ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: vietbao.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bí quyết “chăm sóc” tủ lạnh rất bổ ích cho các bà nội trợ
Wednesday, September 11, 2013 22:12
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Chiếc tủ lạnh như là “bạn thân” của mỗi bà nội trợ, nên nó cũng cần được “lắng nghe và thấu hiểu”. Nếu không được chăm nom đúng cách, “bạn thân” rất có thể trở thành “kẻ giết người thầm lặng”. Làm thế nào để tủ lạnh không chỉ gọn gàng sạch đẹp mà còn đảm bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình?

TIN LIÊN QUAN:

>> Khử mùi hôi tủ lạnh bằng vỏ quýt

>> Bí quyết sắp xếp đồ trong tủ lạnh

Và bây giờ mình sẽ chia sẻ với mọi người kinh nghiệm chăm sóc “bạn” tủ lạnh nhà mình.
Đó là một “em” Hitachi không lớn lắm cũng không nhỏ lắm, nói chung là vừa đủ để đáp ứng nhu cầu ăn uống cả tuần của một gia đình 4 người. Mình không có thời gian cũng như thói quen đi chợ hàng ngày, nên mình thường mua sắm thực phẩm cho cả tuần (có khi hơn) và bảo quản trong tủ lạnh hoặc các ngăn tủ bếp nếu phù hợp. Việc bảo quản thực phẩm sao cho đảm bảo vệ sinh, dinh dưỡng, tươi lâu, gọn gàng tiện lợi và tiết kiệm thời gian chuẩn bị bữa ăn rất quan trọng.

Phân loại thực phẩm

Thường thì thực phẩm sau khi mua về được mình phân loại như thế này:

- Đối với các món chính (thịt, cá, tôm…) nếu không ăn ngay thì rửa sạch, chia thành từng bữa vừa ăn và bỏ vào hộp theo kích cỡ tương ứng. Để dễ sắp xếp và tiết kiệm diện tích, mình thường dùng một loại hộp với nhiều cỡ từ nhỏ đến lớn. Bữa nào ăn gì chỉ cần rút hộp đó ra, thường là chiều ăn thì buổi sáng mình lấy hộp thức ăn từ ngăn đông bỏ xuống ngăn mát để rã đông tự nhiên, hôm nào quên mới cần dùng đến lò vi sóng. Ngăn cửa tủ đông là nơi bảo quản khoai tây lạnh để chiên, các loại rau củ quả đông lạnh dùng làm salad.

- Rau củ quả: Nhà mình ăn nhiều rau quả, nên đương nhiên rất chú trọng đến việc bảo quản rau quả sao cho tươi lâu. Mình thường mua rau ở cửa hàng rau sạch, vừa yên tâm về an toàn thực phẩm, vừa tiện vì đã được đóng gói sạch đẹp, chỉ việc cho vào ngăn rau tủ lạnh, nếu thiếu chỗ thì trưng dụng thêm các ngăn mát, bảo quản được khá lâu. Với những thứ mua ở chợ thì mình làm sạch rau củ, loại thì để ráo, loại nào cần thiết thì làm khô bằng rổ quay rau, sau đó cho vào hộp nhựa có nắp, bao zipper hay các khay đựng cho những loại không cần đậy kín. Có thể lót thêm giấy thấm nếu rau chưa thật sự khô. Làm như vậy, rau củ quả sẽ được giữ tươi suốt tuần và khi đem ra nấu chỉ việc xả sơ dưới vòi.

Bi quyet cham soc tu lanh rat bo ich cho cac ba noi tro

- Các loại gia vị cần bảo quản lạnh và thức ăn chín cần lưu trữ cũng được cho vào hộp kín và đặt nơi phù hợp. Đối với đồ ăn chín thì mình cho vào hộp thủy tinh tròn có nắp, khi lấy ra dùng chỉ việc bỏ nắp và hâm trực tiếp trong lò vi sóng, rất tiện lợi. Thức ăn nhanh, trứng, sữa, phô mai, nước uống… cũng có ngăn riêng để cất.

