Tình hình kinh tế, chính trị hiện nay trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (ATP) diễn ra rất năng động và phát triển nhanh chóng. Nơi đây, trong thời gian tới không chỉ là đối trọng của trục EU- Đại tây dương trong bối cảnh khủng khoảng kinh tế toàn cầu mà sẽ được dự báo là một trung tâm mới về kinh tế và chính trị của thế giới.
Nỗ lực chính trị của hầu hết các nước thuộc khu vực ATP với mục đích để thực hiện cải cách kinh tế triệt để nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển kinh tế ở các cấp độ khác nhau (quốc gia, khu vực, toàn cầu). Phát triển trong khu vực ATP mang đặc điểm hội nhập lẫn nhau, được đi kèm với sự hình thành và tăng cường của các tổ chức kinh tế và chính trị đa phương (ASEAN, SAARC, ARF, APEC, SCO, BRIC, ASEAN +3, ASEAN +6, quan hệ tam giác “Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc”,”Nga-Ấn Độ-Trung Quốc”, v.v).
Phát triển chính trị và kinh tế trong khu vực ATP phần lớn là bởi sự ảnh hưởng và bảo trợ của Hoa Kỳ. Nhằm duy trì ảnh hưởng của mình, Mỹ vẫn tiếp tục triển khai lực lượng vũ trang và củng cố các mối quan hệ song phương, đặc biệt là với các đồng minh tin cậy gồm Nhật Bản, Úc và Hàn Quốc. Chính sách của Mỹ trong khu vực ATP là hướng vào việc loại bỏ và ngăn chặn các rào cản hiện này và tương lai cho lợi ích của Hoa Kỳ. Mỹ ủng hộ đối với các hiệp hội như ASEAN, ARF và APEC, tức là các tổ chức và diễn đàn này cho phép Mỹ duy trì vị trí dẫn đầu trong khu vực ATP.
Rõ ràng là Washington không thể không quan tâm đến sức mạnh và sự hiện diện ngày càng tăng về kinh tế và quân sự của Trung Quốc, tất yếu sẽ dẫn đến gia tăng ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh trong khu vực ATP. Điều này sẽ làm mất dần quyền lực kinh tế và địa vị chính trị không chỉ trong khu vực ATP mà con lan rộng ra toàn cầu của Mỹ.
Chúng ta đều biết rằng, tham vọng chính trị của Trung Quốc không chỉ trong khu vực mà Bắc Kinh còn muốn trở thành một siêu cường trên quy mô toàn cầu. Bằng việc thực hiện đúng đắn và hiệu quả Trung Quốc đã phát triển kinh tế trong nước một cách mạnh mẽ. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc, không theo truyền thống là liên quan đến nghĩa vụ liên minh cứng nhắc và thành tích theo định hướng mà trên hết là lợi ích quốc gia, chính sách đó được hỗ trợ bởi sức mạnh kinh tế và quân sự của đất nước.
Không thể phủ nhận thực tế về những thay đổi lớn trong việc xây dựng quốc phòng của Trung Quốc. Điển hình là việc mở rộng khu vực ảnh hưởng địa chính trị của Trung Quốc với việc triển khai sức mạnh quân sự của mình vượt ra ngoài đại lục để bảo vệ lợi ích của mình tại các khu vực ven biển.
Lực lượng hải quân của Mỹ và Trung Quốc trên Thái Bình Dương.
Sự gia tăng nhanh chóng ngân sách Quốc phòng
Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, chi tiêu quân sự trong khu vực ATP tăng đột biến. Bằng chứng là việc xây dựng, trang bị quân đội của các nước lớn trong khu vực với kinh phí tăng mạnh mẽ như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc. Về quân sự-chính trị, ATP được chia thành các liên minh quân sự-chính trị như Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ, khối kinh tế-chính trị của các nước ASEAN, còn Trung Quốc và Triều Tiên.
Chi tiêu quân sự của Mỹ đã tăng hơn 2 lần từ 301,7 tỷ đô la trong năm 2000 lên 661 tỷ đô la trong năm 2009, điều này cho thấy một cuộc chạy đua vũ trang ở các nước ATP trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ mới. Theo Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới (TSAMTO ), trong năm 2010, Lầu Năm Góc đã nhận được gần 700 tỷ USD. Tổng thống Obama, ngày 5 tháng 1 năm 2012 đã phát biểu, chiến lược Quốc phòng mới của Mỹ sẽ phải cắt giảm chi tiêu trong thập kỷ tới là gần nửa nghìn tỷ USD.
