ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: phunutoday.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tình hình Syria: LHQ không chấp thuận chiến tranh, Mỹ bất chấp
Friday, September 6, 2013 19:40
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Quốc phòng)-Chính quyền Obama một mặt tuyên bố chấm dứt hợp tác với Hội đồng bảo an, mặt khác lại ra sức kêu gọi các nước ủng hộ phát động chiến tranh Syria, những động thái này đã khiến không ít người có cảm giác dường như nước Mỹ đang đến rất gần với cuộc chiến.

“LHQ chưa chấp thuận, không được tấn công Syria”

TTXVN dẫn thông tin từ Reuters cho biết, ngày 6/9, phái viên của Liên hợp quốc về Syria Lakhdar Brahimi tuyên bố không quốc gia nào được quyền “thao túng luật pháp” và tiến hành hành động quân sự chống Syria mà không có sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Phát biểu trên được ông Brahimi đưa ra sau cuộc gặp các ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20), trong đó có Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.

Ông Lavrov tuyên bố nhiều quốc gia nhận thức rằng tấn công Syria mà không có sự ủng hộ của Hội đồng Bảo an sẽ làm tuột mất những cơ hội đạt được một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria.

Hồi đầu tuần, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã bác bỏ tính hợp pháp của bất cứ hành động quân sự nào chống Syria mà không phải là hành động tự vệ hoặc không được sự hậu thuẫn của Hội đồng Bảo an.
 

Mô tả ảnh.
Ông Lakhdar Brahimi (Ảnh: Reuters)

Mỹ đang bất chấp luật pháp quốc tế và dư luận

Các nhà quan sát cho rằng dường như phát ngôn của phái viên của Liên hợp quốc về Syria Lakhdar Brahimi là nhằm vào Mỹ khi nước này liên tục có những động thái thể hiện sự thách thức, bất chấp luật pháp quốc tế.

Hôm qua, báo Thanh Niên dẫn thông tin cho biết Mỹ đã chính thức tuyên bố chấm dứt nỗ lực hợp tác với Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về vấn đề Syria.

Phát biểu của đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Samantha Power thể hiện rõ ràng rằng Washington sẽ không tìm kiếm sự phê chuẩn của Liên hợp quốc để tấn công Syria, theo Reuters.

Bà Power nói dự thảo nghị quyết được Anh đệ trình lên 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an kêu gọi phản ứng với cuộc tấn công hóa học ở Syria ngày 21/8 xem như không còn cơ hội được thông qua.

“Tôi có mặt tại cuộc họp nơi Anh đưa ra nghị quyết, và mọi thứ trong cuộc họp, từ lời nói đến cử chỉ, gợi ý rằng nghị quyết không có khả năng được thông qua, đặc biệt là từ phía Nga”, bà Power nói với các phóng viên.

Sau khi Anh chuyển dự thảo nghị quyết đến các thành viên thường trực có quyền phủ quyết là Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ, Quốc hội Anh đã bỏ phiếu chống lại việc London tham gia vào các cuộc tấn công quân sự do Mỹ khởi xướng nhằm trừng phạt chính phủ Syria.

Washington đã quy trách nhiệm thực hiện vụ tấn công hóa học khiến hơn 1.400 người thiệt mạng cho lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã quyết định tấn công Syria và đang tìm kiếm sự phê chuẩn của Quốc hội Mỹ để phát động tấn công.

Bà Power nói Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên đã không thể thực thi đúng vai trò là người bảo vệ cho hòa bình và an ninh quốc tế. “Hội đồng đã không bảo vệ hòa bình và an ninh cho hàng trăm trẻ em Syria, những người bị giết bằng hơi độc vào ngày 21/8”, bà Power tuyên bố.

Khi được hỏi về việc Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Tư tuyên bố không loại trừ khả năng Nga sẽ ủng hộ hành động quân sự chống lại Syria nếu có bằng chứng chứng tỏ chính phủ Syria có liên quan đến vụ tấn công này, bà Power nói: “Chúng tôi không thấy điều gì trong tuyên bố của Tổng thống Putin rằng sẽ có cách thức giải quyết vấn đề thông qua Hội đồng Bảo an.”

Một ví dụ đã được Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Samantha Power đưa ra để minh chứng cho sự mạnh tay, nói là làm của nước Mỹ đó là cuộc chiến tranh ở Kosovo năm 1999. Theo đó, Đại sứ Mỹ tại LHQ cho rằng có khi cũng cần phải đi ra ngoài khuôn khổ Hội đồng Bảo an khi tình hình lâm vào bế tắc, chẳng hạn như cuộc chiến tranh ở Kosovo năm 1999. Hồi đó, Mỹ đã dựa vào đồng minh NATO của mình để phát động chiến dịch ném bom buộc quân đội Serbia phải rút quân ra khỏi Kosovo.

Trước đó, cuộc chiến tranh tại Iraq cũng đã được Mỹ phát động mà không cần nhận được nghị quyết phê chuẩn của LHQ.

Hiện nước Mỹ đang chờ các gật đầu của Quốc hội nước này để tiến hành cuộc tấn công quân sự đối với Syria. Tuy nhiên, khả năng ‘bỏ qua’ Quốc hội vẫn còn đang bỏ ngỏ, bởi theo Đài Tiếng nói nước Nga, Tổng thống Barack Obama đã từ chối trả lời trực tiếp câu hỏi liệu ông sẽ hành động chống Syria không nếu không nhận được sự chấp thuận từ phía Quốc hội, ông nói điều này sau cuộc đàm thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở St Petersburg.

