ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
DN được gì sau dự thảo Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu?
Saturday, September 7, 2013 19:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Dự thảo Nghị định sau khi được sửa đổi vẫn gặp nhiều ý kiến trái chiều của các chuyên gia kinh tế. Đặc biệt việc cho doanh nghiệp được tự ý điều chỉnh giá xăng khiến nhiều người lo ngại.

Doanh nghiệp được tự tăng giá 5%

Dự thảo Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu thay thế Nghị định 84 đã được bộ Công thương chuyển bộ Tư pháp thẩm định để trình Chính phủ trong tháng 9.

Theo dự thảo, Nghị định mới vẫn theo hướng để doanh nghiệp đầu mối xăng dầu được tự định giá trong phạm vi 5%. Căn cứ vào quy định của Nhà nước, doanh nghiệp đầu mối điều chỉnh tăng hoặc giảm tương ứng, liên bộ Tài chính – Công thương giám sát.

Theo đó, giá cơ sở gồm 3 khoản cấu thành: Giá mua hàng của doanh nghiệp đầu mối, các khoản thu hộ Nhà nước và các khoản doanh nghiệp đầu mối phải có (chi phí bình quân xã hội) và được hưởng (lợi nhuận định mức). Bộ Tài chính hoặc một cơ quan độc lập mua thông tin của hãng Roiter (Platt’s) tính toán đúng công thức, công bố hàng ngày để người dân giám sát; doanh nghiệp sử dụng tính toán, đối chiếu và phóng viên báo chí đưa tin.

Trong điều kiện giá xăng dầu thế giới tăng trên 5% hoặc giá bán xăng dầu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội hoặc đời sống nhân dân thì Nhà nước nắm quyền quyết định giá, nhưng thông qua các công cụ thuế, phí, quỹ bình ổn… và vẫn theo nguyên tắc thị trường: Nhà nước không bù lỗ, doanh nghiệp đầu mối tham gia bình ổn phải được bù đắp đầy đủ chi phí kinh doanh, chi phí lưu thông (không để phát sinh lỗ tại doanh nghiệp đầu mối).

Với cơ chế kinh doanh xăng dầu như  dự thảo nghị định mới, người dân vẫn bị thiệt thòi. Ảnh Bảo Lâm.

Ông Võ Văn Quyền – vụ trưởng vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương cho rằng: “Chúng ta cố gắng không nên để lặp lại tình huống: Điều hành giá bằng giải pháp hành chính là chủ yếu (không cho tăng giá, trích quỹ BOG quá nhiều ngay cả khi quỹ âm…),… làm cho doanh nghiệp đầu mối lỗ nhưng không có cách nào bù đắp cho doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ này (bởi Nghị định 84 xác định “không bù lỗ” nên cũng không thể dùng ngân sách để bù lỗ). Trong khi đó, công chúng và báo chí thì nghi doanh nghiệp “lỗ giả lãi thật”, đánh giá doanh nghiệp là làm ăn không hiệu quả, không bảo toàn phát triển được vốn, không bảo đảm quyền lợi của cổ đông – nhà đầu tư”.

Ông Quyền còn cho biết thêm: “Trong Nghị định về kinh doanh xăng dầu, tôi cho rằng: Cụm từ “cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước” là “linh hồn”, Điều 27 (về điều hành giá xăng dầu) là “quả tim” của Nghị định. Các bất cập báo chí nêu trong thời gian qua chủ yếu cũng là do “quả tim” này có lúc đập chưa “nét”, chưa “đồng nhịp” mà thôi”.

Quỹ bình ổn giá còn lùng nhùng

Đặc biệt, điểm mấu chốt của các bức xúc xã hội liên quan đến hiệu lực và hiệu quả quản lý kinh doanh xăng dầu liên quan đến giá cơ sở và quỹ bình ổn giá không có điều chỉnh nhiều. Theo TS. Nguyễn Minh Phong giá cơ sở khá rắc rối và ít ý nghĩa trong bảo đảm quyền kinh doanh thị trường và quản lý Nhà nước theo thị trường, dễ tạo ra  ngộ nhận và lạm dụng, cũng như làm méo mó giá cả và xu hướng thị trường.

Ông Phong cho rằng, cần viết lại công thức giá xăng dầu theo hướng quy định lại cụ thể những chi phí cứng và chi phí mềm. Phần chi phí cứng sẽ bao gồm những chi phí thực của doanh nghiệp để có một lít xăng dầu đến tay người tiêu dùng. Phần mềm, bao gồm các khoản thu ngân sách do Nhà nước quy định. Phần cứng thì doanh nghiệp  được điều chỉnh theo giá thị trường, do doanh nghiệp tính toán và có kiểm toán. Như vậy, doanh nghiệp  sẽ được chủ động, không bị lỗ, Nhà nước cũng không phải bù lỗ”.

“Những quy định hiện hành về Quỹ bình ổn xăng dầu dễ tạo ra sự lúng túng và mập mờ trong thực tế quản lý, vì mỗi doanh nghiệp có số lượng bán ra không giống nhau, do đó mức trích và xả quỹ cũng không giống nhau, nhất là chúng không cùng thời điểm hết quỹ trong khi giá cả bị cố định chung cho toàn ngành. Việc bù lỗ không có nguồn vốn, dễ làm giả con số và dễ bị lạm dụng, trong khi rất khó kiểm tra sự lạm dụng này, nhất là khi có sự liên kết lợi ích nhóm giữa các bên có liên quan”, vị chuyên gia này cho hay.

Trên thực tế, người ta vẫn thấy có những bất cập cả trong cơ chế hiện hành, lẫn trong triển vọng hoạt động và vị thế của quỹ. TS. Nguyễn Minh Phong chỉ ra bốn điều bất cập: Một là, hoạt động trích lập Quỹ qua giá xăng dầu khiến người tiêu dùng chịu thiệt nhiều hơn lợi. Hai là, cơ chế quản lý hành chính của quỹ đi ngược xu hướng và làm méo mó giá cả thị trường. Ba là, việc ủy thác quản lý thu  trích lập và chi dùng quỹ, cho doanh nghiệp có thể tạo nhiều kẽ hở cho sự lạm dụng và tham nhũng, hoặc làm phát sinh chi phí quản lý, giám sát hoạt động của quỹ. Bốn là, hiệu quả và vị thế của quỹ là chưa thật rõ ràng và thiếu ổn định.   

“Lắm vãi không ai đóng cửa chùa” ?

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong: Dự thảo lần này về cơ bản và tổng thể không có nhiều chỉnh sửa lớn về nguyên tắc và nội dung quy định so với các dự thảo truớc và so với nguyên gốc Nghị định hiện hành, nên mức độ hoàn thiện không cao và chưa thể góp phần giải quyết triệt để những bức xúc về quản lý và kinh doanh xăng dầu mà dư luận đã, đang và sẽ còn phản ánh. Bên cạnh đó, cần bổ sung quyền xử phạt và các mức, quy trình chế tài cụ thể cho mỗi cơ quan và lỗi vi phạm (nhất là vi phạm về chất lượng và số lượng xăng dầu bán lẻ) để tăng tính răn đe và không có cảnh chồng chéo trách nhiệm, cũng như tình trạng: “Lắm vãi không ai đóng cửa chùa”.

 Thành Huế

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.