ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bí ẩn tòa nhà thứ 3 sụp đổ trong vụ 11/9
Wednesday, September 18, 2013 18:12
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Chỉ ít giờ sau khi Trung tâm Thương mại đổ xuống, tòa nhà Building 7 (hay còn gọi là Tháp 7) cao 47 tầng cũng đổ sụp trong một thời gian rất ngắn mặc dù không hề bị đâm.

Tòa tháp 47 tầng sụp trong 7 giây

12 năm sau vụ khủng bố 11/9, nhiều vấn đề đã được làm sáng tỏ. Kẻ chủ mưu, đồng thời là thủ lĩnh của Al-Qaeda đã chết, nhưng nỗi đau vẫn còn tồn tại. Bên cạnh việc xây dựng khu tưởng niệm cho những nạn nhân xấu số, người Mỹ vẫn không ngừng lật lại hồ sơ vụ việc, như một cách thể hiện sự tiếc thương với những người quá cố. Nguyên nhân sụp đổ của tòa Tháp đôi đã quá rõ ràng, tuy nhiên, 7 tiếng sau khi tòa tháp đôi đổ xuống, một tòa nhà khác cũng sụp theo mà không hề bị một tác động trực tiếp nào. 

Đó là tòa nhà thứ 3 bị sụp trong sự kiện 11/9, vẫn được gọi tắt là Tháp 7. Thực chất nó là một phần trong khu phức hợp của Trung tâm Thương mại Thế giới. Vào thời điểm khánh thành năm 1984, nó là tòa nhà cao nhất trên 33 tiểu bang Mỹ.

Ngày 11/9, không giống như hai tòa tháp đôi, Tháp 7 không bị máy bay đâm phải nhưng lại sụp trong thời gian rất ngắn. Người ta đã đo được trên các đoạn phim quay cảnh sụp đổ của Tháp 7 là từ 6,5 đến 7 giây, xấp xỉ bằng thời gian rơi tự do trong chân không của một quả táo từ độ cao 186 mét (6,2 giây). Điều bất bình thường này là một trong những điểm nhấn của phong trào đòi sự thực về vụ 11/9 của một nhóm kỹ sư Mỹ.

Năm 2008, các nhà điều tra đã kết luận lý do tòa tháp bị sụp vì bị cháy. Bản kết luận này được Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Mỹ, có trụ sở Washington DC công bố. Trong báo cáo, người ta lý giải rằng những mảnh vụn từ tòa tháp đôi bắn vào Tháp 7 và gây cháy ở nhiều tầng khác nhau. Sau nhiều giờ, đám cháy lan ra khiến cho hệ thống phòng cháy chữa cháy của tòa nhà bị tê liệt và cuối cùng, tòa nhà bị sụp đổ.

Ảnh chụp hiện trường Tháp 7 sau khi đổ, vị trí của nó khá xa tháp đôi

Điều tra viên chính của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ, tiến sĩ Shyam Sunder trả lời phỏng vấn đài BBC: “Tất cả dữ liệu chúng tôi có đều cho thấy đây là một vụ cháy nhà bình thường. Các đám cháy đã lan rộng ra nhiều tầng, làm ảnh hưởng đến kết cấu khiến cho tòa nhà bị sụp”.

Kết luận này khiến cho Tháp 7 trở thành tòa nhà chọc trời bằng thép đầu tiên và duy nhất trên thế giới bị sụp đổ vì hỏa hoạn. Chính vì những lý giải không thỏa đáng mà có nhiều lý luận cho rằng sự sụp đổ của tòa nhà này nằm trong một âm mưu có kiểm soát.

Hỏa hoạn có thể gây sụp tòa tháp?

Nhiều kiến trúc sư, kỹ sư và nhà khoa học đã lên tiếng khẳng định hỏa hoạn không thể khiến cho một tòa nhà kiên cố như thể sụp đổ. Họ đã tập hợp nhau lại thành một nhóm, quyết tìm cho ra lý do thật sự của sự việc này. Nhóm có tên “Sự thật 11/9″.

