ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: tranhanhnghethuatblog
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tranh cát nghệ thuật
Monday, September 30, 2013 23:03
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tranh cát

Tranh cát, hoạ cát, hoạ cát kim sa hay sand painting…tất cả là tên gọi chung của một bộ môn nghệ thuật làm từ cát, đổ cát màu, hoặc bột khoáng chất hay tinh thể và các sắc tố khác có nguồn gốc từ  tự nhiên hoặc từ  chất liệu tổng hợp, chúng được rải, đổ lên bề mặt nào đó để cho ra một bức tranh cát cố định (tranh cát tĩnh) hoặc không cố định (tranh cát động).
Tranh cát có lịch sử lâu đời trên nhiều vùng của thế giới và được sử dụng với một số mục đích khác nhau.

Tranh cát nghệ thuật trong một số nền văn hóa

Thời xưa, tranh cát phần nhiều phục vụ cho các nghi lễ tôn giáo chứ chưa phải là một loại nghệ thuật.

Tranh cát trong nghi lễ tôn giáo

Tranh cát trong nghi lễ tôn giáo

Loại tranh này hay được các thổ dân Nam Mỹ và châu Úc sử dụng trong đời sống tâm linh của họ.
Phật giáo Tây Tạng cũng tồn tại nghệ thuật vẽ tranh cát và họ gọi loại tranh này là Mạn đà la. Tranh cát của người Tây tạng biểu tượng cho Vô thường, một trong những triết lý cốt lõi mà Đức Phật đưa ra trong giáo pháp của Ngài.

Tranh cát trong Phật giáo Tây tạng

Tranh cát trong Phật giáo Tây Tạng

Khi người ta hoàn thành bức tranh cát thì nó cũng sẽ bị hủy theo nghi lễ và trình tự nhất định, tất cả cát từ những bức tranh sẽ được thu hồi và được trả lại sông suối, nơi mà nó đã từng tồn tại.
Nghệ thuật vẽ tranh cát cũng được xuất hiện tại Nhật từ thời những Tướng quân Shogun, nó được gọi là nghệ thuật Bonseki.

Nghệ thuật Bonseki - 1

Nghệ thuật Bonseki

Nghệ thuật Bonseki

Trong quá trình vẽ tranh cát nghệ thuật của Nhật Bản, người nghệ nhân vẽ tranh dùng cát, sỏi rải lên lòng những chiếc khay sơn mài màu đen với những công cụ như lông chim, cọ mềm, thìa…để tạo ra những cảnh quan thiên nhiên, các bức tranh sau đó có thể được xử lý để lưu giữ.
Thời kỳ cận đại, tranh cát nghệ thuật phát triển tại Mỹ với loại hình tranh cát tĩnh, loại tranh này được nghệ nhân làm tranh tỉ mỉ sử dụng những hạt cát màu sắc khác nhau để đặt vào trong những vật chứa như bình, cốc,…mà không cần bất cứ chất kết dính nào. Andrew Clemens được công nhận bậc thầy của tranh cát tĩnh trong thời kỳ này tại Mỹ. Tranh cát cũng phát triển ở Anh, Ấn Độ với nhiều hình thái khác nhau.
Nghệ thuật vẽ tranh cát Việt Nam cũng được phát triển sau năm 1997. Theo nhiều phương tiện thông tin đại chúng là nghệ sĩ Ý Lan là người khai sáng và thương mại hóa loại hình nghệ thuật này ở Việt Nam.

Về phân chia thể loại, tranh cát nghệ thuật chia thành bốn thể loại chính là: phong cảnh, con người lao động, chân dung và thư pháp.
Bộ môn này cũng có những biến đổi qua các thời kỳ, một trong những sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực này việc ra đời thể loại tranh cát động, một sự phá cách so với thể loại tranh cát tĩnh ra đời trước đó. Hai thể loại có sự khác nhau cơ  bản, nếu như tranh cát tĩnh được trình bày ở trên là cát sẽ được nghệ nhân cho vào trong vật chứa mà không có chất kết dính thì tranh cát động lại lại thể hiện sự biến tấu của người nghệ sĩ dựa vào một cốt truyện nhất định, người nghệ sĩ sẽ biến những bức tranh của mình thành một câu chuyện sinh động dưới ánh đèn LED.

Một số tác phẩm tranh cát nghệ thuật

Tranh cát quê hương Việt Nam

Tranh cát quê hương Việt Nam - 2

Tranh cát quê hương Việt Nam

Tranh cát Love Story - 1

Tranh cát động Love Story

Tranh cát Love Story

Tranh cát nghệ thuật 5

Nhà vua nước Việt*

Tranh cát nghệ thuật - 6

Công chúa*

Tranh cát thiết triều

Thiết triều*

Tranh cát tình bạn

Tranh cát tình bạn*

Tranh cát Tình yêu

Tình yêu*

Tranh cát tuổi học trò

Tuổi học trò*

Nhật ký của mẹ - một trong những bài hát dưới sự thể hiện thú vị bằng tranh cát động

*Nguồn tranh: vetranhcat.com (Họa sĩ Phan Anh Vũ)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.