Ông Obama nhấn mạnh rằng ông không tin vào khả năng một cuộc xung đột quân sự với Nga hoặc Trung Quốc, những nước không đồng ý với Washington về sự cần thiết phải sử dụng vũ lực đối với Syria . Quyết định cuối cùng cho cuộc khủng hoảng Syria phải là một quyết định chính trị với sự tham gia của tất cả các bên trong cuộc xung đột, tổng thống Hoa Kỳ nhận định. Tuy nhiên, theo ông, việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria không thể không bị đáp trả.

Mô tả ảnh.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Samantha Power tuyên bố chấm dứt hợp tác với Hội đồng Bảo an về Syria

Lôi kéo các nước về phía mình

Bên cạnh việc bất chấp LHQ, thách thức dư luận quốc tế, Mỹ dường như cũng đang nỗ lực rất nhiều trong việc lôi kéo sự ủng hộ của các nước cho cái gọi là bảo vệ danh dự nước Mỹ.

Theo đó, trong bối cảnh cuộc chiến ở Syria đang đến rất gần, dự kiến Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có cuộc gặp bên lề với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G-20 ở St. Petersburg, Nga để vận động ông này ủng hộ kế hoạch tấn công chính quyền Syria.

Giới quan sát cho hay Bắc Kinh có thể sẽ tiếp tục sát cánh cùng Nga, phản đối can thiệp quân sự vào Syria, nhằm phản ứng lại những cáo buộc cho rằng chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad đứng sau vụ tấn công người dân bằng hóa học.

Tuy nhiên, các nhà quan sát dự kiến ông Tập sẽ nhẹ giọng hơn nhằm không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ cá nhân vừa gây dựng được với Obama. Hai người vừa có cuộc gặp không chính thức ở California hồi tháng 6.

“Bắc Kinh có thể nói với Washington rằng họ có thể ủng hộ một cuộc tấn công chống Syria, nếu Mỹ có bằng chứng rõ ràng rằng chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học”, Jia Qingguo, giáo sư tại đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, dự đoán.

Và ngay sau đó, nước này đã có những hành động cụ thể đó là điều tàu chiến và quân tới ngoài khơi Syria. Truyền thông Israel dẫn các nguồn tin hải quân phương Tây ngày 6/9 cho biết một tàu đổ bộ của Trung Quốc mang tên Tỉnh Cương Sơn cùng 1.000 lính thủy đánh bộ đã đến Biển Đỏ trên đường tới vùng Địa Trung Hải ngoài khơi Syria.

Dự kiến Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có cuộc gặp bên lề với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G-20 ở St. Petersburg, Nga để tìm kiếm sự ủng hộ của Trung Quốc.

Một số nguồn tin cho biết Bắc Kinh đã bí mật triển khai nhiều tàu chiến đến vùng biển đối diện với Syria. Nếu thông tin này được xác nhận, đây sẽ là lần triển khai lớn nhất của Trung Quốc tại khu vực Trung Đông trong lịch sử hải quân nước này.

Chính quyền của tổng thống Barack Obama đã phần nào có được sự ủng hộ ở nước Mỹ và trên thế giới trong quyết định thực hiện hành động sức mạnh tại Syria. Để thuyết phục Quốc hội biểu quyết cho phép tiến công Damascus, Ngoại trưởng John Kerry đã tuyên bố đã có 34 quốc gia sẵn sàng trừng phạt Bashar Asad. Nhưng ông không kể được tên những nước đó. Nguồn tin ngoại giao của Kommersant đã gọi đây là “con số ma” và cho rằng: “Nhà Trắng đang nhận xằng điều họ mong đợi là có thực”.

Trong khi đó, nước Mỹ vẫn liên tục khẳng định với các nước về việc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học. Ngày 6/9, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia của Nhà Trắng Ben Rhodes cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama đã khẳng định với các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) rằng Mỹ dám chắc về việc quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường các lệnh cấm của quốc tế đối với việc sử dụng các loại vũ khí này.

Theo Reuters và AFP, ông Obama đề cập vấn đề trên tại bữa tiệc chiêu đãi các nhà lãnh đạo G-20 hôm 5/9 do Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì.

Ông Rhodes cho biết Tổng thống Obama đã “một lần nữa khẳng định sự chắc chắn của chúng tôi” rằng chính quyền Assad đã tiến hành một vụ tấn công bằng khí độc làm 1.429 người thiệt mạng. Trước đó, ông chủ Nhà Trắng cũng đã nêu vấn đề này tại cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tuy nhiên, điều khiến dư luận quốc tế tin tưởng vào những luận điệu của Mỹ nhất là những bằng chứng sát thực chứng minh chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học lại không hề được nước này công bố.

Tổng thống Obama ngày 6/9 cho biết phần lớn các nhà lãnh đạo G-20 đều nhất trí rằng Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng khí độc chống lại người dân, song thừa nhận vẫn tồn tại bất đồng về việc sử dụng vũ lực không cần thông qua Liên hợp quốc có thích hợp hay không.

Mặc dù vậy, những động thái của chính quyền Obama đã khiến không ít người có cảm giác dường như nước Mỹ đang đến rất gần với cuộc chiến tranh ở Syria.

An Khanh (Tổng hợp từ TTXVN, TPO, TNO)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.