ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: 24h.com.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Lào khó quên: Đã chuyện ăn, vui chuyện sắm
Monday, September 23, 2013 18:24
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Ở Luang Prabang, Vang Viêng hay Viêng Chăn, hàng ăn uống từ sáng đến tối nhiều vô kể, từ nhà hàng, quán lớn, quán nhỏ đến hàng ăn trong chợ, trên đường phố, du khách không khó tìm chỗ ăn. Còn chuyện mua sắm, cô bạn nhỏ tuổi nhất trong nhóm chúng tôi đúc kết một chữ: “Vui!”

Ông chủ khách sạn Bualuang tạo thiện cảm cho những khách mới đến bằng cách tặng chúng tôi tám trái bắp, ông bảo: “Bắp đặc sản của Lào”. Trái bắp thon nhỏ chỉ bằng trái dưa chuột, nhưng trái hạt no kín cùi, ăn dẻo bùi. Đi đâu cũng thấy cỡ trái như vậy, giá 500 – 1.000 kíp/trái tuỳ nơi nhưng người ta không bán từng trái, mà buộc 3 – 4 trái vào bán cả chùm.

Không dễ thắt lưng buộc bụng

Khẩu vị người Lào tương đối giống người Việt, nêm nếm có món hơi ngọt hoặc hơi cay chút nhưng nhìn chung dễ ăn. Giá cả ăn uống ở Lào cao hơn ở Việt Nam, có tiết kiệm lắm thì cơm bình dân hay hủ tíu, mì thịt đều 15.000 kíp mới ăn được. Ở Luang Prabang, hai bữa cơm đầu cố giữ mức 15.000 kíp mỗi người, xem chừng bụng không đủ no, hôm sau hai anh trong nhóm phải gọi thêm một dĩa cơm trắng có ít rau xào chia nhau, thêm 12.000 kíp. Chỉ buổi sáng là có thể tìm được nhiều chỗ ăn rẻ hơn ở hàng quán trên đường bán cho người địa phương, một tô cháo sườn kèm ly nước mát 6.000 kíp, một dĩa bánh cuốn 10.000 kíp, ổ bánh mì kẹp chả lụa 10.000 kíp, hộp xôi lạp 8.000 – 10.000 kíp… Tỷ giá đổi tiền trung bình là 3 đồng đổi được 1 kíp.

Lào khó quên: Đã chuyện ăn, vui chuyện sắm - 1

Hình ảnh quen thuộc ở Lào

Không thể hãm mình mãi, buổi tối thứ hai ở Luang Prabang chúng tôi tự thưởng một bữa tối thịnh soạn bằng các món mua ở chợ buffet trong con hẻm gần bảo tàng Hoàng gia. Hai xiên sườn heo nướng, hai chim cút nướng, một con cá rô phi khoảng nửa ký được xát muối, bụng nhét sả nướng thơm lừng, vài món rau, gỏi tam-maak-hung (món người Lào ưa thích, có đu đủ, đậu đũa, cà pháo trộn gia vị chua chua, mặn mặn), hai ổ bánh mì, một chai bia Lào, tổng cộng 96.000 kíp chứ ít gì, nhưng vừa thích thú đi chợ buffet, vừa được một bữa thưởng thức các món ăn dân gian Lào; xôm như đi ăn nhà hàng! Có vậy chúng tôi mới hiểu vì sao buổi tối ở Luang Prabang, các nhà hàng, quán ăn lại vắng hơn buổi trưa, có lẽ khách du lịch đổ ra chợ buffet hết mà!

