ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: vietbao.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Mệt mỏi vì mẹ chồng quá… tốt
Wednesday, September 18, 2013 23:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Một bà mẹ chồng quá tốt, hết lòng vì gia đình đôi khi lại khiến con cái căng thẳng và mệt mỏi hơn một bà mẹ chồng vô trách nhiệm.

>> 6 cách giúp nàng dâu lấy lòng bố mẹ chồng

>> Đau đớn vì bị bố mẹ chồng lừa trắng tay

>> Vợ quyết không sống cùng bố mẹ chồng

>> Dở khóc dở cười vì… yêu cha mẹ chồng

>> Cải thiện quan hệ với mẹ chồng

Ước gì mẹ chồng lười biếng, vô tâm…

Nhắc đến mẹ chồng, bao giờ Nhung cũng nói, đó là một phụ nữ mà thời bây giờ đốt đuốc cũng không tìm thấy: quên mình, tất cả vì chồng con, nhận mọi khổ cực, thiệt thòi về mình. Bà không đổ việc hay xét nét con dâu, lại còn hết lòng chăm cháu nội. Bản thân Nhung cũng được bà đánh giá là ngoan, chăm chỉ, chân thành. Ai cũng nói, mẹ chồng nàng dâu được như họ thật hiếm có.

Thế nhưng gần đây, mẹ chồng Nhung bắt đầu bóng gió chê trách con dâu vô tâm, không biết đỡ đần bà, để bà làm việc đến kiệt sức. Còn Nhung, cô thương mẹ chồng nhưng lại cũng thấy ức chế vì bà.

Bà Thái, mẹ chồng Nhung, năm nay đã 64 tuổi, mang kha khá bệnh tật trong người, cả nhà đều khuyên bà nên nghỉ ngơi, công việc để con cái làm được đến đâu thì làm. Nhưng bà không thể ngồi yên nếu thấy trong nhà còn một việc gì chưa hoàn tất. Nàng dâu thì rất bận, hay về muộn, thậm chí những lúc cao điểm thì về nhà vẫn phải cắm mặt vào máy tính, vì thế luôn có những việc nhà chưa làm mà bà Thái không chịu nổi cái việc chờ con dâu rảnh mới làm.

Ngoài ra còn hai đứa cháu đẻ dày cần tay bà chăm nên dù con dâu về đến nhà là tiếp quản công việc ngay, chừng ấy cũng đủ khiến bà già kiệt quệ.

“Nhiều người thấy tôi tất bật, mẹ chồng phờ phạc, hỏi sao nhà người ta cũng chừng ấy việc, cũng chừng ấy đứa trẻ con mà không sao, nhà tôi thì khổ sở như vậy, tôi chẳng biết nói sao”, Nhung tâm sự. “Vấn đề là bà nội không chấp nhận một phương án giảm tải nào cả”.


Met moi vi me chong qua tot
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Chuyện thuê giúp việc được đặt ra từ lâu, nhưng bà Thái không muốn có người lạ trong nhà. Đôi lần vì ốm quá, bà chấp nhận thuê, nhưng chỉ được 3 hôm, nếu bà không cho nghỉ thì người ta cũng tự đi, bởi: “Mẹ chồng tôi rất cầu toàn và kỹ tính, nên osin làm gì bà cũng không hài lòng, nhưng bà không góp ý mà cứ hì hục làm lại, hoặc tự làm trước luôn vì biết thừa họ sẽ làm sai ý mình. Bà thì ốm mà cứ lọ mọ dọn dẹp, lau rửa cả ngày, còn osin cứ phải đứng đực ra nhìn bà làm, hai bên đều ức chế”, Nhung giải thích.

