ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Diện mạo Trung Hoa một ngàn năm trước
Thursday, September 12, 2013 20:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.



Trung Quốc thời xưa từng là nước duy nhất có những thành phố với hơn một triệu dân. Trong suốt thế kỷ 11, những thành phố lớn nhất ở châu Âu như Luân Đôn, Paris và Vơnis cũng chỉ có số dân xấp xỉ 10.000 người. (ralphrepo/Flick) (Ảnh)

Văn hoá Trung Hoa thời cổ đại đứng đầu toàn Thế giới

Một ngàn năm trước vào thời Trung Quốc cổ đại, mọi thành phố trên thế giới đều tối tăm vào ban đêm, ngoại trừ Trung Quốc, nơi  rực rỡ những ánh đèn lung linh và huyền ảo. Vào buổi tối, hầu hết các thành phố lớn đều  yên bình và tĩnh lặng, nhưng ở Trung Quốc thì khác hẳn, nhiều thành phố với đông đảo người dân say đắm trong tiếng nhạc và tiếng cười.

Các thành phố Trung Quốc cổ đại là những thành phố đông dân nhất trên thế giới

Trung Quốc từng là nước duy nhất trong lịch sử có những thành phố với hơn một triệu dân. Trong suốt thế kỷ 11, những thành phố lớn nhất ở châu Âu như Luân Đôn, Paris và Vơnis cũng chỉ có số dân xấp xỉ 10.000 người.

Tại thời điểm đó, thủ đô của Trung quốc có khoảng 1,5 triệu người. Ngoài ra, có 6 thành phố trong cả nước với dân số trên 200.000 người và 46 thành phố với dân số trên 100.000 người.

Trong thế  kỷ 13, thành phố phát triển và lớn thứ hai ngoài đất nước Trung Quốc là thủ đô Bát-đa, Iran với dân số gần 500.000 người. Vơnis của Ý, thành phố thịnh vượng nhất tại phương Tây, chỉ có 100.000 người, trong khi những thành phố lớn như Hàng Châu, Tô Châu và Thành Đô tại Trung Quốc đều có dân số hơn 1 triệu người.

Trong thế kỷ 14, Luân Đôn chỉ có 40.000 người và Paris có khoảng 60.000 người. Khi người dân từ thành phố Vơnis, vùng đất giàu có nhất của Ý, đến thành phố Quảng Châu của tỉnh Phúc Kiến, họ thường thốt lên rằng: “Đây là thành phố của ánh sáng!”


Người ta tin rằng người Ý sáng tạo ra mỳ spaghetti sau khi nhìn thấy món mỳ Trung Quốc; tương tự như vậy, khi nhìn thấy kem của Trung Quốc, họ cũng phát triển nó theo kiểu của mình. (John Morgan/Flickr) (Ảnh)

Những thành phố Trung Quốc cổ đại rất tân tiến

Tại những thành phố này có trung tâm sức khỏe công cộng, trại trẻ mồ côi, trại dưỡng lão và nghĩa trang dành cho người nghèo. Trong nhiều trường hợp, những phúc lợi công cộng thời xưa tương tự như ngày này.

Vào thời điểm đó, châu Âu rất nghèo và lạc hậu; Bắc Mỹ thì vẫn chưa phát triển và châu Phi thì rất hoang sơ. Do đó, sự khác biệt giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới những năm đó là rất lớn, Trung Quốc đã rất phát triển.

Khi người dân thành phố Vơ-ni-đơ thăm thành phố Quảng Châu, tỉnh Phúc Kiến, họ ví Quảng Châu với “thiên đường” và “thành phố đẹp đẽ và sang trọng nhất trên thế giới”. Người ta tin rằng người Ý sáng tạo ra mỳ spaghetti sau khi nhìn thấy món mỳ Trung Quốc; tương tự như vậy, khi nhìn thấy kem của Trung Quốc, họ cũng phát triển nó theo kiểu của mình.

Vào thời đó, ngành công nghiệp luyện thép ở miền Bắc Trung Quốc có sản lượng đạt 14 triệu tấn. Tuy nhiên, vào năm 1788, khoảng 400 năm sau, ngành công nghiệp luyện thép của toàn nước Anh đạt sản lượng 85.000 tấn một năm!

