ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Truyền thông gây mê
Sunday, September 29, 2013 8:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tôi
không phải người bảo thủ như kiểu các cán bộ đoàn kém trí tuệ. Nhưng có một thứ
tôi luôn kiên định, ấy là kiên định nghi ngờ.

Thời
cuộc đang đến hồi mạt vận, mọi thứ đang bắt đầu trở nên rối ren và ngày càng
khó kiểm soát. Nhà quản lý có lẽ bây giờ đang phải đau đầu với các vấn đề vĩ
mô, nhưng tiêu cực mang tính hệ thống mà không thể một cuộc vận động, một nghị
quyết mà có thể giải quyết được ngay.

Nhưng
có một giải pháp còn hay hơn nghị quyết, đó là truyền thông gây mê.

Năm
2007, giữa biến cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ gây tử nạn cho mấy chục con người
thì đùng đùng xuất hiện scandal của Hoàng Thùy Linh. Mọi trang báo khi ấy đang
lúc đổ dồn về việc quy trách nhiệm về phía nhà thầu Nhật Bản thì lại quay ra
phân tích clip sex của cô diễn viên trẻ này.

Trên
một tờ báo lớn nhất nước, khi ấy đăng một cái tin nhỏ, viết về chuyện ở Nhật
Bản, có viết rằng một nữ y tá người Nhật Bản cúi đầu xuống rất thấp khi biết
bệnh nhân là người Việt Nam. Giữa lúc công phẫn về sự vô trách nhiệm của nhà
thầu Nhật Bản đang như ngọn lửa bùng bùng giữa xã hội, một cử chỉ cúi đầu của
một người dân Nhật Bản không liên quan đến vụ việc như vậy bỗng chốc làm ấm
lòng bất kỳ ai đọc mẩu tin đó.

Tôi
nghĩ, có thể chẳng có cô y tá nào cả với cái cúi đầu nào như thế cả. Chỉ là một
thủ thuật PR chính trị. Người ta sau khi được chích thuốc mê, bèn dành năng
lượng để nghiên cứu tiếp việc truyền thông đánh phá vấn đề Hoàng Thùy Linh cởi
quần.

B4INREMOTE-aHR0cDovLzEuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy05TWpKWU9DZWVJUS9Va2c4TTBudlppSS9BQUFBQUFBQUp1QS80ZUM5WnI4aU1YOC9zNDAwL2JyYWlud2FzaGVkLmpwZw==

Nếu tôi nghĩ rằng mình thực sự không bị rửa não

Vậy đó không phải là bằng chứng cho thấy việc rửa não đã thành công sao?

Năm
2011, cơn sóng thần đổ ập vào Nhật Bản gây ra cái chết đau thương cho hàng trăm
người Nhật, với thiệt hại tính bằng ngàn tỷ đô la. Giữa lúc ấy, một loạt báo
chí Việt Nam cùng đăng một bài viết giống nhau của một tác giả có tên là
“H.M.T” (tôi tự viết tắt
tên nhân vật này)
, tự nhận là một cảnh sát Nhật gốc Việt.

Nội
dung bài báo sau khi miêu tả sự tang thương, ông tác giả này còn thêm vào chi
tiết về một cậu bé 9 tuổi, cậu bé này sau khi nhận được một cái bánh cứu đói,
đã bỏ nó vào thùng quà rồi đứng ra phía sau cùng của đoàn người bị nạn để chờ
phát quà như mọi người lớn khác, dù cậu đang rất đói. Cậu cho rằng mình không
thể được ưu ái vì là trẻ con, cậu muốn được đói một cách công bằng.

Bài
báo đó cực kỳ xúc động. Và kết luận đại loại rằng, một dân tộc với những cháu bé 9 tuổi như thế thì chắc chắn
phải là một dân tộc vĩ đại.

Một
nữ phóng viên là bạn của tôi ngay lập tức được cử đi Nhật Bản. Cô tìm kiếm anh
cảnh sát người Nhật gốc Việt tên H.M.T kia thì thấy rắng không thể nào có một
anh cảnh sát như thế.  Bằng những gì nhìn thấy tận mắt và những bằng chứng
rất xác đáng, cô đã cho người ta thấy rằng người Nhật không có ai đến nỗi bị
đói sau thảm họa đó và cậu bé 9 tuổi kia chỉ là một Lê Văn Tám của Nhật Bản.

Ngay
sau khi bạn tôi trở về và mọi thứ được phơi bày ra, tôi đã phải nghi ngờ rằng
đã có một liều thuốc gây mê nào đó được chích vào Việt Nam từ Nhật Bản. Lợi
dụng giữa lúc cơn đau đớn ấy, người Nhật dùng truyền thông để chứng tỏ cho Việt
Nam thấy rằng họ là một đất nước hùng mạnh và tự cường. Chỉ bằng một bài báo đó
thôi, một sự tin tưởng đó thôi, những lợi ích kinh tế kéo theo chắc chắn sẽ
không hề nhỏ.


thể với việc đăng tải câu chuyện của cậu bé 9 tuổi đó, một loạt báo chí Việt
Nam đã ăn thịt lừa. Nhưng với một loạt nhân vật được truyền thông đánh bóng vô
lý trong nhiều năm gần đây, đến khi sự thật bẽ bàng được phơi bày, người ta
không thể tìm kiếm trong truyền thông lòng tin được nữa.

