ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Khủng hoảng nguyên liệu cá tra: Cơ hội dẹp bỏ doanh nghiệp làm ăn chụp giựt
Monday, September 9, 2013 1:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


 Vì thiếu nguyên liệu nên thuế chống bán phá giá lần 9 tăng hay giảm thì giá cá tra nguyên liệu cũng dự báo sẽ tăng mạnh, ở mức trên 24.000 đồng/kg
Vì thiếu nguyên liệu nên thuế chống bán phá giá lần 9 tăng hay giảm thì giá cá tra nguyên liệu cũng dự báo sẽ tăng mạnh, ở mức trên 24.000 đồng/kg

Cục diện ngành cá tra dự báo sẽ có thay đổi rất lớn, những doanh nghiệp đầu tư vùng nguyên liệu bài bản, có tài chính lành mạnh sẽ trụ lại, còn đơn vị làm ăn chụp dựt sẽ bị đào thải…

Trái ngược với thông tin bất lợi của mức thuế chống bán phá giá sơ bộ mà Mỹ vừa công bố, thị trường xuất khẩu cá tra lại đang có dấu hiệu hồi phục mạnh mẽ. Nhu cầu tiêu thụ của thị trường các tháng gần đây tăng nhanh do sản lượng cá hồi, cá rô phi nuôi của một số quốc gia như Na Uy, Trung Quốc đều giảm mạnh. 

Trong vòng ba tháng gần đây, từ tháng năm đến chín, giá cá hồi tăng 30%, rô phi tăng 50% đã tác động tính cực đến giá mua vào cá tra của nhà nhập khẩu ở các quốc gia từ châu Âu đến châu Mỹ, tăng ít nhất 20 cen/kg. Theo đánh giá của Vasep, tồn kho cá tra ở các thị trường như Mỹ không còn nhiều, trong khi bản thân nguồn nguyên liệu ở trong nước cũng đang cạn kiệt dần nên thời gian tới, dự kiến là từ tháng 11 trở đi giá xuất khẩu cá tra của Việt Nam sẽ tăng thêm 30%, ở mức từ 40-60 cen/kg so với hiện nay.

“Hiện nay thị trường Mỹ chiếm 20% thị phần xuất khẩu, trong khi sản lượng nguyên liệu trong nước giảm trên 50%, điều nay muốn nói từ nay đến tháng 6.2014, giá cá tra xuất khẩu chỉ có tăng chứ không giảm và tôi nghĩ giá cá nguyên liệu sẽ ở mức trên 24.000 đồng/kg. Ngoài ra, giá trị xuất khẩu cũng sẽ bù đắp cho sản lượng sụt giảm nên thị trường Mỹ không có tác động nhiều đến xuất khẩu của Việt Nam dù thuế chống phá giá cao hay thấp”-ông Dương Ngọc Minh, phó chủ tịch Vasep đánh giá.

Sàng lọc, đào thải tự nhiên

Nhiều ý kiến cho rằng tình hình khan hiếm nguyên liệu đang xảy ra trong ngành cá tra hiện nay là tín hiệu tốt để ngành này sàng lọc, sắp xếp lại theo hướng phát triển bền vững hơn. Thời gian qua, sở dĩ thị trường cá tra luôn có biến động, giá giảm gây thiệt hại cho người nuôi là do chúng ta chưa làm tốt công tác quy hoạch, dẫn đến mất cân đối sản lượng nuôi trồng. 

Bên cạnh đó, việc có quá nhiều đầu mối xuất khẩu cũng gây ra tình trạng cạnh tranh, bán phá giá. Theo Vasep, trong số 160 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hiện nay, vẫn còn tới 90 đơn vị không có nhà máy chế biến, không đầu tư vùng nguyên liệu, hoạt động dựa hoàn toàn vào nguồn lực của người dân. Chính những đầu mối xuất khẩu theo kiểu “tay không bắt giặc” này đã luôn tìm cách hạ giá thu mua nguyên liệu, sau đó thuê nhà máy gia công rồi xuất khẩu với giá rẻ mạt. Sở dĩ họ có thể làm được như vậy là vì không phải bỏ nhiều chi phí, thậm chí còn có thể mua cá nợ, chiếm dụng vốn của dân nên chỉ cần thấy có lợi nhuận là làm. Các nhà máy, thậm chí là những doanh nghiệp lớn, làm ăn bài bản, tự đứng ra tổ chức nuôi trồng, nguyên liệu được cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế cũng bị cuốn vào vòng xoáy cạnh trạnh bất lợi này. Vì nếu không bán giá thấp, họ sẽ mất đơn hàng.

Ông Dương Ngọc Minh cũng cho rằng, sở dĩ trong thời gian qua giá cá tra buôn bán lộn xộn là do cung quá nhiều, đầu mối xuất khẩu quá lớn, người dân lại hoang mang bán tháo. Thành phần không có nhà máy sản xuất mua đi bán lại trong thời gian ngắn đã tạo ra giá cả xấu. “Trong tháng 9 này, thành phần trading (làm thương mại) sẽ không còn, nguyên nhân là giá cá trong vòng một tháng qua (tháng 8.2013) tăng bốn đến năm ngàn đồng mỗi kg nên đối tượng này không đủ khả năng tài chính để mua”-ông nói.

