ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: giadinh.net.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tân Nhàn “dám” chịu chơi với chèo là nhờ mẹ chồng
Wednesday, September 18, 2013 0:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Xem âm nhạc như một cuộc chơi nên thi thoảng Tân Nhàn vẫn tự thưởng cho mình những khoảnh khắc “điên” với đam mê riêng. Và cái phút giây “điên” ấy đã giúp chị cho ra một album mang tên “Yếm đào xuống phố” gồm 7 bài hất kinh điển của nghệ thuật Chèo truyền thống trên nền nhạc Jazz.

Và người đã thúc đẩy Tân Nhàn dám “điên” trong CD mới không ai khác chính là mẹ chồng. Người phụ nữ luôn cùng ông xã Tuấn Anh đứng sau ủng hộ cho chị trong các sản phẩm âm nhạc chứa đầy sự sáng tạo và thử thách.

Lần đầu tiên ra một CD Chèo mà lại hát trên nền nhạc Jazz. Để hát được thể loại nhạc này chị vấp phải khó khăn khăn gì?

Khó khăn thứ nhất là mình không phải nghệ sỹ Chèo chuyên nghiệp. Khó khăn thứ hai là trong các thể loại nghệ thuật âm nhạc truyền thống của Việt Nam thì Chèo là thể loại khó hát nhất. Và với một người được đào tạo về nhạc Thính phòng – Cổ điển như Tân Nhàn thì việc làm CD này tựa như đang đưa mình vào một sự thử thách lớn. Tuy nhiên, vì tình yêu lớn lao dành cho âm nhạc truyền thống nên tôi đã cố hết sức để nghe, thấm, ngấm… và thể hiện được hết 7 bài chèo một cách tương đối so với nguyên bản chèo cổ.

Tân Nhàn “dám” chịu chơi với chèo là nhờ mẹ chồng 1

Tân Nhàn luôn cảm thấy vững tâm khi các thành viên trong gia đình đứng sau và ủng hộ chị trong mọi dự án âm nhạc

Khi thu âm 7 ca khúc chèo trong CD “Yếm đào xuống phố” chị có phải nhờ ai đó đứng bên “kiệu” (hát mẫu) cho mình không?

Không. Từ trước đến nay, tôi vẫn độc hành trong tất cả các sản phẩm âm nhạc của mình. Từ khâu lên ý tưởng, tìm hiểu tài liệu nghiên cứu, chọn bài hát, biên tập, thu âm ở phòng thu… lúc nào cũng chỉ “ta với ta”.

Album lần này chị vẫn nhờ đến bàn tay phối khí của nhạc sỹ Trần Mạnh Hùng. Cả 2 người đã mất bao lâu để hoàn thành album này?

Về ý tưởng, tôi và anh Trần Mạnh Hùng đã mất 2 năm để trao đổi qua lại với nhau. Sau khi đã có ý tưởng rồi mới bàn với nhau về cách làm thế nào. Cái khó ở đây là Chèo và Jazz phải kết hợp làm sao cho thật hài hòa, không bị kênh nhau nhưng khi nghe người ta vẫn nhận ra chèo và nhận ra jazz. Bản thân Chèo là một thể loại âm nhạc truyền thống, Jazz lại hiện đại nên để kết hợp với nhau một cách hài hòa là cực khó. Tuy nhiên, với kinh nghiệm nhiều năm chơi nhạc Jazz và làm phối khí, anh Trần Mạnh Hùng đã thực hiện thành công điều đó. Cá nhân anh Trần Mạnh Hùng là người mà tôi rất tin tưởng nên mới dám trao đổi để thực hiện ý tưởng này, nếu là người khác chắc tôi đã từ bỏ khi mới khởi nguồn ý tưởng.

Việc chị chịu khó tìm tòi, nghiền ngẫm và đầu tư để làm CD chèo này phải chăng muốn thay đổi một hình ảnh Tân Nhàn quen thuộc trong mắt người yêu nhạc?

Tôi không có ý thay đổi hình ảnh vốn đã ổn định trong lòng công chúng. Nói như mọi người đó là tôi đang bày thêm một “món ngon” vào “mâm cỗ âm nhạc” để nó phong phú và nhiều màu sắc hơn. Và với tư cách là một người theo đuổi dòng nhạc chính thống nói chung và phong cách dân gian nói riêng, tôi rất muốn lôi kéo khán giả của mình, nhất là khán giả quay trở lại với nghệ thuật âm nhạc truyền thống, mà ở đây là thể loại Chèo. Và cách tôi đang làm đây là một cách tiếp cận mới với Chèo.

Trong thời điểm mọi người đang trở nên khó tính với các thể loại âm nhạc, nhất là thể loại âm nhạc truyền thống thì chị lại ra CD về Chèo. Khi bắt tay vào làm CD này chị có sự lo lắng nào không?