Tôi
có thể kể thêm ra đây 2 trường hợp: Một là năm 2011, VTV với chuyện “cô
Lượm” ở Thừa Thiên – Huế, trong chương trình Người xây tổ ấm. Chỉ bằng
việc nghe một câu chuyện từ bệnh viên, cô đã bịa ra một bi kịch của cuộc đời
mình: Bị phụ tình, có con ngoài giá thú, bị bạc đãi… Khi phóng viên VTV về
quay phim, cô còn nhờ người đóng giả người thân để lừa dối VTV. Chương trình
của cô được phát sóng trên VTV, cô khóc um sùm khi kể những chuyện không phải
của mình, cả nước xem và xúc động rơi nước mắt theo. Kỳ thực là họ bị lừa.

Hai
là câu chuyện năm 2006, một người đàn ông ngư dân ở Quảng Nam với 13 ngày lênh
đênh trên biển sau cơn bão dữ Chanchu. Một cơn bão đã cướp đi sinh mạng của
hàng chục ngư dân Việt Nam. Khi biết người đàn ông này trở về, hàng chục tờ báo
đã nhảy vào cắn xé, tâng ông lên như một anh hùng. Câu chuyện được ông kể ra
trên báo đã nuôi hy vọng cho hàng chục gia đình ngư dân gặp nạn. kết quả thực
ra là do ông này bịa chuyện, ngày các bạn thuyền của ông lên tàu ra khơi, ông
đã trốn nhà vào miền Nam ở cùng vợ bé, chứ có ra biển với bạn thuyền đâu mà gặp
bão.

Một
hệ thống truyền thông chưa đủ tin cậy và dễ dàng bị gây mê. Vậy nên, dù có là
một người viết báo, tôi cũng chỉ dám khuyên bạn hãy chỉ tìm kiếm trên truyền
thông những thông tin chứ đừng tìm kiếm lòng tin.



B4INREMOTE-aHR0cDovLzIuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1CNUpCczUwS2Uxby9Va2c5SnkySzBnSS9BQUFBQUFBQUp1SS80TVBGMlV6TnZINC9zNDAwL1IlRTElQkIlQURhK24lQzMlQTNvLmpwZw==

Tính
nghi ngờ cố hữu đã khiến tôi liên tục phải đặt câu hỏi “tại sao”.
Trước hàng ngàn vấn đề xã hội đang rất phức tạp như hiện nay thì tại sao lại
đùng đùng xuất hiện một văn bản cộng điểm thi đại học cho bà mẹ VNAH, một văn
bản vi hiến bắt người ta khi quay phim chụp ảnh CSGT thì phải xin phép… Hay
giữa lúc báo chí còn đủ thứ việc phải làm (ví như làm rõ vụ công an bắn nhau ở
Đồng Nai) thì lại đổ xô vào một anh học thức đầy mình đang khiếu nại cuốn sách
của một cô nhóc con đi du lịch bụi?

Đó
là sự thật xã hội hay chỉ là những liều thuốc đang gây mê, để xã hội quên đi
những sự thật đang diễn ra ngoài kia?

Bạn
của tôi mỗi khi đọc báo, xin đừng nghĩ rằng thứ bạn đang được cung cấp là sự
thật. Có một bộ máy khổng lồ đang được trả lương để đứng đằng sau truyền thông,
để điều khiển bộ não của bạn đi theo ý của họ.

Thứ
bạn cầm nắm trong tay chưa chắc đã là thứ bạn có. Người ta nhìn một mảnh giấy
nửa đen nửa trắng thì hoặc là bạn chỉ thấy nó đen, hoặc chỉ thấy nó trắng.
Người ta đều đúng. Chỉ có những người đúng hơn khi biết lật mảnh giấy ấy đó lên
để xem mặt sau, mà người có thể lật mặt sau lên cần phải có đến sự hoài nghi và
tưởng tượng.

Đừng
tin vào các khẩu hiệu, mỹ từ mà truyền thông đang cố làm bạn tin. Hoài nghi
không bao giờ là thừa. Tính dân chủ ở nơi chúng ta đang sống đây chưa cho phép
truyền thông được hoạt động như một quyền lực thứ tư như người ta vẫn ảo tưởng.
Chuyện dân chủ ở đây chỉ có thể nói rằng:“Bạn là dân, họ là chủ”.

Với
tính dân chủ như thế, bạn hãy là một người thẩm định, chứ đừng bao giờ cả tin
đi vào những lề lối mà truyền thông đã kẻ sẵn cho bạn.

Như
cái vạch chỉ đường cho khách bộ hành bạn vẫn thấy hằng ngày đó thôi. Ở một đất
nước khác có thể nó là nơi để bạn qua đường an toàn nhất; nhưng mà ở nơi mà bạn
đang sống đây, nó là cái bẫy để khi bạn thong thả đi qua, sẽ có một đoàn xe máy
ầm ầm kéo đến để kẹt gãy chân bạn đấy.

Nguồn Sinh Lão Tà

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.