Bí ẩn rừng Amazon khiến các nhà khoa học bó tay
Thursday, September 5, 2013 7:36
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Loại mạng hình thân cây, bao quanh bằng một hàng rào rộng 2 cm, được tìm thấy ở vùng Amazon của Peru đang là một câu hỏi lớn cần lời đáp.
Mạng lần đầu được Troy Alexander, một sinh viên đã tốt nghiệp trường đại học công nghệ Georgia, Mỹ phát hiện gần Trung tâm nghiên cứu Tambopata, Peru.
Lúc đầu, anh nghĩ rằng nó có thể là một cái kén ngài bị hủy bỏ, nhưng về sau anh này còn phát hiện thêm vài chiếc nữa, cũng có hình thù khá đặc biệt.
Alexander đã đăng tải những bức hình này lên mạng Reddeit và nhờ sự giúp đỡ của các nhà khoa học.
Chris Buddle, một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về các loài nhện, bọ cạp.. thuộc ĐH McGill cho biết cả anh và các đồng nghiệp của mình đều không có chút khái niệm nào về loại mạng này.
Nguồn gốc và hình thù kỳ lạ của mạng khiến các nhà khoa học đau đầu. |
Norman Platnick, một chuyên gia về các loài nhện thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên New York cũng không biết loại động vật nào đã tạo ra chiếc mạng này.
Hiện, các thành viên của trang mạng Reddit đang cho rằng đây là “thành quả” của một loại ngài nào đó, hoặc là cách để bảo vệ cho trứng nhện hay bảo vệ cơ thể trước một vài loại nấm.
Nếu như đây là “sản phẩm” của một loài mới nào đó thì điều này không có gì là ngạc nhiên. Rừng nhiệt đới là nơi có tới hàng triệu loại động vật chân đốt đang sinh sống. Trong một bản nghiên cứu về động vật chân đốt ở vùng rừng Panama, trong một phạm vi rộng bằng một thành phố, người ta tìm thấy 25.000 loài côn trùng, nhện, và nhiều loại chân đốt… 70% trong số đó là loài mới. Bản nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cứ 300 loài chân đốt thì có một loài động vật có vú.
Hiền Thảo (theo NBCS)
2013-09-05 04:44:25
Nguồn: http://kienthuc.net.vn/tin-tuc/bi-an-rung-amazon-khien-cac-nha-khoa-hoc-bo-tay-259761.html