Việc đào thải bớt đầu mối xuất khẩu, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, là một bước sàng lọc cần thiết. Tới đây, những doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng sẽ trụ lại. Những doanh nghiệp không có đầu tư nuôi trồng và hợp tác nuôi với nông dân, kể cả doanh nghiệp lớn hiện nay chắc chắn không có nguyên liệu sản xuất và bị đào thải. Có thể nói, ngành cá tra đã kiệt quệ, và đang có bước tự sàng lọc tự nhiên rất lớn và cần thiết, điều mà bao năm nay ngành này không làm được cho dù có rất nhiều cơ quan quản lý. Do đó, Vasep khuyến cáo người nuôi cá muốn được bảo vệ thì trước hết khi nuôi phải có doanh nghiệp liên kết chứ không thể tự nuôi theo kiểu may rủi như thời gian qua. Liên kết để tự vệ, nếu dựa vào doanh nghiệp sẽ bị rủi ro khi hàng hóa bị dội, lúc đó họ lại bán lỗ mà còn không thu được tiền vì không chọn lọc được người mua. 

Bên cạnh đó, Tổng cục Thủy sản cũng cần phải rà soát lại thực trại nuôi trồng, đây là việc làm dự báo mất rất nhiều thời gian vì theo ông Dương Ngọc Minh: nội tại ngành cá tra đang có hiện trạng mà chưa ai dám nhìn nhận là vốn vẫn tiếp tục bơm ra nhưng sản lượng vẫn mỗi ngày một mất đi. “Tổng cục thủy sản phải tìm ra được nguyên nhân này để có bước điều chỉnh mùa vụ 2014-2015 chứ vụ nuôi 2013-2014 đã không còn kịp nữa”-ông Minh khẳng định.

Thuế cao hay thấp không ảnh hưởng đến giá cá tra

Vasep cho biết đang tích cực cùng với Luật sư, các cơ quan chức năng thu thập chứng cứ để bổ sung hồ sơ chuẩn bị cho các phiên điều trần tới đây. Từ chứng cứ thu thập được, Vasep cũng sẽ yêu cầu DOC thay đổi quyết định sử dụng Indonesia làm quốc gia thay thế tính mức thuế chống phá giá sang Bangladesh cho phù hợp với tình hình nuôi trồng ở Việt Nam. Do đó, Vasep khẳng định phán quyết sơ bộ về mức thuế chống bán phá giá lần 9 (POR9) chưa phải là kết quả chính thức cuối cùng. Bởi trường hợp lần này DOC chọn Indonesia làm quốc gia thay thế cũng giống như năm 2010 trong lần POR6 chọn Philippine. Mặc dù phán quyết sơ bộ mức thuế khá cao nhưng qua đấu tranh từ phía Việt Nam, DOC phải thay đổi chọn Bangladesh và mức thuế cuối cùng đã giảm về mức có lợi cho doanh nghiệp.

Ông Dương Ngọc Minh nhìn nhận xuất khẩu cá tra, ngoài rủi ro về rào cản thương mại, Việt Nam phải biết cách tự bảo vệ mình bằng vấn đề kiểm soát cung cầu, không nên quá phụ thuộc vào một thị trường như Mỹ mà làm ảnh hưởng đến tình hình chung của cả ngành.

 Theo ông Minh, dù mức thuế chống bán phá giá của POR9 có thế nào đi nữa thì sản lượng cá tra của Việt Nam hiện nay cũng không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Do đó, người nuôi cá cũng không cần phải lo lắng nhiều đến vấn đề thuế chống bán phá giá ở Mỹ cao hay thấp, vì một khi thị trường đã hụt nguyên liệu thì giá cá ắt hẳn sẽ tăng lên. “Nhu cầu thị trường các nước đang tiêu thụ mỗi tháng 50-60 ngàn tấn cá phi lê, trong khi chúng ta chỉ đáp ứng được chưa đến 30 ngàn tấn. Đây là yếu tố rất may mắn cho Việt Nam và cục diện cá tra đang thay đổi từng ngày, quyền quyết định là của người nắm nguyên liệu”-ông Minh nói thêm.

“Nếu không tính tới nhu cầu thị trường mà phát triển tràn lan thì cho dù Mỹ có thuế suất bằng 0% thì tình hình ngành cá tra cũng không mấy khả quan. Bài toán đặt ra là chúng ta phải loại trừ những thị trường có tính rủi ro cao để cân đối nuôi trồng cho hợp lý. Trừ thị trường Mỹ chiếm thị phần 20% ra thì một năm chúng ta chỉ cần nuôi 1 triệu tấn nguyên liệu là có thể tự bảo vệ được cho doanh nghiệp và cho người nuôi cá”-ông Dương Ngọc Minh, phó chủ tịch Vasep.

Hoàng Bảy

Theo Trí Thức Trẻ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.