ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: thoibaokinhdoanh.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Hậu hủy niêm yết: Doanh nghiệp sống ra sao?
Thursday, September 5, 2013 8:30
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Thời báo Kinh Doanh) – Vào lúc khó khăn, doanh nghiệp (DN) lâm vào bước đường cùng phải hủy niêm yết. Thông thường các DN bị huỷ niêm yết bắt buộc là do làm ăn kinh doanh thua lỗ triền miên. Số hủy niêm yết còn lại liên quan đến quyền và lợi ích cổ đông lớn hoặc tìm kiếm cơ hội làm ăn mới.

Sau hủy niêm yết, nhiều DN có động thái thay đổi chính mình với những kế hoạch kinh doanh đầy táo bạo, bất ngờ.

Những kế hoạch này khiến nhà đầu tư (NĐT) không khỏi nghĩ rằng: liệu đây là vận may bất ngờ hay là toan tính thậm chí từ trước khi rời sàn?

Vận may mỉm cười?

Việc bị hủy niêm yết bắt buộc cũng không phải là quá bi kịch khi nhiều DN làm ăn thua lỗ trước đây đang bắt đầu hồi sinh. Cổ phiếu của Công ty CP Vitaly (VTA) sau khi bị hủy niêm yết chuyển xuống giao dịch trên sàn UpCOM giờ đã giải quyết được phần nào khối nợ nần lớn, doanh thu từ hoạt động kinh doanh đã tái đầu tư chảy vào hoạt động kinh doanh thay, giảm trả nợ lãi vay.

Theo đó, doanh thu thuần đạt 87,5 tỷ đồng tăng hơn 10 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán lên tới gần 90 tỷ đồng, khiến VTA lỗ gộp 2,36 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước đạt 7,4 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, VTA lỗ ròng 11,34 tỷ đồng cao hơn gấp nhiều lần mức lỗ 407 triệu đồng cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2013, VTA lỗ sau thuế 15,77 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2012 lỗ 4,5 tỷ đồng; Với kết quả này, Công ty đã “hoàn thành” vượt gần gấp đôi kế hoạch lỗ 7,9 tỷ đồng trong năm 2013 đã được thông qua.

Dẫu sao sự hồi sinh của VTA được kỳ vọng vào phương án phát hành 2 triệu cổ phiếu để hoán đổi nợ với Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của Doanh nghiệp (DATC). Vốn điều lệ dự kiến sau phát hành là 80 tỷ đồng. Số tiền thu được từ đợt chào bán được sử dụng để hoán đổi nợ với DATC nhằm giảm nợ vay, lành mạnh hóa tình hình tài chính của VITALY, sự sống đã bắt đầu trở lại.

Sông Đà – Thăng Long là cổ phiếu khủng với cả chục nghìn căn hộ

Công ty CP Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản Cadovimex (UpCOM: CAD) đã thông qua kế hoạch 2013 với doanh thu 420 tỷ đồng, lợi nhuận 5 tỷ đồng. Đại hội cũng thống nhất phát hành 20 triệu cổ phiếu cho NĐT chiến lược và ủy quyền cho HĐQT lựa chọn thời điểm, số lượng, giá phát hành… Công ty còn thông qua liên kết với Tập đoàn International Treasure Corporation USA đầu tư vùng nuôi, nhà máy chế biến, nhà máy vi sinh.

Trước đó, năm 2012, CAD bất ngờ báo lãi 486 triệu đồng quý IV và 488 triệu đồng cả năm 2012 trong khi cùng kỳ lỗ lần lượt là 272 tỷ đồng và 306 tỷ đồng. Cadovimex bị huỷ niêm yết từ hồi tháng 6/2012 và chuyển sang giao dịch trên UpCOM với nguyên nhân là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm vượt quá vốn điều lệ.

