ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Tịnh Liên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Từ hải ngoại mộng thấy cao tăng núi Nga Mi chỉ điểm tu Đại Pháp
Sunday, September 22, 2013 22:12
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Văn hóa thần truyền

( Loạt bài về những trải nghiệm trong tu luyên của các học viên Pháp Luân Đại Pháp, những câu chuyện tưởng chừng như thần thoại, nghe rất khó tin nhưng lại có thực sẽ mở ra cho người đọc những góc nhìn mới,  BBT sẽ tổng hợp và đăng lên trong mục “Văn hóa thần truyền” )

Đây là trải nghiệm có thật của một học viên Pháp Luân Đại Pháp khi đắc Pháp. Xét thấy trước mắt chính phủ Trung Quốc vẫn đang đàn áp Pháp Luân Công, bức hại tàn khốc học viên Pháp Luân Công, chúng tôi đã ẩn tên thật của học viên này, mà chỉ dùng “cô” để miêu tả.

>>Những câu chuyện tu luyện (P1): Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai

Cô nguyên là một cán bộ công tác trong ngành giáo dục ở Trung Quốc, sau này chuyển sang công tác tại Singapore. Trước Tết năm 1995, một đêm cô nằm mộng, thấy một vị cao tăng tóc bạc trắng nói với cô: “Ta là sư phụ của con, hiện tại đang tu luyện trên núi Nga Mi ở Tứ Xuyên”. Cô tin chắc giấc mộng này là thật, nên lập tức từ Singapore lên đường khởi hành về quê cũ, sau đó cấp tốc tới Tứ Xuyên, lên núi Nga Mi tìm sư phụ.

Núi Nga Mi

Cô mang theo một tâm thành kính mà thánh khiết, không sợ gian hiểm, lặn lội đường xa, cuối cùng đến được thánh địa Phật giáo — núi Nga Mi. Không quản đường xá khó khăn, cô từ chùa Báo Quốc dưới chân núi leo thẳng lên đỉnh Kim Đính. Dưới đỉnh Kim Đính, qua hết chùa này đến chùa khác, gặp hết hòa thượng này đến hòa thượng khác, gặp ai cô cũng đều hỏi thăm. Đúng là “Công phu không phụ người có tâm”. Sau đó, qua lời một tiểu sa di, cô mới biết vị sư phụ mà cô nằm mộng chính là Thông Dũng pháp sư. Tiểu sa di dẫn cô vào tự miếu, gặp đúng lúc pháp sư đang ngồi đả tọa ở thiền đường. Đợi ông xuất định, cô mới hợp thập và quỳ lạy hành lễ trước pháp sư. Khi giải thích nguyên do, đầu tiên cô kể lại tình cảnh trong giấc mộng, sau đó cầu pháp sư thu cô làm đệ tử. Khi ấy cô quá đỗi vui mừng, xúc động nội tâm biểu đạt cả trong lời nói, đầy ắp hy vọng pháp sư sẽ gật đầu đồng ý. Thế nhưng điều cô không ngờ đã tới, pháp sư không hề biểu cảm trước lời nói và khẩn cầu của cô. Còn hờ hững hơn, ông không nói là được, mà cũng không nói là không được. Chỉ thấy pháp sư ngồi ngay ngắn trên Phật đường, nhắm mắt trầm tư, không nói không rằng. Lúc ấy tâm cô cảm thấy ủy khuất, vô cùng khó chịu, nghĩ tới mình từ hải ngoại xa xôi tới đây, phát nguyện tầm sư cầu pháp, trên đường trải trăm cay nghìn đắng, mà nay trở thành mộng ảo. Thế nhưng cô không hề lùi bước, kiên quyết chắp tay quỳ xuống, quỳ ở đó hơn 4 tiếng đồng hồ. Hôm sau, pháp sư vẫn y như cũ, không mảy may thay đổi. Để biểu đạt tâm nguyện bái sư kiền thành, cô không hề nản lòng nhụt chí, mà hàng ngày vẫn khấu đầu lạy pháp sư. Thời gian thấm thoát trôi qua, cô đã ở trên núi Nga Mi được hơn 3 tháng.