Theo các chuyên gia, một tầm nhìn mới của Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định về các vấn đề ngân sách, mặc dù sự chấp thuận của Tổng thống Obama và Bộ trưởng Quốc phòng Panetta về sự điều chỉnh chi tiêu quân sự. Bộ trưởng Quốc phòng Panetta đã nói đến sự cần thiết phải thu hẹp và cắt giảm biên chế quân đội, cũng như các quan chức khác của chính quyền Mỹ thông báo rằng do khó khăn tài chính sẽ giảm chi tiêu cho Hải quân từ 10% đến 15% trong thập kỷ tới.
Theo các chuyên gia của Nga, Trung Quốc, các sửa đổi đối với ngân sách quốc phòng của Mỹ để phản ánh quá trình chuẩn bị của Hoa Kỳ vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Và nếu chiến tranh lạnh đầu tiên xảy ra để chống lại Liên Xô, còn bây giờ trọng tâm mới sẽ chủ yếu là vào khu vực ATP.
Sau khi giảm số lượng quân đội Mỹ sẽ không thể tiến hành hoạt động quy mô lớn, thời gian lâu dài, và thậm chí cả các cuộc tấn công nhỏ sẽ ít hơn do nguồn lực hạn chế. Thay vào đó, tập trung phát triển vũ khí, phương tiện chiến tranh trên không gian mạng và các phương tiện bay không người lái (UAV). Mỹ đang cắt giảm kho vũ khí hạt nhân, cũng như phải xem xét lại vai trò trong các chiến lược quốc phòng của mình.
Học thuyết quân sự mới được tuyên bố từ bỏ quan điểm bố trí lực lượng quân đội mà có khả năng tham gia cùng lúc hai cuộc chiến tranh lớn.Tức quân đội Mỹ sẽ chỉ tham gia một phần trong một cuộc xung đột lớn. Ngoài ra, theo chiến lược mới, Mỹ sẽ củng cố và phát triển mối quan hệ với các đồng minh và các lực lượng liên minh. Một trong những mục tiêu chính – giảm đáng kể lực lượng mặt đất và dựa nhiều hơn vào khả năng của lực lượng không quân và hải quân để kiềm chế Trung Quốc hoặc những kẻ thù khác như Iran hoặc Triều Tiên. Mặt khác Mỹ sẽ giảm quân và sự hiện diện quân sự ở châu Âu. Đồng thời, lực lượng quân sự của Mỹ trong khu vực ATP, và sự hiện diện ở Trung Đông sẽ vẫn là đáng kể.
Không nghi ngờ gì, khu vực châu Á hiện nay đối với Hoa Kỳ là rất quan trọng, có tầm chiến lược. Chiến lược quân sự mới của Mỹ nhằm kiềm chế Iran (và Trung Quốc) bằng cách tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ trong vùng Vịnh Ba Tư và Biển Đông, cũng như phát triển, trang bị phương tiện chiến tranh bất đối xứng (điện tử hoặc không gian mạng, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, hệ thống phòng thủ tên lửa). Các văn bản của chiến lược quốc phòng mới nói rằng “Hoa Kỳ sẽ đảm bảo có thể hoạt động hiệu quả ở những địa điểm trên trái đât, để duy trì ảnh hưởng của mình, mặc dù can thiệp vào đó có khó khăn như thế nào đi nữa”.
Theo các chuyên gia, Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng vị thế siêu cường của mình để “bảo vệ quyền tự do tiếp cận các khu vực nằm ngoài thẩm quyền của bất kỳ ai “. Dự thảo về ngân sách liên bang của Hoa Kỳ, trình lên Thượng viện của Tổng thống Barack Obama ngày 13 tháng 2 năm 2012 là cung cấp cho hệ thống phòng thủ tên lửa trong năm tài chính 2013 lên 9,7 tỷ USD ( năm 2012 là 8,6 tỷ đô la, năm 2010 là 7,8 tỷ đô la). Ngoài ra, năm 2013 Nhà Trắng yêu cầu Quốc hội cung cấp 3,8 tỷ đô la cho sự phát triển của các phương tiện bay không người lái mới, 8 tỷ đô la cho hệ thống không gian vơi mục đích quân sự, 11,9 tỷ đô la cho sự phát triển của khoa học, công nghệ quân sự.
Còn Trung Quốc, từ năm 2002 đến năm 2009 đã tăng chi tiêu quân sự theo xếp hạng thế giới từ 7 lên vị trí thứ 2. Sự gia tăng chi tiêu quốc phòng chính thức của Trung Quốc là gần gấp 5 lần trong 10 năm, từ 21,743 tỷ đô la trong năm 2000 lên 100,425 tỷ đô la trong năm 2009. Tuy nhiên theo báo cáo hàng năm của Hoa Kỳ thì chi tiêu quân sự thực tế của Trung Quốc gấp 1,7-2,6 lần so với số lượng mà Bắc Kinh công bố. Đặc biệt, Viện Nghiên cứu Quốc tế hòa bình (SIPRI) trong năm 2004 cho thấy chi tiêu quân sự theo công bố của Trung Quốc chủ yếu là dành để tài trợ cho quân đội Trung Quốc, trong khi kinh phí cho nghiên cứu phòng thủ cơ bản, phát triển và hiện đại hóa của khu phức hợp quân sự là nguồn ngân sách khác như từ nguồn Quỹ nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Theo ước tính SIPRI, chi tiêu quân sự thực tế của Trung Quốc trung bình nhiều hơn gấp đôi theo báo cáo của Bắc Kinh.