Chỉ có Nhung làm việc là cẩn thận vừa ý bà, nhưng khổ nỗi cô lại đi vắng gần như suốt ngày. Những người đàn ông trong nhà muốn phụ giúp, bà không cho, bởi bà đã quen coi họ là đối tượng phục vụ, vả lại chắc chắn sự lóng ngóng của họ sẽ khiến bà ngứa mắt. Chợ búa nấu nướng cũng là việc nặng nhọc bởi bữa ăn phải luôn có đủ số món, thay đổi thực đơn mỗi ngày, ngày nào đi chợ ngày đó. Bà Thái đi chợ rất lâu, lựa kỹ và không dùng đồ sơ chế ngoài chợ, tự tay bà phải mổ gà, mổ cá, giã cua…

“Tôi cũng quần quật từ sáng đến khuya nên không dậy sớm được, vì thế muốn mua thực phẩm cho mấy ngày, đồ ăn trong Big C cũng tươi ngon, nhưng bà nội không chịu. Tôi cố dậy sớm đi chợ mỗi ngày nhưng vì vội nên không lựa kỹ hoặc đa dạng về món được như bà, nên sau đó bà giành luôn không cho tôi đi nữa“, Nhung kể. “Nhà cửa thì luôn phải bóng lộn, tôi cố lau ngày một lần, nhưng trong ngày mẹ chồng hễ thấy một vết bẩn là bà lau luôn chứ không chờ được tôi”.

Chăm sóc 2 đứa cháu mới là công việc nặng nhọc nhất của bà Thái. Bà dứt khoát không cho đi lớp trước 3 tuổi, thậm chí thằng cu anh gần 4 tuổi mới đi lớp vì mẹ chồng bảo nó yếu quá. Bà cưng cháu và xót cháu đến mức nó khóc một tiếng là bỏ hết việc để dỗ dành, ngã một cái nhẹ thôi bà cũng cuống lên xoa dầu rồi bế nựng cả tiếng.

Vì thế hai đứa dù lớn đùng mà vô cùng nhõng nhẽo, đi tè cũng không tự đi, buồn ngủ hay ngủ dậy đều khóc lóc đòi có người ở bên, phải nịnh nọt mãi mới chịu ăn một miếng, đang ăn cháo gà lại đòi xôi ruốc, và bà lại hì hục tự làm cho cháu ăn, bận không kém gì chăm hai đứa sinh đôi đang tuổi bú mẹ. Cả nhà “đấu tranh” rất nhiều lần là đừng o bế quá, vừa khổ mình vừa không tạo được tính tự lập cho trẻ, nhưng khi bà nổi giận nói “có mệt thì cũng mình tôi mệt chứ các người có phải làm đâu” thì ai cũng im.

Thấy mẹ lúc nào cũng than là kiệt sức nhưng không chịu nghỉ ngơi, cũng không chấp nhận các giải pháp giảm tải mà con cái đề xuất, chồng Nhung nhiều khi vừa xót mẹ vừa tức, hét lên: “Tại mẹ tự làm khổ mẹ đấy chứ”, rồi sau đó vò đầu bứt tóc khi thấy bà khóc lóc vì tủi thân. Nhung thì cố gắng để về nhà sớm nhất có thể, làm được nhiều việc nhất có thể, nhưng không ăn thua.

Có lẽ nếu cô thôi việc hoặc tìm một chỗ làm nhàn tản để có thể tự tay làm phần lớn việc nhà kịp trước khi bà “ngứa mắt mà ra tay”, thì mẹ chồng mới được nghỉ ngơi. Nhưng công việc của cô đang rất tốt và là thành quả phấn đấu nhiều năm, là niềm say mê, nên cô không muốn bỏ. “Thành ra tôi là đứa con dâu bóc lột mẹ chồng. Nhiều lúc cứ ước giá mẹ chồng cứ vô trách nhiệm, lười biếng thì mẹ sẽ không khổ và cả nhà cũng không căng như thế này”.

Mẹ khổ quá, con làm sao hạnh phúc?

Những gia đình như nhà bà Thái, mẹ chồng cũng tốt, con dâu cũng tốt, ai nấy đều chăm chỉ, kinh tế không tệ, vậy mà cả nhà ai cũng thấy khổ sở. Sự hy sinh, hết mình nhưng lại bảo thủ, độc đoán và cố chấp của bà mẹ vô hình trung gây sức ép cho các thành viên còn lại.

