10 siêu chiến hạm trong lịch sử quân sự thế giới
Sunday, September 22, 2013 21:24
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
– Trong số đó, phần lớn đều là siêu chiến hạm của người Mỹ.
10. Hood Class
HMS Hood là tàu chiến-tuần dương cuối cùng của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc. Đây được xem là niềm tự hào của Hải quân Hoàng gia Anh trong những năm giữa hai cuộc thế chiến. Tên của chiến hạm được đặt theo Samuel Hood, vị Đô đốc lừng danh vào thế kỷ 18.
Có thể nói, Hood là chiếc tàu chiến lớn nhất từng được chế tạo trong suốt những năm ’20và ’30 của thế kỷ trước. Được biết, “mãnh thú” của biển khơi này đã từng thực hiện những hành trình vòng quanh thế giới để “ra oai” sức mạnh.
Tuy nhiên, thời kỳ hoàng kim của Hood nhanh chóng kết thúc khi thế chiến thứ hai nổ ra. Niềm tự hào của nước Anh nhanh chóng bị những tàu chiến hàng đầu của Hitler hạ gục, cụ thể là tàu thiết giáp Bismarck và tuần dương hạm hạng nặng Prinz Eugen.
Ngày 1/5/1941 là ngày khó quên với chiếm hạm Hood khi chính thức bị “tử nạn”. Sau 5 đợt pháo từ tàu Bismarck, Hood đã bị chìm xuống đáy biển. Chỉ còn đúng 3 người trong 1.418 thủy thủy đoàn may mắn sống sót.
9. Deutschland Class
Deutschland, về sau được đổi tên thành Lützow, là chiếc tàu nổi tiếng của lực lượng Hải quân Đức trong thế chiến thứ hai. Theo cách gọi của người Đức, Deutschland là tàu bọc thép. Tuy nhiên, Hải quân Hoàng Gia Anh lại đặt tên lóng cho Deutschland là “thiết giáp hạm bỏ túi” vì ngoại hình nhỏ bé nhưng ẩn chứa sức mạnh nguy hiểm của Deutschland.
Bí quyết về tốc độ cũng như sức mạnh nằm ở thiết kế sáng tạo khiến chiến hạm Deutschland nhẹ và vô cùng chính xác trong chiến đấu. Bằng cách sử dụng động cơ diesel thay vì chạy loại turbine hơi nước, kết hợp với vỏ tàu hàn điện, Deutschland có thể hoàn thành hành trình lên tới 12.500 km. Thời bấy giờ, thiết chiến hạm bỏ túi của người Đức đã trở thành nỗi sợ hãi của hải quân đồng minh.
8. Essex Class
Trong thế kỷ 20, Essex được biết đến như mẫu tàu sân bay được chế tạo nhiều nhất thế giới với số lượng 24 chiếc. Ban đầu, có khoảng 32 chiếc tàu được đặt hàng nhưng kế hoạch bị thay đổi vào phút chót nên chỉ có 24 chiếc ra đời. Dù sao, đây cũng là con số đáng nể vào thời bấy giờ.
Lớp tàu sân bay Essex trở thành xương sống tạo nên sức mạnh chiến đấu cho Hải quân Mỹ kể từ sau thế chiến thứ hai đến khi các siêu hàng không mẫu hạm được dùng để phục vụ hạm đội với số lượng đáng kể trong giai đoạn những năm ’60 và ’70.
Ngày 17/3/1945, trong cuộc công kích đảo Honshu của Nhật, một tàu Essex Class mang tên USS Franklin đã bị tấn công. Mặc dù gặp sự tấn công như vũ bão của hàng loạt máy bay Nhật nhưng tàu chiến của Mỹ vẫn trụ vững trong 12 tiếng đồng hồ. Đặc biệt, mặc dù bị biến thành một quả cầu lửa sau 12 tiếng chống cự và hầu hết các thủy thủ đều thiệt mạng nhưng tàu vẫn không hề chìm.
7. Bismarck Class
Bismarck là một thiết giáp hạm của Hải quân Đức, được đặt theo tên vị Thủ tướng nổi tiếng Otto von Bismarck trong thế kỷ 19. Ông là người có công lớn nhất trong việc thống nhất nước Đức vào năm 1871.
Được hạ thủy vào tháng 2/1939, Bismarck chính thức hoàn tất vào tháng 8/1940. Ngày 19/5/1941, Bismarck tham gia chiến dịch duy nhất của mình với tên mã Rheinübung. Cùng với Prinz Eugen, thiết giáp hạm Bismarck đã đánh bại HMS Hood, niềm tự hào của nước Anh. 5 loạt đạn từ súng cao cấp của Bismarck đã hạ gục chiếc tàu chiến-tuần dương Hood. Ngay lập tức, Thủ tướng Anh ra lệnh “đánh chìm Bismarck” để “rửa nhục” cho HMS Hood.