Tôi không hề lo lắng vì tôi rất đam mê nghệ thuật truyền thống, nhất là Chèo. Tôi hoàn toàn nghĩ đây là một cuộc chơi âm nhạc và trong cuộc đời làm nghệ thuật cũng có lúc phải tự thưởng riêng cho mình những khoảnh khắc được cháy hết mình với đam mê. Tôi không đắn đo đến chuyện mình sẽ thành công hay thất bại bởi với một nghệ sỹ trẻ theo dòng nhạc chính thống thì việc sáng tạo là không ngừng nghỉ và càng lúc càng phải đòi hỏi cao hơn. Nếu sản phẩm không thành công theo nghĩa khán giả không chấp nhận nó thì nó vẫn là một sản phẩm đánh dấu sự nỗ lực của chính mình trong âm nhạc.

Tân Nhàn “dám” chịu chơi với chèo là nhờ mẹ chồng 2

Ai trong gia đình là người đầu tiên được chị “khoe” sản phẩm âm nhạc này?

Đó là ông xã và mẹ chồng của Tân Nhàn. Phải nói thêm rằng, xuất phát ý là từ tôi nhưng để dám làm CD này thì phải nhờ mẹ chồng. Mẹ chồng tôi vốn là một nghệ sỹ Chèo, bà từng ra một đĩa hát Chèo dành tặng cho những người thân trong gia đình. Chính nhờ nghe đĩa chèo của mẹ chồng mà niềm đam mê chèo trong tôi mới trỗi dậy. Tôi đã đặt câu hỏi cho mình: “Tại sao mình lại không hát Chèo nhỉ?”. Tất nhiên, để hát chèo như một nghệ sỹ hát chèo chuyên nghiệp thì rất khó nên phải tìm một lối thế hiện mới. Và không gì tuyệt vời bằng cách kết hợp giữa cổ điển và hiện đại tức là âm nhạc dân gian Việt Nam với nhạc thính phòng, cổ điển của thế giới.

Khi nghe CD này, cả 2 người đó đã nhận xét gì?

Nói ra có thể mọi người không tin nhưng khi nghe bản demo rồi bản hoàn thiện mẹ chồng tôi rất thích. Bà đã nghe đi nghe lại một cách rất say sưa. Điều này khiến tôi yên tâm hơn vì nó không đến nỗi làm chèo bị “biến dạng” đến mức không nhận ra được nữa.

Vậy bà có mua một lúc mấy nghìn đĩa để ủng hộ con dâu như album đầu tay của chị trước đây?

Tân Nhàn “dám” chịu chơi với chèo là nhờ mẹ chồng 3

Không (cười). Thực ra, đối với sản phẩm đầu tay thì bà mới động viên, khích lệ… các con bằng cách đó thôi. Còn con đường âm nhạc của các con thì các con phải tự đi bằng đôi chân của mình chứ bà “đẩy” mãi sao được.

Hiện cuộc sống lẫn công việc của vợ chồng chị đã ổn định, con trai cũng đã lớn. Vậy anh chị định bao giờ sẽ sinh tiếp em bé?

Dự định là khoảng 3 năm nữa nhưng cũng chưa biết thế nào. Con cái là trời cho, cho lúc nào thì mình nhận lúc nấy vậy.

Chị không sợ đến 3 năm nữa mình sẽ không thuận lợi lắm trong việc sinh nở?

Ba năm nữa tôi vẫn còn trẻ mà. Ngày xưa mẹ tôi sinh tôi khi bà 36 tuổi. Cho nên 3 năm nữa sinh con thì vẫn hết sức bình thường.

Nhiều người nói, khó ai có thể theo được Tân Nhàn vì chị không chỉ giỏi chuyên môn mà còn rất khéo chăm chồng chăm con. Chị lấy đâu ra được “lực đẩy” để có thể “ba đảm” như thế?

Mọi người hay nói tôi lúc nào cũng sống hết mình. Tức là lúc nào cũng muốn chạm đến đáy của sự tận cùng. Không chỉ sống mà yêu, hát, làm nghệ thuật… tôi cũng hết mình. Nhờ như thế mà tôi vượt qua được nhiều khó khăn để vươn tới sự thành công. Có thể thành công chưa nhiều nhưng rõ ràng tôi đã được làm những điều mình thích, những điều mình muốn đến tận cùng.

Có thể nói cuộc sống của chị bây giờ rất viên mãn?

Tất nhiên là không phải mọi điều tôi đều hài lòng nhưng rõ ràng là tôi hạnh phúc với những gì mình có. Còn trong cuộc sống và công việc thì vẫn còn nhiều cái tôi phải cố gắng để bước những bước xa hơn nữa.

Cám ơn chị về cuộc trò chuyện này!

Hà Tùng Long

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.