Chị Thanh Hương, hiện sống ở Hà Nội, tâm sự: “Mẹ đẻ tôi cũng là mẫu người như thế đấy. Vì thế lúc nào tôi cũng canh cánh trong lòng, xót xa, nhiều lúc thấy đau đớn khi nghĩ về mẹ. Nếu nói thẳng với bà rằng bà làm khổ bản thân và làm cực lòng cả con cháu nữa thì quá tàn nhẫn, vì bà đã vì chồng con cả đời, làm gì cũng chỉ vì người khác mà lại bị nói như vậy, nhưng sự thực là như thế”.

Ngay từ hồi còn bé, Hương đã luôn đau lòng vì thấy mẹ mình khổ quá, cực quá. Chị luôn thấy mình thật tội lỗi vì đã sinh ra trên đời để chất thêm gánh nặng cho mẹ, rằng mình thì ăn sung mặc sướng còn bao nhiêu đắng cay mẹ chịu cả. Thậm chí đã có lúc Hương nghĩ, nếu bây giờ mình chết đi, mẹ sẽ đau khổ nhưng sau đó sẽ đỡ vất vả hơn…

“Hồi đó nhà tôi nghèo, lại đông con nữa, bố mẹ tôi lo ăn lo học cho 4 đứa cũng đủ nhược người. Thực ra xung quanh, người ta cũng nghèo cả, vì thế con cái thường làm việc nhà giúp bố mẹ, thậm chí làm việc kiếm tiền nữa. Nhưng nhà tôi không thế, mẹ tôi bảo, mấy anh em tôi chỉ có một nhiệm vụ là học cho tốt, mọi việc bố mẹ lo”, chị Hương kể.

“Sự thực là mọi việc trong nhà vào tay mẹ cả, đã thế còn sức ép tiền bạc nữa, vì mẹ muốn chúng tôi được học thêm ở những ông thầy tốt nhất chuyên bồi dưỡng học sinh giỏi. Chúng tôi càng học giỏi, đi thi được giải nọ giải kia thì tiền đóng học thêm lại càng nhiều. Thương mẹ quá, đôi khi tôi bắt chước trẻ con trong xóm, đi kiếm củi, hái rau cho lợn… nhưng toàn bị mẹ mắng là không chịu học hành, nên chả dám nữa”.

“Lúc nào tôi cũng thấy mẹ trong trạng thái bơ phờ, hốc hác. Mới ngoài 30 tuổi mà mẹ nhìn như đã sắp 50, chưa bao giờ được ăn một miếng ngon hay có cái áo tươm tất. Mỗi lần cô giáo bảo đóng tiền học, tôi thường không dám nói với mẹ cho đến khi các bạn đã nộp hết, tôi cảm thấy như đòi thêm tiền học là giết mẹ mình”.

Vì quá vất vả, nên mẹ chị Hương rất hay cáu gắt và than thân trách phận. Dù cố gắng thật ngoan, 4 anh chị em vẫn bị mắng hằng ngày, và chỉ cần một đứa tỏ ra ấm ức khi bị mắng oan là bà đã khóc rồi đay nghiến mãi rằng chúng mày là kẻ bất hiếu vô ơn…

Đôi khi, vì quá mệt, mẹ chị Hương có sai các con làm những việc vặt như rửa rau, vo gạo… và lũ trẻ mừng quýnh vì được giúp mẹ, nhưng lần nào cũng vừa bắt tay vào là đã bị đình chỉ ngay kèm theo lời quát “chậm chạp, lóng ngóng, con với cái chỉ biết ăn, chả được tích sự gì, có ai khổ như tôi không hả giời”. Những lúc đó, mấy anh chị em lại nép vào nhau, vừa sợ vừa thương mẹ đứt ruột và nguyền rủa sự vô dụng của mình.

Bốn anh chị em Hương đều quyết học tốt để sớm đi làm để giải phóng cho mẹ. Cả 4 đứa đều luôn đứng đầu lớp, tốt nghiệp đại học bằng giỏi, thế nhưng đường đời không dễ dàng như việc học. Hai đứa con gái là Hương và cô út làm việc rồi lập gia đình ở Hà Nội, thu nhập cũng khá. Còn hai đứa con trai thì sau nhiều lận đận cũng về quê cũ lập nghiệp, hiện kinh tế tuy chưa khá giả nhưng chẳng đến nỗi không lo được cho mẹ một cuộc sống an nhàn. Có điều, mẹ chẳng chịu an nhàn.

