ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Án tử hình ở Trung Quốc
Sunday, September 15, 2013 19:26
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trung Quốc xử tử rất nhiều. Nhiều hơn tổng số trường hợp tử hình khác trên toàn thế giới. Mặc dù số lượng tử tù là bí mật quốc gia tại Trung Quốc, nhưng ước tính khoảng 3000 đến 5000 tù nhân bị tử hình hàng năm.

Gần đây, cựu Bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân cũng nhận án tử hình. Ông này đã giữ chức Bộ trưởng trong 8 năm, và đã nhận hối lộ ít nhất 10 triệu Đô la Mỹ. Và ông ta có thể đã thoái lui êm thấm nếu không bị một số người điều tra, và nếu vụ tai nạn tàu cao tốc năm 2011 tại thành phố Ôn Châu không xảy ra. Vụ tai nạn đã làm rất nhiều người thiệt mạng. Ông này đã ký hợp đồng xây dựng với người thiếu năng lực.

Án tử hình của Lưu Chí Quân bị hoãn 2 năm, và thường là bản án loại này sẽ giảm xuống mức chung thân, rồi giảm xuống 10 đến 15 năm tù giam.



 


Tất nhiên, như tôi đã nói, Trung Quốc đã hành quyết rất nhiều người, nhưng không phải ai cũng được may mắn như vị cựu bộ trưởng này. Hạ Quân Phong là 1 ví dụ điển hình. Người này bị tử hình vào năm 2011 do đâm chết 2 vị “chengguan”. Bạn có thể thắc mắc, “chengguan” là ai? Ví dụ đây nhé. Thực ra đó là ảnh tuyên truyền lừa bịp thôi. Đây mới là Chengguan. Chengguan có nhiệm vụ trị an khu phố. Và đây là cách họ thực hiện công việc. Để ý đồng phục nhé, ảnh tuyên truyền là có sơ vin. Ngoài đời không sơ vin. Thế cho dễ đánh người. Anh Hạ khai rằng anh ta đâm 2 vị chengguan để tự vệ, vì họ không nói mình là trị an, cũng chẳng đưa lý do, mà chỉ lao vào đánh người. Tuy nhiên tại phiên tòa, nhân chứng duy nhất được phép lấy lời khai là 1 vị chengguan khác. Công bằng không nhỉ? Đương nhiên là không rồi.

Chính quyền Trung Quốc tử hình rất nhiều người khó có thể coi là tội phạm theo lẽ thường, họ cũng không hề được xét xử công khai và thậm chí không hề phạm tội. Đó thường là những người bất đồng quan điểm với chính quyền, hoặc những người theo tín ngưỡng. Và chính quyền Trung Quốc thường làm loại người này “biến mất”. Chính quyền này thừa nhận đã lấy nội tạng của tử tù để cung cấp cho khoảng 10.000 ca ghép tạng hàng năm. Người ta cũng phát hiện các tử tù này không hề được xét xử bởi hệ thống luật pháp. Vậy là bạn đã có thể tưởng tượng ra tình trạng giết người hàng loạt đang diễn ra tại Trung Quốc. Vụ việc này còn được lấy làm cảm hứng trong tiểu thuyết Thế chiến Z. Nhưng nhà làm phim đã phải cắt bớt tình tiết này.

Dù có mang ra tòa thì án tử hình cũng được phán rất tùy tiện. Luật sư Lưu Vĩ Quốc tại Sơn Đông từng nói với đài Atlantic rằng các quan chức Cộng sản có thể yêu cầu tòa ra lệnh tử hình để duy trì “ổn định xã hội”. Thật là quá mơ hồ và dễ bị lạm dụng.

Theo truyền thống Trung Quốc, theo Khổng giáo, người ta coi trọng lòng khoan dung hơn là sự trừng phạt, chứ đừng nói đến việc xử tử. Nhưng Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình lại muốn sử dụng án tử với khẩu hiệu :”Xoa dịu cơn giận của dân chúng”. Về bản chất thì đó không phải là luật pháp và công lý, đó là ý kiến chủ quan của Đảng hay mong muốn của nhiều người dân. Đây chính là điềm xấu cho vị cựu Bộ trưởng Lưu Chí Quân. Mặc dù án tử hình cho quan chức thường sẽ giảm xuống 10 đến 15 năm tù, cũng có trường hợp phán quyết bị lật lại… nếu người dân rất giận dữ. Và với Lưu, dân chúng thật sự giận dữ.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu người dân thực sự muốn vị cựu bộ trưởng đường sắt này phải chịu mức án cao nhất? Nhất là gần đây Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang rao giảng về củng cố Đảng Cộng sản và bài trừ tham nhũng. Liệu Lưu Chí Quân có thể thoát án tử? Ngay cả với mức tham nhũng nặng nề của ông ta?

Theo NTDTV.com

Facebook: https://www.facebook.com/NtdVietnamese
Subscribe for more China Uncensored:
http://www.youtube.com/ntdchinauncens…

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.