ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: thoibaokinhdoanh.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Ngân hàng nào hưởng lợi từ Thông tư 21?
Friday, September 13, 2013 1:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Thời báo Kinh Doanh) – Sau gần 2 năm lấy ý kiến đóng góp, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chính thức ban hành Thông tư 21/2013/TT-NHNN, quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM). Rõ ràng, thông tư này sẽ siết chặt lại một số quy định vốn khá lỏng lẻo trong công tác phát triển mạng lưới của hệ thống ngân hàng thời gian vừa qua.

Sau một thời gian ồ ạt mở các chi nhánh, quỹ tiết kiệm, hiện các ngân hàng đang phải tự rà soát, sắp xếp, co bớt lại để bảo đảm kinh doanh hiệu quả trong thời buổi khốn khó. Tuy nhiên, trong tương lai, Thông tư 21 sẽ là rào cản cho không ít ngân hàng. Song những ngân hàng đủ điều kiện như MB, SeABank, Techcombank… sẽ hưởng lợi từ Thông tư này trong tương lai.

Siết lại hoạt động mở rộng mạng lưới

Ngày 9/9/2013, NHNN đã ban hành Thông tư số 21/2013/TT-NHNN quy định về mạng lưới hoạt động của NHTM, có hiệu lực từ ngày 23/10/2013. Thông tư này thay thế Quyết định số 13/2008/QĐ-NHNN và đưa ra những quy định và điều kiện chặt chẽ hơn nhiều đối với việc mở chi nhánh và phòng giao dịch mới.

Thông tư mới cũng giảm hình thức chi nhánh/phòng giao dịch được phép mở từ 5 xuống 2 và đặt ra những điều kiện về vốn và nợ xấu chặt chẽ hơn. Thông tư được ban hành có vẻ là để ngăn chặn việc mở rộng mạng lưới của các ngân hàng yếu kém.

Nhằm hạn chế sự dày đặc các điểm giao dịch của ngân hàng, Thông tư 21 đã nâng điều kiện thành lập chi nhánh.

Theo đó, Thông tư quy định số lượng chi nhánh được thành lập phải đảm bảo: 300 tỷ đồng x N1 + 50 tỷ đồng x N2

Thông tư còn có điểm mới so với Quyết định trước đây trong việc giới hạn số lượng phòng giao dịch. Theo đó, số lượng phòng giao dịch tại khu vực nội thành Hà Nội, Tp.HCM của một ngân hàng không lớn hơn quá 2 lần số lượng chi nhánh hiện có của ngân hàng đó tại mỗi khu vực này và số lượng phòng giao dịch tại khu vực ngoại thành Hà Nội, Tp.HCM và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác của một ngân hàng không lớn hơn quá 3 lần số lượng chi nhánh hiện có của ngân hàng đó tại mỗi khu vực này.

Việc siết chặt các quy định về mạng lưới hoạt động của NHTM
là cần thiết

Quy định này được xem là điểm mới quan trọng nhằm hạn chế các ngân hàng mở quá nhiều phòng giao dịch khi đã mở hết số lượng chi nhánh được phép thành lập.

Ngoài ra, để được mở phòng giao dịch mới, chi nhánh phải có tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm ngày 31/12 của năm liền kề năm đề nghị không vượt quá 3%. Việc tính tỷ lệ nợ xấu theo đơn vị kiểm toán tại thời điểm cuối năm tài chính sẽ khách quan hơn và tránh được việc các ngân hàng dùng các thủ thuật với tỷ lệ nợ xấu tại một thời điểm nhất định nhằm thỏa mãn yêu cầu mở chi nhánh mới.

Qua thời “nhập nhèm”

Một điểm mới của Thông tư là khái niệm sở giao dịch, quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch sẽ không còn tồn tại. Trong vòng 24 tháng sau khi Thông tư mới có hiệu lực, các ngân hàng sẽ phải chuyển toàn bộ sở giao dịch thành chi nhánh, quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch thành phòng giao dịch. Nếu không, các sở giao dịch, quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch này sẽ phải ngừng hoạt động.

“Điều này giải quyết vấn đề là nhiều ngân hàng trước đây mở rộng mạng lưới thông qua thành lập quỹ tiết kiệm/sở giao dịch hoặc điểm giao dịch với điều kiện thành lập dễ hơn nhiều. Quy định trong Thông tư mới giúp làm rõ khái niệm các loại hình chi nhánh/phòng giao dịch và ngăn chặn việc các ngân hàng mở rộng mạng lưới tràn lan”, lãnh đạo một ngân hàng cho biết.

Vị lãnh đao trên cũng thừa nhận, trên thực tế, các quỹ tiết kiệm hoạt động thực chất không khác gì một phòng giao dịch. Theo quy định quỹ tiết kiệm không được phép cho vay, nhưng các ngân hàng lách bằng cách lãnh đạo chi nhánh quản lý quỹ tiết kiệm sẽ ký các văn bản tín dụng, hạch toán vào chi nhánh. Trên hồ sơ giấy tờ, quỹ tiết kiệm hoàn toàn không cho vay, nhưng thực chất vẫn hoạt động cho vay bình thường.

Điều này cũng dễ thấy thông qua các chỉ tiêu kinh doanh như huy động, cho vay, phát hành thẻ của nhân viên quỹ tín dụng không khác gì của nhân viên tín dụng một phòng giao dịch.

Rồi mô hình điểm giao dịch cũng tương tự. Theo quy định thì đây chỉ là một dạng để tiếp thị, giới thiệu sản phẩm của ngân hàng và không có con dấu riêng, nhưng hoạt động thì cũng không kém các Phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm.

Sự ra đời của Thông tư 21 được coi như cuộc cách mạng, chấm dứt tình trạng nhập nhèm trong hoạt động cũng như mở tràn lan các chi nhánh, phòng giao dịch để cạnh tranh không lành mạnh.

Thực tế, thời gian qua, với kinh tế khó khăn, doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, nhiều ngân hàng quốc doanh như Vietcombank, Agribank, Vietinbank, BIDV… cũng bị giảm thị phần. Do vậy, với việc mọc nhiều chi nhánh với mật độ dày đặc của các ngân hàng sẽ làm cho cuộc cạnh tranh càng khốc liệt. Đây được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng gây nên nợ xấu, nợ quá hạn vì các cán bộ tín dụng phải cố gắng đẩy mạnh cho vay nhằm đạt chỉ tiêu tín dụng được giao.

Do vậy, rõ ràng là việc siết chặt các quy định về mạng lưới hoạt động của NHTM là điều cần thiết, đảm bảo một thị trường lành mạnh, có tính cạnh tranh cao nhưng vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc an toàn.

Minh Huệ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.