Trung Quốc hi vọng dựa vào tiềm năng của ASEAN để thực hiện một “phép màu nhiệm” mới, đồng thời dùng thương mại và hợp tác kinh tế như công cụ xoa dịu các xung đột hải đảo trên biển biển Đông.
Đây là ý kiến nhận xét của ông Alexey Voskresensky, Trưởng khoa Chính trị học tại Đại học quan hệ quốc tế Matxcova (MGIMO) về bài phát biểu do Thủ tướng Quốc vụ Trung Quốc Lý Khắc Cường đọc tại lễ khai mạc EXPO Trung Quốc-ASEAN.
Khởi đầu các cuộc đàm phán về quan hệ đối tác kinh tế toàn diện, mở rộng khu vực thương mại tự do và tạo nền tảng tài chính, đầu tư cho sự hợp tác giữa Trung Quốc – ASEAN . Mục tiêu được đề ra: đạt 1 nghìn tỷ USD kim ngạch thương mại song phương vào năm 2020. Các sáng kiến được ông Lý Khắc Cường công bố trong sự hiện diện của lãnh đạo cấp cao các nước Thái Lan, Lào, Singapore, Việt Nam và Myanmar.
Đường lưỡi bò – “lợi ích cốt lõi” – một yêu sách ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông
Khu vực ASEAN thể hiện những kết quả tích cực trong việc xây dựng nền móng thúc đẩy họ tiến theo hướng các nước công nghiệp. Để làm như vậy, cần tạo không gian rộng cho các sáng kiến thị trường và thiết lập sự tương tác mật thiết giữa doanh nghiệp với nhà nước. Các trợ lý của ông Lý Khắc Cường đã đặc biệt chú ý tới những điểm được nêu trong quá trình đề thảo “bản đồ lộ trình” sự hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN. Ông Alexey Voskresensky cho biết:
“Thủ tướng Lý Khắc Cường đã tập hợp quanh mình những nhà kinh tế xuất sắc nhất Trung Quốc, đặc biệt từ giới hàn lâm. Đằng sau những đề xuất của ông không chỉ là khẩu hiệu chính trị. Các sáng kiến có kèm theo kế hoạch chính sách cụ thể. ASEAN đã tích lũy cơ sở thể chế qui mô trong hợp tác kinh tế, thương mại. Trung Quốc muốn thúc đẩy các cơ cấu này và do đó đề nghị một đối tác toàn diện. Đối với ASEAN, điều này rất quan trọng vì Trung Quốc là đối tác thương mại lớn.”
Chính trên cơ sở tăng cường thương mại và hợp tác kinh tế với ASEAN, Trung Quốc sẽ tìm kiếm thỏa hiệp với các nước Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei trong vấn đề tranh chấp hải đảo ở biển biển Đông – ông Alexey Voskresensky khẳng định:
“Rõ ràng, dù tuyên bố chủ quyền hải đảo nhưng sự bất tín nhiệm hoặc đối đầu quân sự ngự trị tại khu vực, thì chẳng ai sẽ thu được lợi ích kinh tế. Ngay cả có chiếm đóng và triển khai lực lượng quân sự trên các đảo. Tình hình căng thẳng cản trở sự phát triển kinh tế. Đây là một dấu hiệu quan trọng từ phía Trung Quốc, một nỗ lực giải quyết các xung đột lãnh thổ với tính cách xây dựng. Cụ thể như thế nào, chúng ta sẽ thấy.”
Hôm thứ ba, ông Lý Khắc Cường đã chọn mặt bằng thương mại và đầu tư tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-ASEAN để lần nữa trình bày lập trường của Bắc Kinh về biển Đông/. Trung Quốc sẵn sàng tìm kiếm giải pháp cho tranh chấp lãnh thổ thông qua các hiệp thương hữu nghị, trên cơ sở tôn trọng chứng cớ lịch sử và luật pháp quốc tế.
Tổng thống Philippines Beningno Aquino III không có mặt tại diễn đàn lần này. Lý do là sự leo thang xung đột lãnh thổ với Trung Quốc. Đáng chú ý là bài phát biểu của ông Lý Khắc Cường tại hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – ASEAN ở Nam Ninh được thực hiện trùng với tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltayre Jasmine. Ông này bày tỏ quan ngại về sự xuất hiện ba tàu hải giám Trung Quốc chở các khối bê tông trong khu vực rạn Scarborough.
”Ban đầu sẽ là ném đá xuống nước, sau đó đến lượt đóng cọc và đổ móng. Nếu không giám sát tình hình, thì khi chúng ta quay trở lại ở đó đã xuất hiện một đơn vị quân sự đồn trú,” – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines dự đoán.
Trung Quốc không ngừng đẩy mạnh hoạt động trong khu vực tranh chấp trước ý định của Mỹ triển khai căn cứ quân sự ở Philippines. Vòng đàm phán mới về vấn đề này sẽ bắt đầu vào tuần tới tại Mỹ. Manila không che giấu thực tế rằng, Mỹ gia tăng hiện diện quân sự là điều đáp ứng lợi ích của Philippines. Một mục tiêu nằm trong chiến lược tổng thể củng cố tiềm năng quốc phòng của đất nước, trước tình hình căng thẳng tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Hoa Nam /biển Đông/.
Theo VOR
2013-09-04 19:33:05
Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/tq-muu-dung-thuong-mai-de-xoa-diu-tranh-chap-bien-dong-a101351.html