Mãi tới ngày 25 tháng 5, Thông Dũng pháp sư mới quay mặt về cô cười nói một câu: “Đi thôi, hôm nay ta dẫn thí chủ tới Thành Đô”. Vậy là cô đi cùng pháp sư tới Thành Đô, vào Văn Thù viện. Tới ngày 26, cô lại cùng pháp sư tới chùa Bảo Quang. Rồi sáng ngày 27, họ ra khỏi Văn Thù viện; pháp sư bảo cô cùng đi tới học viện Trung Y để kiểm tra thân thể. Vừa vào đến cửa viện, họ đã thấy một vị bác sĩ trẻ tuổi tay cầm một tạp chí, bốn chữ “Cửa sổ văn nghệ” như tỏa sáng trước mắt. Điều khiến người ta chú ý hơn là một vị thanh niên trông rất trẻ đang ngồi tọa trên đài sen, đôi mắt nhắm lại. Lúc ấy pháp sư dừng chân rất lâu, hướng về vị thanh niên tọa trên đài sen chắp tay làm lễ. Cô thấy thật kỳ quái: “Sư phụ, ngài nhiều tuổi như vậy, vì sao lại hành lễ trước vị thanh niên này?” Pháp sư không đáp, chỉ cười: “Hôm nay ta trú tại nơi này, con lập tức về Văn Thù viện thay ta trông giữ phòng thất, nhất định đừng để họ sắp xếp lại người ở”. Sau khi nghe pháp sư dặn dò, cô lập tức trở về Văn Thù viện, nhưng trong lòng vẫn không hiểu được an bài của pháp sư.

Khi cô đang trong phòng thất trầm tư, thì một bản nhạc mỹ diệu du dương khởi lên. Cô hưng phấn không thôi, và để tìm kiếm âm thanh, cô quyết định đi bộ ra phía sau Văn Thù viện. Nguyên là các học viên tại trạm phụ đạo Pháp Luân Đại Pháp ở Văn Thù viện đang luyện công tại đó cùng nhạc luyện công. Ảnh treo ở trạm phụ đạo chính là người thanh niên mà pháp sư đã hợp thập hành lễ vào buổi sáng ở học viện — Sư phụ Lý Hồng Chí. Những phụ đạo viên ở trạm phụ đạo vui vẻ chia sẻ với cô, giới thiệu về Sư phụ Lý Hồng Chí và công lý công pháp Pháp Luân Công cho cô. Họ còn nói vào ngày 28 tháng 5, tổng trạm phụ đạo Thành Đô sẽ khai mở hội giao lưu tâm đắc tại Đại học Khoa học Kỹ thuật Thành Đô, và hoan nghênh cô tới tham gia. Ngày 28 tháng 5, cô đã tới tham gia hội giao lưu tâm đắc này; sau đó, cô trực tiếp tới viện Trung Y gặp vị cao tăng. Vừa trông thấy cao tăng, cô đã vội kể lại tình huống ở hội giao lưu tâm đắc trong trường đại học. Cao tăng lặng lẽ không nói, chỉ mỉm cười và gật đầu. Đợi tới khi về Văn Thù viện rồi, pháp sư mới nói với cô: “Duyên đã tiếp rồi, con đã minh bạch rồi. Sau khi theo ta về thiền viện, con sẽ tới bái kiến Lý Hồng Chí Sư phụ, đi theo tu luyện Pháp Luân Đại Pháp”.

Kể từ đó, cô đã bước đi trên con đường tu luyện Pháp Luân Phật Pháp.

Dịch từ:http://www.zhengjian.org/zj/book/html/xunshi/xs003.htm

Xem thêm: Cuốn sách Chuyển Pháp Luân của Sư Phụ Lý Hồng Chí

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.