Cả thế giới thán phục những phát minh của người Trung Quốc cổ đại

Vào thế kỷ 11, người Trung Quốc đã sử dụng tiền giấy, nhưng mãi đến thế kỷ 17 châu Âu mới phát triển tiền giấy. Năm 1661, chứng chỉ tiền gửi ngân hàng Thụy Sỹ trở thành chứng chỉ tiền gửi đầu tiên lưu hành tại châu Âu. Tiền tệ của Trung Quốc ngày xưa đã phát triển hơn đồng đôla Mỹ và đồng Euro và đồng tiền xu Trung Quốc cũng có giá trị hơn.

Người Trung Quốc nhạy bén về kinh doanh từ một ngàn năm trước. Ví dụ, người của triều đại nhà Tống đã buôn đồ gốm sứ làm từ đất để đổi lấy lượng lớn vàng và bạc.

Cùng thời gian đó, người Trung Quốc được coi trọng ở mọi quốc gia. Thợ thủ công Trung Quốc được xem như một trong những kho báu của thế giới. Họ sử dụng các kỹ năng và kỹ thuật phát triển cao để đổi lấy nguyên liệu và các nguồn lực, tuy nhiên, ngày nay, hàng triệu người ở Trung Quốc đang cung cấp lao động giá rẻ như bèo chỉ để kiếm sống.

Người của triều đại nhà Tống đã buôn đồ gốm sứ làm từ đất để đổi lấy lượng lớn vàng và bạc (Ảnh)

Người Trung Quốc cổ đại tự hào về nền văn hóa của họ, nhưng ngày nay thì không.

Ở đất nước Trung Quốc cổ đại một ngàn năm trước, các cư dân của thành phố Lạc Dương đã tự hào nói rằng: “Tôi hạnh phúc vì tôi sống ở thành phố tốt nhất thế giới!”. Ngày nay, người dân ở đó không thể tự tin để nói những điều như vậy.

Trong nhiều khía cạnh, người Trung Quốc hiện nay đã từ bỏ nền văn hóa tuyệt vời của mình để đổi lấy các học thuyết tầm thường của phương Tây.

Một ngàn năm trước, Trung Quốc được cho là “trung tâm của thế giới”, dẫn đầu trong sản xuất nông nghiệp, thương mại, sản xuấtcông nghiệp, thủ công mỹ nghệ và giải trí. Trung Quốc cũng dẫn đầu thế giới về kinh tế, chính trị, công nghệ, văn hóa, khoa học và quân đội.

Ngày nay, Trung Quốc chủ yếu được biết đến với hàng hóa và lao động giá rẻ cùng dân số lớn nhất thế giới. Trong nhiều phương diện, Trung Quốc đã tụt lại phía sau so với phần còn lại của thế giới.

Tổ tiên Trung Quốc đã rất tài giỏi cũng như rất vất vả để tạo nên một quốc gia lớn mạnh như thế, nhưng ngày nay, con cháu các vị ấy được mô tả là lười biếngvàvô cảm, dẫn đến sự lạc hậu phổ biến trong xã hội Trung Quốc. Có thể đổ lỗi cho ai về sự mất mát một nền văn hóa cổ truyền vĩ đại như vậy?

Tây Anđã được coi là thành phố lớn nhất trên thế giới 1000 năm trước, cũng như là trung tâm văn hóa châu Á, thánh địa tôn giáo và cánh cổng giao thươnglớn nhất thế giới! Thuở đó, GDP của Trung Quốc chiếm 80% GDP của thế giới. Người Trung Quốc ngày nay bị sốc bởi thông tin này và luôn hoài nghi rằng: “Làm sao có thể như thế được?”

Khôngnhiều người Trung Quốc nhận ra rằng Trung Quốc ngày nay lu mờ so với quá khứ vinh quang một thời.

Ngày nay, Trung Quốc chủ yếu được biết đến với hàng hóa nhái và lao động giá rẻ cùng dân số lớn nhất thế giới. Trong nhiều phương diện, Trung Quốc đã tụt lại phía sau so với phần  còn lại của thế giới. (Ảnh)

 

Theo Chinagaze

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.