>>> 4 phát hiện gây sốc về biến đổi khí hậu
Các nhà khoa học đưa ra ước tính này dựa trên sự mô phỏng về mức độ của hai chất độc hại và gây ô nhiễm mạnh gồm chất thải thể rắn (hạt mịn) từ hoạt động đốt than, dầu và khí đốt, và khí ozone (O3).
Ảnh: climateshifts.org
Khí ozone khi tập trung chủ yếu trong tầng bình lưu khí quyển có tác dụng giúp lọc phần lớn các tia cực tím nguy hiểm từ Mặt Trời, nhưng khi ở bề mặt Trái Đất lại gây hại cho phần lớn các loài sinh vật vì là chất kích ứng đường hô hấp, có thể gây nguy hiểm tới phổi.
Phân tử ozone gồm 3 nguyên tử ôxy hợp thành. Ở bề mặt Trái Đất, ozone được hình thành từ phản ứng tương tác giữa khí thải của các phương tiện giao thông và ánh sáng trắng.
Dựa trên số liệu về khí thải nhà kính, nhóm nghiên cứu do Giáo sư Jason West dẫn đầu đã xây dựng được mô hình RCP4.5. Theo các nhà khoa học, RCP4.5 là một kịch bản khá “ôn hòa”, dự báo nhiệt độ bề mặt Trái Đất vào năm 2100 sẽ cao hơn 2,6 độ C so với nhiệt độ trước thời kỳ bùng nổ công nghiệp (sau Chiến tranh Thế giới thứ hai).
Theo mô hình RCP4.5, đến năm 2030 thế giới có thể tránh được khoảng 500.000 ca tử vong mỗi năm, và con số này sẽ tăng lên 1,3 triệu ca vào năm 2050, lên 2,2 triệu vào năm 2100 nếu lượng khí phát thải nhà kính giảm.
Hạn chế được tình trạng tử vong sớm sẽ giúp củng cố lực lượng lao động cho các quốc gia, tạo ra các lợi ích kinh tế thiết thực. Tuy chi phí để giảm khí phát thải hiện rất cao, nhưng sẽ đến lúc lợi ích về kinh tế sẽ lớn hơn, nhất là tại khu vực Đông Á nơi chiếm tới 2/3 số ca tử vong có nguyên nhân liên quan đến khí thải nhà kính.
2013-09-23 22:44:12