ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: thoibaokinhdoanh.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Nông sản Trung Quốc: Từ Bắc Ninh đi… mọi ngả
Monday, September 9, 2013 0:45
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Thời báo Kinh Doanh) – Nhiều nông sản có dư lượng chất bảo vệ thực vật (BVTV) vượt ngưỡng cho phép gấp nhiều lần xuất xứ từ Trung Quốc được tập kết ở chợ Hòa Đình, phường Võ Cường, Tp. Bắc Ninh.

Gần đây, các cơ quan chức năng liên tục phát hiện nông sản có xuất xứ Trung Quốc tồn dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép như: gừng nhiễm thuốc trừ sâu Aldicarb, khoai tây có hoạt chất Chlorpyrifos vượt ngưỡng cho phép gấp 16 lần, nho, mận và lựu…

Thỏa mãn nhu cầu mua

Chợ Hòa Đình được xem là “trạm trung chuyển” hàng nông sản từ Trung Quốc lớn nhất phía Bắc, thường sôi động nhất vào các buổi tối hàng ngày. Dọc những tuyến đường chính bao quanh chợ như Lý Anh Tông, Nguyễn Văn Cừ, Lý Thần Tông là những kho hàng san sát. Nông sản được đóng trong các bao tải, nhiều nhất là khoai tây Trung Quốc (củ lớn, thon dài và lớp vỏ dày cứng đặc trưng), để tràn ra đường chờ xe đến bốc đi. Ngoài khoai, còn các nông sản khác như tỏi, hành tây, hành khô, gừng, cà chua, cải bắp… Tất cả đều chứa trong bao tải lưới với nhiều kích cỡ.

Theo một đại lý ở chợ Hòa Đình, nếu khách lấy nhiều hàng sẽ được hưởng mức giá bán buôn. Cụ thể, hành tây giá 3.000 đồng/kg, khoai tây – 5.000 đồng/kg, cà chua – 5.000 đồng/kg…

Đây là hàng nhập từ Trung Quốc nên chỉ có hóa đơn bán lẻ. Nhân viên của một trong những cơ sở kinh doanh lớn nhất chợ Hòa Đình cho biết, các loại khoai tây, hành tây, tỏi, hành khô, đều được nhập từ Trung Quốc, muốn bao nhiêu cũng có, chỉ cần gọi điện báo trước 2 ngày.

Theo đại diện UBND phường Võ Cường, hiện khu vực chợ Hòa Đình có khoảng 20 đại lý bán nông sản Trung Quốc, với quy mô lớn (chưa kể các hộ nhỏ lẻ). Ước tính, mỗi ngày chợ Hòa Đình vận chuyển khoảng 500 tấn hàng nông sản đi tiêu thụ ở các tỉnh, thành trong cả nước. Vào những thời điểm trái vụ, có đến 80 – 90% mặt hàng nông sản ở khu vực chợ Hòa Đình được nhập từ Trung Quốc.

Đường vào thông suốt

Trước khi về Bắc Ninh, nông sản nhập khẩu được gom lại ở các điểm tập kết ngay sát biên giới. Điểm được dân buôn gọi là bãi xe hàng Tài, cách cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) gần 2 km, rộng gấp khoảng 3 lần chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội), chứa những kho hàng nông sản khổng lồ đủ các loại, được thương lái Trung Quốc gom mua ở các tỉnh Hồ Nam, Sơn Đông, Giang Tây… Theo một thương lái “có hạng”, tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh luôn có đội xe tải đợi sẵn, khi có mối hàng tài xế đánh xe vào bãi, nhận đầy hàng xe rồi đi ngay (xe chỉ chạy vào ban đêm). Còn thủ tục nhập hàng, kiểm tra qua cửa khẩu, có đội “cò” lo hết.

Trước khi lấy hàng, thương lái gọi sang Trung Quốc để báo số lượng. Nhận được đơn hàng, phía đối tác Trung Quốc vận chuyển, tập kết ở chợ Pò Chài (thị trấn Bằng Tường, Trung Quốc). Nông sản được thương lái nhận đúng số lượng, chất lượng đã cam kết, rồi thuê “cửu vạn” vận chuyển qua đường tiểu ngạch.

Theo Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Bắc Ninh, qua những lần kiểm tra, 100% các hộ kinh doanh nông sản trên địa bàn đều có giấy chứng nhận kinh doanh, hàng hóa đầy đủ hóa đơn, chứng từ, có chứng nhận kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm…

Sáu tháng đầu năm 2013, lực lượng chức năng phát hiện 3 vụ vận chuyển hàng nông sản Trung Quốc không có giấy tờ hóa đơn chứng từ nguồn gốc sản phẩm, tịch thu 8 tấn tỏi, xử phạt hành chính 8 triệu đồng… (?!) Vẫn theo QLTT Bắc Ninh, hầu hết các xe chở hàng về ban đêm, đưa thẳng hàng vào kho kín hoặc trung chuyển hàng đi liên tục. Khi tiến hành kiểm tra các cửa hàng trong kho phải có đợt, thông báo cho chủ kinh doanh trước 3 ngày, mỗi năm chỉ được 1 lần, trừ trường hợp phát hiện dấu hiệu nghi vấn hàng lậu thì mới kiểm tra bắt quả tang được ngay.

Theo một chuyên viên Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản Bắc Ninh, bằng mắt thường, không thể phân biệt được đâu là nông sản Trung Quốc, đâu là nông sản trong nước. Muốn kiểm tra, phải có máy móc phân tích.

Nhưng việc lấy mẫu rất ít khi thực hiện ở địa phương, vì chi phí lớn. Bởi vậy, chỉ khi nào cấp trên chỉ đạo thì các cơ

quan quản lý cấp dưới mới có kế hoạch kiểm tra.

Mỹ Hoàng

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.