Binh đoàn tàu chiến của Hải quân Nga ở gần bờ biển Syria đang giám sát không phận trong mọi phương án hành động và không phụ thuộc vào tình hình xung quanh. Hải quân Nga cũng có thể cung cấp thông tin thu được khi giám sát không phận cho các kíp trắc thủ phòng không Syria.
Điều đó sẽ giúp phòng không Syria phản ứng kịp thời nhất trước mọi xâm mưu xâm lược của Mỹ và đồng minh cả trên không lẫn trên biển.
Các nguồn tin cho biết, Nga đã phái đến bờ biển Syria tàu chống ngầm cỡ lớn (dự đoán là tàu Kerch) và tàu tuần dương tên lửa (dự đoán là Varyag), cũng như các tàu hỗ trợ.
Chiến hạm Nga đã thường trực ở Địa Trung Hải gần Syria, sẵn sàng chia sẻ thông tin tình báo cho đồng minh của mình
Trên báo chí cũng thấp thoáng thông tin nói rằng, còn có các tàu ngầm Nga đang trực chiến trong khu vực.
Theo tờ The Los Angeles Times, các tàu Nga đã có mặt ở Địa Trung Hải và sẽ đến bờ biển Syria rất nhanh. Nếu các chiến hạm Nga sẽ cung cấp thông tin giám sát không phận cho Syria thì yếu tố này sẽ làm suy yếu đáng kể ưu thế của Mỹ vì sự sẵn sàng của phòng không của Syria và sẽ buộc Hải quân Mỹ phải thường xuyên hơn báo cáo “lên trên” về những gì đang diễn ra trong khu vực và người Nga đang ở đâu.
Washington hiểu rất rõ điều đó nên nhiều chuyên gia quân sự đã nêu quan điểm là việc Nga phái các tàu chiến đến Syria chính là con bài có khả năng đánh dấu chấm hết cho kế hoạch không kích Syria của NATO.
Các chuyên gia quân sự Mỹ và các cấp chỉ huy của các cụm tàu sân bay chiến đâu Mỹ hiểu rất rõ là đã qua cái thời hạm đội Nga yếu ớt. Họ cũng biết rất rõ là các radar của tàu chiến Nga không thua kém gì các hệ thống radar nổi tiếng SPY trên các tàu chiến Mỹ.
Hệ thống phòng không Syria sẽ mạnh lên rất nhiều khi được tàu chiến Nga chia sẻ thông tin
Đồng thời, các chuyên gia khác cũng khẳng định rằng, Mỹ đã phải chấp nhận khả năng các tàu chiến Nga sẽ cung cấp thông tin tình hình trên không cho phòng không Syria, cũng chính vì thế, các cụm tàu sân bay chiến đấu USS Harry S. Truman và USS Nimitz với toàn bộ sức mạnh chiến đấu của mình vẫn phải ở lại Vùng Vịnh.
Cần lưu ý rằng, trong chiến dịch cưỡng chế hòa bình đối với Gruzia vào tháng 8/2008, Mỹ cũng đã giúp phòng không Gruzia bằng cách giám sát không phận Nga và Gruzia, cũng như phong tỏa liên lạc vô tuyến điện của quân đội Nga tại vùng xung đột.
Theo Vnd, Telegrafist
2013-09-01 00:22:03
Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/chien-ham-nga-se-chia-lua-voi-he-thong-phong-khong-syria-a100730.html