Sáng 27/5/1941, Bismarck đã bị tổng lực tấn công và chìm sau 3 giờ chống trả cùng với 2.000 thủy thủ vào lúc 10 giờ 39 phút.
6. North Carolina Class
Ngày 1/6/1940, những chiếc thiết giáp hạm North Carolina và Washington đầu tiên của Mỹ đã được trình làng. North Carolina và Washington được xem là thiết giáp hạm thế hệ mới đầu tiên của người Mỹ với ngư lôi và boong giáp mạnh mẽ, bền bỉ hơn so với các mẫu chiến hạm trước kia.
Được biết, cả 2 lớp chiến hạm North Carolina lẫn Washington đều được sử dụng rộng rãi trong thế chiến thứ hai trong nhiều vai trò khác nhau, chủ yếu là tại mặt trận Thái Bình Dương.
5. Fletcher Class
Được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo trong giai đoạn thế chiến thứ hai, Fletcher trở thành nỗi ám ảnh của lực lượng hải quân rất nhiều nước muốn đối đầu với Mỹ. Đầu năm 1943, năm chiếc tàu khu trục Fletcher đầu tiên đã đến Thái Bình Dương.
Nhiệm vụ của chúng là tiêu diệt và phá vỡ các đoàn vận tải của Nhật Bản. Ngoài ra, Fletcher cũng có một nhiệm vụ quan trọng nữa, đó là đóng vai trò tàu hộ tống cho các soái hạm khác.
4. Ticonderoga Class
Mục đích ban đầu khi ra đời của Ticonderoga chính là trở thành một vũ khí chiến lược của Mỹ trong cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô những năm ’70. “Vai diễn” đầu tiên mà Ticonderoga đảm nhiệm chính là tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường.
Tuy nhiên, mục đích đó dường như là chưa đủ với Hải quân Mỹ. Vào năm 1980, Ticonderogas đã được nâng cấp thành tàu tuần dương. Đây cũng được coi là tiền bối của mẫu tàu điều khiển bằng máy tính trong thời đại kỹ thuật số hiện nay.
3. Queen Elizabeth Class
Thiết giáp hạm Queen Elizabeth hạ thủy vào năm 1913. Đây là mẫu thiết hạm đầu tiên ứng dụng thiết kế mới với việc động cơ chạy bằng dầu thay vì than.
Đầu năm 1916, Queen Elizabeth có sự tham gia của 4 tàu khác tên là Barham, Malaya, Valiant và Warspite. Queen Elizabeth được trang bị 8 pháo chính 16 inch. Queen Elizabeth là những thiết giáp hạm đầu tiên được trang bị kiểu hải pháo 381 mm Mk.
2. Nimitz Class
Với chiều dài 333 m, tàu sân bay Nimitz được đánh giá là một trong những chiếc tàu chiến lớn nhất trên thế giới. Mục đích ra đời của Nimitz là phục vụ cho cuộc chiến tranh lạnh của người Mỹ. Được biết, nhiên liệu trên tàu đủ để dùng trong vòng 20 năm và tàu có tuổi thọ khoảng trên 50 năm.
Ngày 3/5/1975, chiếc tàu Nimitz đầu tiên được hạ thủy. Đến ngày 10/1/2009, chiếc tàu cuối cùng được đưa vào hoạt động dưới sự chỉ đạo của tổng thống Mỹ H.W. Bush. Với sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, các mối đe dọa trong cuộc chiến tranh lạnh hầu như biến mất và vai trò của tàu sân bay Nimitz Class cũng bị thay đổi.
1. Lowa Class
Lowa từng là niềm tự hào của nước Mỹ với vai trò mẫu chiến hạm hùng mạnh nhất mà họ từng sản xuất. Lịch sử chiến đấu của Lowa cũng khiến nước Mỹ hãnh diện bởi khả năng lướt trên mặt nước với vận tốc cực nhanh, lên đến 53 km/h.
Lowa từng tham dự vào các cuộc tấn công của Mỹ trên biển Thái Bình Dương nhằm vào Nhật Bản. Ngoài ra, Lowa cũng góp mặt trong chiến tranh Việt Nam. Đến năm 1991, Lowa tham gia chiến tranh vùng vịnh và lui vào “hậu trường” từ năm 1992.
chiến hạm, tàu chiến, tàu khu trục, tàu chiến-tuần dương, thiết giáp hạm, tàu bọc thép, tàu sân bay, Hải quân Hoàng gia Anh, hải quân Đức, hải quân Hoa Kỳ, Deutschland Class, Essex Class, Bismarck Class, North Carolina Class, Fletcher Class, Ticonderoga Class, Nimitz Class, Lowa Class, thiết bị quân sự
2013-09-22 19:59:28