Tiết kiệm không gian tủ lạnh

Không cần phải sắm cái tủ lạnh quá to mới đủ chỗ đựng thực phẩm cho cả tuần. Tủ lạnh có dung tích phù hợp với số lượng thành viên cũng như thói quen sinh hoạt của gia đình sẽ đem lại sự thuận tiện và các giải pháp tiết kiệm năng lượng, diện tích.

Để tối ưu hóa không gian tủ lạnh, nên có sự sắp xếp hợp lý. Tránh nhét bừa vào tủ lạnh đủ thể loại bao bì, chai lọ, hộp to hộp nhỏ hoặc đồ ăn còn nguyên gói xách từ chợ về…, vừa mất vệ sinh vừa lộn xộn, rối mắt, chật chội và khó sử dụng. Hãy phân loại thực phẩm trong các loại hộp, khay, bao bì… phù hợp; sắp xếp trật tự theo các ô, ngăn tương ứng và sử dụng các đồ đựng, phân ngăn chuyên dụng cho tủ lạnh để tận dụng không gian một cách tối ưu.

Bi quyet cham soc tu lanh rat bo ich cho cac ba noi tro

Bi quyet cham soc tu lanh rat bo ich cho cac ba noi tro

Chăm sóc tủ lạnh

Đây là chế độ chăm sóc tủ lạnh ở nhà mình:
- Vệ sinh định kỳ mỗi tuần một lần bằng chanh và nước sạch. Chanh có tác dụng tẩy rửa tốt, lưu lại mùi hương thiên nhiên nhẹ nhàng và không làm thực phẩm ảnh hưởng bởi hóa chất. Vệ sinh ngay lập tức nếu lỡ để trào, dính thức ăn trong tủ lạnh.
- Luôn đặt trong ngăn mát tủ lạnh một vài lát chanh hoặc vỏ quýt để khử mùi, tạo mùi hương thơm mát tự nhiên khi mở tủ.
- Những thực phẩm có mùi luôn được đậy kín để tránh ô nhiễm mùi cho tủ lạnh cũng như các loại thức ăn khác.

- Phân loại và sắp xếp các loại thực phẩm có chức năng và chế độ bảo quản riêng theo từng khu vực tương ứng: thịt cá, rau củ quả, trứng, sữa, bơ và phô mai, thức ăn nhanh, đồ ăn chín, nước sốt và gia vị…

Sắp xếp linh hoạt và hợp lý

Thực phẩm trong tủ lạnh không phải lúc nào cũng giống hệt nhau cả về thể loại lẫn số lượng. Tủ lạnh của “người độc thân vui tính” khác với tủ lạnh của một bà mẹ có con nhỏ đang tuổi ăn dặm, tủ lạnh đầu tuần khác với tủ lạnh cuối tuần… Chính thói quen ăn uống phong phú và đa dạng theo từng thời điểm, sở thích của từng thành viên, sự thuận tiện khi mua sắm…  mà chiếc tủ lạnh có rất nhiều cách sắp xếp phù hợp, miễn là đáp ứng được nhu cầu bảo quản thực phẩm và hợp lý hóa không gian.

Tủ lạnh có một ưu điểm so với nhiều loại tủ khác là có thể điều chỉnh độ cao thấp của các ngăn, cho phép chúng ta bố trí linh hoạt tùy theo loại và lượng thực phẩm cần bảo quản. Với bản thân mình thì yếu tố thẩm mĩ khi sắp xếp tủ lạnh đứng hàng thứ yếu (tất nhiên nếu đẹp được thì càng tốt). Điều cần ưu tiên hơn là sự thuận tiện khi sử dụng, nói nôm na là dễ lấy và dễ cất.

Do đó mình thích dùng các loại hộp và khay dài (có nắp hoặc không nắp tùy theo chế độ bảo quản) để tận dụng chiều sâu và chiều cao. Khi xếp như vậy, mình có thể quan sát hết các món đồ, khi cần lấy món nào có thể rút ra dễ dàng, lại giúp khí lạnh lưu thông giữa các hộp đựng tốt hơn. Nếu sắp xếp theo chiều ngang của tủ lạnh, thì ngoài việc phải nhấc các hộp bên ngoài để lấy các hộp bên trong, đôi khi cái đầu đãng trí của chúng ta còn quên bẵng mất ở phía trong đang có thứ gì, chưa kể đến hiện tượng đông đá ở các hộp bên trong và kém lạnh ở các hộp bên ngoài có thể xảy ra nếu xếp sát quá, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng thực phẩm.