Ở Luang Prabang 10 giờ tối mọi hoạt động hầu như dừng lại, còn Vang Viêng đến nửa đêm hàng quán mới nghỉ. Ở Luang Prabang bảng hiệu nhà hàng, quán ăn rất nhỏ; trong khi ở Vang Viêng, bảng hiệu lớn, ghi nhiều chi tiết cho khách biết có phục vụ những món ăn, uống nào và bất kể nhà hàng lớn hay một quán ven đường bé xíu, vẫn treo bảng “restaurant”. Vang Viêng không có chợ thức ăn tối như Luang Prabang, chỉ có một dãy hàng bán xôi và vài món ăn mặn, bánh gói trên đường Khaosan, hầu như chỉ bán cho người địa phương. Thấy một quán lẩu nướng cù lao kiểu Lào khá đông khách, chúng tôi vào. Bốn người kêu một lẩu nướng nhỏ nhất giá 30.000 kíp, ăn giặm thêm cho biết vị và thật ra phần ăn này chỉ vừa cho hai người, nhưng tính cái công họ phục vụ thì rẻ thật.

Đến thủ đô Viêng Chăn, tưởng không có gì để nhớ, nhưng khi ăn bánh cuốn của bà Nguyễn Thị Phước (người gốc Quảng Bình, sinh trưởng tại Lào) bán trước cửa nhà trên đường Nongbone, chúng tôi thấy dậy lên hương vị quê nhà. Từng chiếc bánh bà tráng thật mỏng, cuộn thịt làm theo kiểu lạp của người Lào, chấm nước mắm pha đậu phộng rang giã nhuyễn thật thơm ngon. Vậy đó, đi đến đâu cũng có món muốn thử, tiết kiệm không được là phải.

Dễ như người kinh doanh ở Lào

Được giao làm hậu cần cho cả nhóm, tôi đã đổi trước một số tiền ở ngân hàng Việt – Lào có chi nhánh ở TP.HCM với tỷ giá 2.800 đồng mua được 1.000 kíp, không phải lo tìm mua đôla Mỹ mang theo. Ai cũng bảo tôi lo xa, song đến lúc mọi người đổi tiền để mua sắm mới nhìn nhận việc tôi đổi tiền trước ở Việt Nam là có lợi.

Ở Lào, nhiều người bán hàng nhận tiền đôla Mỹ hay baht Thái, nhưng họ hay tính tròn số nên khách luôn thiệt. Tiền đồng Việt Nam không dùng chi tiêu trực tiếp được, nhưng tất cả nơi đổi ngoại tệ đều có đổi tiền Việt Nam sang kíp. Rảo cả chục đại lý đổi ngoại tệ ở Luang Prabang, phải 3.000 – 3.300 đồng mới đổi được 1.000 kíp, ngay cả phòng giao dịch ngân hàng STB cũng đổi 3.100 đồng cho 1.000 kíp.

Chợ đêm ở Luang Prabang họp trên đường Sisavang Vong bán nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ, quần áo, đồ dùng gia đình, hàng lưu niệm mang hình ảnh đất nước, con người Lào với hoa văn lạ, kiểu dáng phong phú. Chúng tôi thăm dò trước bằng cách trả nửa giá người bán nói. Vậy mà cùng hai chiếc đầm vải in hình chim công, người mua 40.000 kíp, người mua 45.000 kíp. Họ càng thấy nhiều người thích mua càng nói giá cao. Được cái, ở những sạp bán quần áo, khách thích thử bao nhiêu ngay trên sạp hàng, sau đó không mua, người bán vẫn vui vẻ. Bởi thế, hai chị em chúng tôi cứ thử tha hồ thử, rồi chụp ảnh xem kiểu nào hợp với mình.

Định đến Viêng Chăn mua sắm tiếp, thế nhưng, đến chợ đêm, chợ Sáng (Talat Sao) ở Viêng Chăn, mới thấy nhiều hàng hoá đặc trưng Lào ở đây không khác ở Luang Prabang nhưng giá cao hơn, không đa dạng mẫu mã bằng, nhất là hàng làm thủ công. Quay lại Luang Prabang, cô bạn tôi vét hết tiền để mua cho được những đồ lạ. Balô nặng thêm nhưng cô sung sướng có được bộ sưu tập thời trang Lào độc đáo với hơn chục kiểu quần, áo, khăn choàng, túi xách, trang sức, trong đó có những món chắc chắn không “đụng hàng”.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.