ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Trung Quốc quyết trì hoãn COC, tiếp tục hung hăng trên Biển Đông
Tuesday, August 6, 2013 1:17
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Ngoại trưởng Trung Quốc cho hay nước này sẽ “không việc gì phải vội vàng” trong việc đàm phán xây dựng và ký kết Bộ Qui tắc ứng xử trên biển với các quốc gia Đông Nam Á. Trong khi đó, Trung Quốc vừa xây dựng lộ trình tuần tra hàng hải bao phủ gần như toàn bộ Biển Đông.

Sau nhiều năm cản trở nỗ lực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á nhằm khởi động đàm phán về Bộ qui tắc ứng xử trên biển (COC), Trung Quốc cho biết nước này sẽ chủ trì các cuộc đàm phán giữa các quan chức cấp cao Trung Quốc và ASEAN vào tháng Chín tới.


Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Theo hãng tin Reuters, Washington không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp trên Biển Đông, tuy nhiên, tại Brunei hồi tháng trước, Ngoại trưởng John Kerry tái khẳng định rằng Hoa Kỳ có lợi ích chiến lược trong việc đảm bảo tự do đi lại trên biển và mong muốn COC sớm được kí kết.  

Phát biểu trong chuyến thăm tới Hà Nội, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng cần phải làm nhiều việc hơn nữa cho vấn đề COC.

“Trung Quốc tin rằng không cần phải vội vàng. Một số quốc gia nào đó đang hi vọng rằng COC có thể được kí kết “trong nháy mắt”. Những quốc gia đó đang kì vọng một cách thiếu thực tế”, Tân Hoa Xã dẫn lời ông Vương cho biết.

“COC liên quan tới lợi ích của nhiều bên khác nhau và việc hình thành Bộ qui tắc này đòi hỏi phải sự hợp tác hành động rất lớn. Không nên để một quốc gia đơn lẻ nào áp đặt ý chí của mình lên các quốc gia khác”, ông Vương nói.  

Ông Vương cho rằng những nỗ lực bàn bạc về COC đã “thất bại do sự quấy nhiễu của một số bên. Thay vì có những hành động phá rối, các bên nên có những nỗ lực có lợi cho quá trình xây dựng COC nhằm tạo ra các điều kiện và môi trường cần thiết (cho bộ qui tắc này)”.

Căng thẳng trên Biển Đông, một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất thế giới, đã leo thang kể từ khi Trung Quốc dùng sức mạnh hải quân ngày càng lớn mạnh của mình để khẳng định chủ quyền với phần lớn diện tích vùng biển này. Dư luận thế giới cũng như khu vực đang tỏ ra lo ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột quân sự.

Trung Quốc và Philippines cáo buộc lẫn nhau vi phạm Tuyên bố ứng xử trên biển (DOC), một thỏa thuận giúp xây dựng niềm tin và không có tính ràng buộc pháp lý được Trung Quốc và ASEAN kí kết vào năm 2002.

Giới phê bình cho rằng Trung Quốc có ý định củng cố tuyên bố chủ quyền của mình trên biển bằng sức mạnh hải quân ngày càng lớn mạnh và vượt trội so với các quốc gia khác trong khu vực. Vì thế, Bắc Kinh không hề muốn nhanh chóng tiến tới Bộ qui tắc ứng xử.

Năm ngoái, lần đầu tiên dư luận chứng kiến sự chia rẽ giữa các quốc gia ASEAN về tranh chấp trên Biển Đông. Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN do Campuchia làm chủ trì, lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm thành lập, Hội nghị của ASEAN không tiến tới được tuyên bố chung. 

Trong khi đó, hãng tin Kyodo News (Nhật Bản) dẫn thông tin từ một tài liệu quân sự mật cho biết Trung Quốc vừa xây dựng lộ trình tuần tra hàng hải phủ gần như toàn bộ các mỏm đá, bãi cạn và đảo nhỏ trên Biển Đông, thậm chí chí sát vào đất liền Philippines.

Lộ trình tuần tra này của Trung Quốc sẽ bao phủ vùng biển, các hòn đảo, mỏm đá và bãi cạn nằm trong cái mà Trung Quốc gọi là “đường 9 đoạn” (đường lưỡi bò), chiếm gần hết, nếu không muốn nói là toàn bộ diện tích Biển Đông.

Báo cáo này cho biết tàu chiến, tàu tuần tra và tàu đánh cá Trung Quốc thường xuyên xuất hiện tại Đá Vành Khăn (thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam). Ngoài ra, cũng theo báo cáo này, vừa qua Trung Quốc đã biến Bãi Cỏ Mây thành một bốt hải quân với bãi đậu trực thăng, sân bê tông, nơi đặt ụ súng cho 2 súng chống máy bay và 2 súng máy, các thiết bị ra đa và thông tin liên lạc vệ tinh như chảo parabol, ăng ten, pin mặt trời, đèn chiếu sáng và thậm chí cả một sân tập bóng rổ. Tại đây Trung Quốc đã cho xây dựng một tháp quan sát bằng bê tông cao 3 tầng.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã nâng cấp cơ sở quân sự tại Đá Vành Khăn, Đá Ken Nam, Đá Gạc Ma, Đá Chữ Thập, Đá Subi, Bãi Châu Viên, Đá Lạc (tất cả đều thuộc Trường Sa, Việt Nam) và để các khu vực này chịu sự kiểm soát của Hạm đội Nam Hải thuộc Hải quân Trung Quốc.


Cơ sở quân sự của Trung Quốc trên Đá Vành Khăn (thuộc Trường Sa, Việt Nam).

Theo báo cáo trên, “Đá Chữ Thập được Trung Quốc sử dụng làm cảng để đậu tàu đổ bộ hạng Yuting” và đây cũng là “trung tâm nghiên cứu hải dương học và thông tin liên lạc” của Trung Quốc.

Báo cáo này cũng cho hay hầu hết các tàu chiến và tàu khu trục khởi hành từ các căn cứ hải quân trên đảo Hải Nam để tuần tra trên Biển Đông, đặc biệt là 3 căn cứ Á Long, Du Lâm và Trạm Giang. Được biết, “những căn cứ này cũng là căn cứ cho tàu ngầm nằm cách Bãi Cỏ Mây (Trường Sa, Việt Nam) 640 hải lý.

Báo cáo này cho rằng lộ trình tuần tra mới này của Trung Quốc khiến tình hình trong khu vực trở nên “bất ổn hơn” đặc biệt sau khi Trung Quốc tạo “sự thay đổi nghiêm trọng” trên Biển Đông bằng hành động điều tàu tới Bãi Cỏ Mây hồi tháng Hai vừa qua.

 

Nguồn: http://infonet.vn/The-gioi/Trung-Quoc-quyet-tri-hoan-COC-tiep-tuc-hung-hang-tren-Bien-Dong/101698.info

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.