Cũng vì nhu cầu thực phẩm khác nhau theo từng thời điểm, nên đôi khi các ngăn chức năng đã được “quy hoạch” cho từng loại thực phẩm không đủ chỗ để đáp ứng nhu cầu lưu trữ. Ví dụ: Ngăn trứng đựng được 12 quả trong khi chúng ta mua về 30 quả, nhiều loại gia vị và nước sốt đang ăn dở dang cần có chỗ ở riêng hơn là diện tích khiêm tốn bên cánh cửa, sở thích ăn nhiều rau khiến ngăn rau bị quá tải… Lúc đó, chúng ta có thể linh hoạt cho các loại thực phẩm đang lâm vào cảnh “không nhà” sang “tạm trú” ở các ngăn khác, miễn là vẫn có cách bảo quản phù hợp, không ảnh hưởng đến các loại thực phẩm đang chứa đựng ở đó. Ví dụ: Trứng có thể cho vào hộp kín, chai lọ hay đồ hộp đặt vào khay kéo, tạo thêm một ngăn rau phụ trợ bằng hộp nhựa đậy kín có tay cầm… và để chung trong ngăn lạnh.

Bi quyet cham soc tu lanh rat bo ich cho cac ba noi tro

Một vấn đề nữa là đôi khi chúng ta phải “phá cách” để bảo quản thực phẩm ở những vị trí không được chuẩn mực lắm theo lời khuyên của các chuyên gia, miễn là qua thực tế trải nghiệm thấy vẫn ổn. Ví dụ: Sữa bảo quản ở ngăn lạnh tốt hơn là ở cánh cửa, nhưng trong trường hợp chỉ có cánh cửa là nơi sắp xếp tối ưu để tiết kiệm diện tích thì cũng đành vậy và tất nhiên phải điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Cà chua cũng được khuyên bảo quản bên ngoài, nhưng đó là ở những vùng mát mẻ như Đà Lạt, miền Bắc mùa đông hay xứ ôn đới, chứ với khí hậu phương Nam mà không cho vào tủ lạnh cũng không có chế độ bảo quản đặc biệt thì rất nhanh hỏng.

Hộp đựng cho tủ lạnh

Đồ ăn chín thì mình chuyên dùng hộp thủy tinh có nắp đậy kín để dễ hâm trong lò vi sóng, còn các loại khác thì dùng khay, hộp nhựa phù hợp để bảo quản. Riêng thực phẩm đông lạnh thì mình chọn hộp nhựa Smart Flap của Nhật Bản với các ưu điểm: nhẹ, bền, đẹp; không cần dùng khóa mà nắp vẫn chặt và kín; đặc biệt có van thông khí nên thuận tiện khi sử dụng trong cả ngăn đông lẫn lò vi sóng (khi cho vào lò vi sóng chỉ việc mở van chứ không cần mở nắp).

Các hộp này chịu nhiệt từ -20 đến 140 độ C, bằng nhựa không độc hại có kháng khuẩn. Mình mua 5 cỡ với dung tích dao động từ 150 đến 940ml, rất tiện dụng để đựng các khẩu phần ăn khác nhau cũng như sắp xếp tiết kiệm không gian. Khi không dùng thì xếp chồng các hộp lên nhau, lồng hộp nhỏ vào hộp to nên cũng gọn.