Người sáng lập nhóm, kiến trúc sư Richard Gage cho biết, sự sụp đổ của tòa tháp thứ 3 là một điển hình của sự phá hủy sử dụng thuốc nổ có kiểm soát. Ông nói: “Tháp 7 là một ngòi nổ của vụ 11/9. Việc cả một tòa nhà 47 tầng sụp xuống với tốc độ gần như rơi tự do, mà lại sụp một cách cân đối và ổn định thì một học sinh lớp 6 cũng thấy nó không phải là một kết quả của một quá trình tự nhiên. Theo lẽ thường, những tòa nhà sẽ đổ từng phần, nghiêng ra ngoài chứ không sụp gọn gàng ngay trên nền của nó như vậy”.

Có một điều lạ là việc sụp đổ của Tháp 7 không được đề cập trong bản báo cáo chính thức của sự kiện 11/9. Và cuộc điều tra đầu tiên về tòa tháp thứ 3 này của cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang đã không xác định được nguyên nhân gì khiến nó sụp đổ như vậy. Đến tháng 5/2002, cơ quan này đưa ra giả thiết tòa nhà bị sụp do bị cháy dữ dội trong nhiều giờ bởi hàng ngàn gallon dầu diesel lưu trữ trong đó. Nhưng bản báo cáo cũng khẳng định “giả thiết này chỉ có một xác suất thấp xảy ra”.

Từ thời điểm đó, thêm một cuộc điều tra quy mô quốc gia kéo dài 2 năm đã được mở ra và người ta lại nhắc lại điệp khúc hỏa hoạn. Đó chính là cuộc điều tra của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Mỹ. Tuy nhiên, ngay sau khi bị sụp, toàn bộ thép của Tháp 7 đã được mang đi nấu để tái sử dụng, vì vậy các cuộc điều tra sau này đều không có “vật chứng” để nghiên cứu.

Kết luận của điều tra dựa vào mô hình của máy tính. “Đó là một công việc phức tạp đòi hỏi mức độ trung thực trong việc lập mô hình và tính chính xác trong việc phân tích. Tất cả đều dựa trên mô hình, Điều chưa bao giờ có trước đây”, điều tra viên của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Mỹ tiết lộ. Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Mỹ cũng phải công nhận rằng việc Tháp 7 sụp đổ vì hỏa hoạn là “vô tiền khoáng hậu”.

Rất nhiều chuyên gia xây dựng và cháy nổ đã lên tiếng phản đối lý giải của các cuộc điều tra. Họ cho rằng lý do hỏa hoạn khiến một tòa tháp 47 tầng sụp đổ là “không thể chấp nhận được”, “phi logic” và “bất chấp các định luật vật lý”. Kiến trúc sư Alfred Lee Lopez, với 48 năm kinh nghiệm cho biết: “Tôi khẳng định đám cháy không thể gây ra sự sụp đổ của Tháp 7. Nguyên nhân thực thế của sự sụp đổ là người ta đã cho nổ tung nó”.

Kỹ sư xây dựng Antonio Artha viết vào bản kiến nghị: “Lửa và các tác động của nó không thể làm sụp đổ kết cấu thép của tòa nhà với tốc độ rơi tự do như thế. Điều này đi ngược lại các định luật vật lý, trừ khi các điều tra viên có thể chứng minh điều ngược lại”.

Hơn 1.700 kiến trúc sư và kỹ sư trên toàn nước Mỹ đồng loạt ký vào một bản kiến nghị kêu gọi mở một cuộc điều tra mới về vụ sụp đổ của Tháp 7. Cuộc điều tra này phải tính đến mọi nguyên nhân, bao gồm việc sử dụng vật liệu nổ.

Thanh Xuân (theo BBC, WashingtonBlog)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.