“Mẹ tôi vẫn như xưa, già yếu bệnh tật vẫn quần quật ở chợ búa kiếm tiền dù con cái van xin bà nghỉ, chỉ vì thương con trai chưa giàu”, chị Hương than phiền. “Con gái biếu tiền, bà dứt khoát không lấy, bảo đi lấy chồng rồi thì chỉ được thu vén cho nhà chồng thôi. Mẹ tôi tiết kiệm đến mức ngược đãi bản thân, trong khi nhà không đến nỗi để mẹ phải như vậy, bà bảo để khi chết có cái làm đám ma, còn bao nhiêu cho các con”.

“Vì cực nên mẹ tôi vẫn suốt ngày kêu than rằng số bà khổ cực, già gần 7 chục tuổi đầu vẫn phải bươn chải, lao lực, chưa được hưởng một ngày an nhàn, chưa được ăn một miếng ngon. Mẹ không cần nói, chúng tôi đã xót xa rồi, mẹ nói, chúng tôi càng thấy tội lỗi, nhưng không thể nào bắt mẹ thôi chịu khổ”.

Vì thế, mấy anh chị em Hương cứ bất lực nhìn mẹ mỗi ngày một kiệt quệ, khô héo, nếu có nặng lời thì chỉ tổ làm bà khóc cho ốm thêm chứ không thay đổi được gì. Họ ước gì mẹ hiểu được, rằng tuy mẹ chịu cực là để gom góp cho các con, nhưng điều đó chỉ làm các con khổ tâm thêm, rằng họ sẽ sung sướng biết bao nếu thấy mẹ được an nhàn, khỏe mạnh. Mẹ khổ như vậy, dù họ có nhiều tiền, có thành đạt cũng không bao giờ thấy hạnh phúc như mẹ họ muốn.

Đó cũng là điều bà bà Nhân, 71 tuổi, cuối cùng cũng nhận thức được sau bao nhiêu năm tháng hy sinh vì con cháu, và bà đã thay đổi hẳn cách sống. “Tôi luôn nghĩ mình đã hy sinh cả đời rồi, còn những ngày tàn hy sinh nốt cho con chứ sao, vì con nó còn vất vả quá. Vì thế, ốm tôi vẫn cố chạy chợ, gió mưa cũng không nghỉ”, bà tâm sự.

Cho đến một lần, bà nghe con dâu và con trai tỉ tê tâm sự. Họ sắp tròn 15 năm ngày cưới nên ngồi tổng kết với nhau. Vợ bảo, tuy mình còn nghèo nhưng em thấy mãn nguyện vì con lớn và ngoan, học giỏi, gia đình êm ấm, em không cần gì hơn nữa. Chồng bảo ừ, anh cũng không cần gì hơn, nhưng lòng anh không lúc nào thanh thản được, vì chừng này tuổi đầu rồi còn để mẹ khổ cực như thế, anh đúng là thằng con trai vô tích sự.

“Nghe giọng thằng con khổ tâm quá, rồi con vợ nó bảo, giá mẹ chịu nghỉ ngơi thì cả gia đình mình không còn gì phải nghĩ”, bà Nhân kể. “Lúc đó tôi bỗng dưng tỉnh ngộ. Hóa ra không phải lúc nào hy sinh cũng là tốt, những đứa con tử tế sẽ không thể ung dung khi thấy bố mẹ hy sinh tất cả cho mình. Mình thương nó như nào thì nó cũng thương mình như thế, nên mình phải sướng thì con mới vui được”.

Viet Bao.vn (Theo Tri thức thời đại)

TIN XÃ HỘI NỔI BẬT

Hien truong xe 7 cho cuon xe may duoi gam lao vao nha dan
Hanh xac nguoi gia tre em
Choi trau co nen la Di san van hoa Quoc gia
» Hiện trường xe 7 chỗ cuốn xe máy dưới gầm, lao vào nhà dân » Hành xác người già, trẻ em » Chọi trâu có nên là “Di sản văn hóa Quốc gia”?

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.