Một cổ phiếu đình đám khác bị hủy niêm yết bắt buộc là STL của Công ty CP Sông Đà – Thăng Long. Đây là cổ phiếu vốn có tính đầu cơ cao vì có rất nhiều dự án lớn khủng khiếp lên tới cả chục nghìn căn hộ. Có thời điểm dự báo lợi nhuận của STL cao khổng lồ, nhưng ngay sau đó thì cổ đông lại bị hụt hẫng khi bị đưa vào diện hủy niêm yết bắt buộc vì lý do rất thực tế lỗ luỹ kế vượt vốn điều lệ thực góp.

Cho đến cuối năm 2012, lỗ lũy kế của STL là trên 173,7 tỷ đồng, vượt vốn điều lệ thực góp tại cùng thời điểm (150 tỷ đồng). Mặc dù STL đã công bố văn bản giải trình nguyên nhân lỗ năm 2012 và phương án khắc phục trong năm 2013 và có thể thu được lợi nhuận tổng cộng khoảng 130 tỷ đồng từ các dự án đầu tư (100 tỷ đồng), hoạt động xây dựng (20 tỷ đồng) và hoạt động khác (15 tỷ đồng).

Toan tính cổ đông lớn?

Chuyện cổ đông bất ngờ phải chịu thông tin tốt xấu lẫn lộn không còn là chuyện hiếm gặp trên TTCK. Tuy nhiên, trước khi hủy niêm yết, Lucerne Enterprise LTD đã kịp gom và nắm giữ 7,44% vốn điều lệ của STL. Bởi sự thực nếu SLT “cầm cự” qua giai đoạn khó khăn này đạt được kế hoạch kinh doanh đúng dự định thì sẽ có triển vọng bởi lợi nhuận kếch xù từ những dự án đầu tư đã lâu.

Tuy nhiên, miếng bánh ngon béo bở này có lẽ không đến lượt các NĐT nhỏ lẻ. Một khi cổ phiếu bị hủy niêm yết thì NĐT nhỏ lẻ sẽ rất khó chuyển nhượng cổ phần hoặc chờ đợi phân chia lợi nhuận. Họ phải bán ra và những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh nhảy vào gom hàng.

Trường hợp Chứng khoán Âu Việt, sau quyết định hủy niêm yết tự nguyện và rút gần hết các nghiệp vụ thậm chí còn lên kế hoạch giải thể, AVS đã tạo ra tâm lý “chim sợ cành cong” của NĐT nhỏ lẻ. NĐT nhỏ lẻ hiển nhiên không muốn ôm vào số ít cổ phiếu bị hủy niêm yết để tự tạo ra khó khăn chuyển nhượng cho mình.

Cùng với sự thoái vốn của cổ đông nhỏ là sự gom hàng nhanh chóng của cổ đông lớn đồng thời là cổ đông nội bộ. Vợ Chủ tịch HĐQT đã sớm sở hữu đến gần 30% vốn! Từ khi hủy niêm yết hồi đầu tháng 6 năm nay, AVS bất ngờ công bố kết quả kinh doanh lãi ròng 5,8 tỷ đồng 6 tháng dù trước đó đã thua lỗ 2 năm triền miên!. Đâu là điều khá bất ngờ mà cổ đông khó thể biết trước được.

Một năm sau đợt hủy niêm yết tự nguyện, Mekophar xuất hiện trở lại với tin chốt quyền tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2013 bằng tiền mặt tỷ lệ 12% và ngày đăng ký cuối cùng là 12/09/2013. Với kết quả kinh doanh đạt được sau huỷ niêm yết, MKP dường như vẫn sống tốt với doanh thu thuần tăng trưởng 20% trong quý II và tăng trưởng 17% trong 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012.

Lợi nhuận sau thuế quý II đạt 20,45 tỷ đồng, tăng 23% và 6 tháng đạt 45 tỷ đồng, tăng 26% so với năm ngoái. Trước khi hủy niêm yết, lãnh đạo DN này đã chạy đôn chạy đáo khắp nơi vì muốn thay đổi đăng ký kinh doanh, mở rộng chuỗi bán lẻ dược phẩm. Giờ thì việc này đã đi vào dĩ vãng.

Sơn Long

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.