Bi quyet cham soc tu lanh rat bo ich cho cac ba noi tro

Không cần phải sắm quá nhiều hộp đựng vì có nguy cơ bạn phải tốn diện tích để lưu trữ cho những đồ vật không dùng đến. Ở nhà mình thì số lượng hộp và khay đựng không quá nhiều, thường vào những buổi mới đi chợ về với đầy ắp thực phẩm, mình sử dụng tới 90 hoặc thậm chí 100% số hộp mình có; nhưng lại đủ đa dạng để khi cầm một món đồ ăn mình không phải băn khoăn cái này nên lấy gì để đựng. Do đó, việc tính toán loại và số lượng hộp đựng cần thiết cho tủ lạnh không chỉ giúp bạn thuận tiện khi lưu trữ thực phẩm mà còn làm gọn tủ bếp của bạn.
Duy trì nhiệt độ phù hợp và hạn chế tiêu hao năng lượng
Thường thì ngăn đông có nhiệt độ âm, ngăn lạnh nhiệt độ từ 0-4 độ C và ngăn mát khoảng 7 độ C là phù hợp. Tuy nhiên, không hẳn chúng ta chỉ việc chỉnh nhiệt độ như thế là có thể đảm bảo duy trì đúng nhiệt độ. Sau đây là một vài lời khuyên để ổn định độ lạnh và hạn chế tiêu hao năng lượng.

- Mật độ phù hợp: lượng đồ ăn trong tủ không nhiều quá cũng không ít quá. Nếu tủ lạnh kín mít với những gói đồ ăn chồng chất lên nhau, không tạo một khe hở nào cả để khí lạnh lưu thông thì chất lượng bảo quản thực phẩm sẽ bị giảm sút, dễ phát sinh hiện tượng đông đá, úng rữa ở các vách tiếp giáp trong khi lại thiếu lạnh ở những nơi khác. Nếu sắp xếp đồ ăn quá ít thì sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài khi mở tủ sẽ tăng mạnh, vừa gây tốn điện vừa giảm độ lạnh. Do đó, để duy trì chế độ bảo quản tốt cũng như tiết kiệm năng lượng, ngoài việc chỉnh nhiệt độ phù hợp, nên sắp xếp thực phẩm với mật độ khoảng 60-80%.

Vấn đề của hầu hết các gia đình lưu trữ thực phẩm cả tuần là chúng ta thường có một cái tủ lạnh đầy ắp vào đầu tuần và rỗng tuếch vào cuối tuần, mặc dù về cơ bản thức ăn được lấy đi đều đặn hàng ngày nên có quá tải một chút vào ngày đầu và thoáng rỗng vào ngày cuối cũng không ảnh hưởng tiêu cực gì lắm. Theo kinh nghiệm cá nhân thì mình thường sắp xếp dàn trải hết các ngăn nhưng lại tạo khoảng trống giữa các hộp và vách tiếp giáp, giữa các hộp với nhau và cũng như giữa nắp hộp với khoảng không bên trên để tạo không gian không kín quá cũng không hở quá, lại tận dụng được nhiều chỗ đựng.

Bi quyet cham soc tu lanh rat bo ich cho cac ba noi tro

- Luôn làm nước đá. Ngăn đông của mình có 2 tầng, tầng trên là để bỏ các hộp thực phẩm đông lạnh như thịt cá…, tầng dưới là nơi làm nước đá với khay đá rơi và bảo quản kem. Sự hiện diện của nước đá trong ngăn đông giúp độ lạnh được duy trì tốt hơn và tiết kiệm điện. Vì vậy, ngay cả khi không có nhu cầu dùng nước đá, mình vẫn luôn làm đá và đựng đầy khay trong tủ. Một ưu điểm nữa (rất phù hợp với tình hình thiếu điện ở Việt Nam) là độ lạnh của nước đá cũng như các hộp đồ đông lạnh sẽ giữ cho thức ăn không bị hư hỏng nếu chẳng may bị cúp điện từ sáng đến chiều.

Viet Bao.vn (Theo Đẹp online)

TIN ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH NỔI BẬT

20 mau thiep cuoi doc dao
Khong phai duong an nao cung sach
Xoong noi chay Chua sao cho sach
20 mẫu thiệp cưới độc đáo Không phải đường ăn nào cũng “sạch” Xoong nồi cháy: Chữa sao cho sạch?

TIN XÃ HỘI NỔI BẬT

Xe cho Cuc truong gay tai nan bo mac nan nhan
GS Ngo Bao Chau giup giai bai toan ma so cong dan
Keo quan tai tren song Hu tuc dau long
» Xe chở Cục trưởng gây tai nạn, bỏ mặc nạn nhân » GS Ngô Bảo Châu giúp giải bài toán mã số công dân » Kéo quan tài trên sông: Hủ tục đau lòng

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.