Tức thì Moses hướng quyền trượng về phía biển, nước biển bắt đầu khép lại, khiến Pha-ra-ông và đám quân binh đuổi theo người Isreal thảy đều chìm trong biển nước.

Thần tích như được ghi chép trong kinh thư này không chỉ Cơ Đốc giáo có, mà trong tất cả các điển tịch của chính giáo cũng đều ghi lại các loại thần tích như vậy. Ví dụ Đạo giáo Trung Quốc có truyền thuyết về Bát tiên, Phật giáo Trung Quốc có ghi chép về Tế Công và Đạt Ma; thần tích có thể nói là đâu đâu cũng có.

Đối với loại thần tích này, người hiện đại có thể không tin. Có lẽ cố sự giống như Moses dẫn người Do Thái vượt biển Đỏ không chỉ có trong «Thánh Kinh», mà lịch sử mỗi dân tộc cũng đều lưu truyền những cố sự như vậy. “Lễ Vượt qua” của người Do Thái ngày nay chính là kỷ niệm thần tích cuối cùng tại Ai Cập khi ấy của Moses.

Truyền thuyết về thần tích như thế này được lưu lại cho nhân loại là có rất nhiều nhân tố hữu ích, đồng thời làm phong phú văn hóa nhân loại. Do đó có thể nói đây đều là tinh hoa kết tinh trong toàn bộ nền văn minh nhân loại, tỏ rõ tín ngưỡng và ký thác vô hạn của con người đối với Thần. Vì sao tại rất nhiều quốc gia, số người có tín ngưỡng tôn giáo chiếm tuyệt đại đa số? Điều này thuyết minh từ sâu trong ý thức con người là niềm tin vào Thần.

Theo chanhkien.org

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.