Hàn Quốc trong 10 năm, chi tiêu quân sự tăng gần gấp đôi từ 13,8 tỷ USD trong 2000 lên 24,059 tỷ đô la trong năm 2009, mặc dù đã giảm trong chi tiêu quân sự trong cuộc khủng hoảng trong năm 2009. Chi phí quân sự của Nhật Bản, ngược lại, cho thấy không có thay đổi đáng kể trong suốt thập kỷ, vào năm 2000 là 45,8 tỷ đô la và trong năm 2009 là 51,022 tỷ đô la. Chi tiêu quân sự của Nga tăng trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI hơn 5 lần, với 9,63 tỷ đô trong năm 2000 lên 53,33 tỷ đô trong năm 2009, tại Úc, New Zealand chi tiêu quốc phòng cũng tăng hơn 2 lần trong 10 năm qua.
Trên phương tiện truyền thông, Hoa Kỳ đã không coi Trung Quốc là một kẻ thù tiềm tàng, nhưng trong các công bố vào đầu năm 2011, chiến lược quân sự của Mỹ nói nhiều về sự tăng trưởng sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Yếu tố này đã tập trung và sửa đổi học thuyết quân sự của Mỹ. Cụ thể là việc trang bị vũ khí và đào tạo Lực lượng phòng vệ của Nhật Bản để đối đầu với khả năng xâm chiếm các hòn đảo phía nam của kẻ thù (có nghĩa là ám chỉ Trung Quốc ).
Báo cáo của Úc trong năm 2011 về tình hình quân sự trong khu vực ATP cho biết về sự nguy hiểm của các loại vũ khí của Trung Quốc cho tàu sân bay Mỹ ở khoảng cách lên tới 1.200 km từ bờ biển của Trung Quốc. Báo cáo cũng cho rằng “Trung Quốc đặt các tên lửa đạn đạo và hành trình có khả năng trong một vài giờ có thể phá hủy các căn cứ Mỹ tại Guam, Nhật Bản và những nơi khác”. Vì vậy Nhật Bản dự định từ năm 2011 đến năm 2015 ngân sách để nâng cấp lực lượng phòng vệ lên tới 284 tỷ đô la với kế hoạch mua 5 tàu ngầm, ba tàu khu trục, 12 máy bay chiến đấu và 10 máy bay tuần tra. Còn Úc phân bổ 279 tỷ đô la cho chương trình 20 năm xây dựng lực lượng vũ trang của họ, trọng tâm là việc xây dựng các tàu chiến mới. Bắt đầu từ năm 2006, các chương trình quân sự của Hàn Quốc trong 15 năm tới sẽ được giải ngân đến 550 tỷ đô la, trong đó ưu tiên mua máy bay chiến đấu và tàu chiến.
Sự căng thẳng ở một số nơi trong khu vực ATP vẫn bế tắc như Bắc và Nam Triều Tiên, vấn đề Đài Loan, quần đảo Senkaku (Điếu Ngư). Phát triển xung quanh các khu vực xung đột liên quan trực tiếp đến tình hình quân sự-chính trị trong khu vực ATP. Và càng ngày sự căng thẳng càng leo thang, Trung Quốc có lợi ích quốc gia riêng của mình, để bảo vệ và thực hiện đảm bảo lợi ích đó, và điều này, lần lượt, được kết hợp với mô hình của chính sách quân sự hiện nay của Trung Quốc, mức độ khả năng quân sự và sự hiện diện của Bắc Kinh trong khu vực.
Vấn đề xuất, nhập khẩu vũ khí
Các nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất của trên thế giới là Nga và Hoa Kỳ. Theo SIPRI, khoảng 30 % kim ngạch xuất khẩu vũ khí toàn cầu từ Mỹ, 23-24 % là Nga. Nhưng cần lưu ý rằng kể từ năm 2006, khối lượng nhập khẩu vũ khí cho Trung Quốc giảm đáng kể (3,778 tỷ đô la Mỹ vào năm 2006, 1,47 tỷ USD trong năm 2007, 1,241 tỷ trong năm 2008).
Nga là nước truyền thống giữ vai trò của một trong những nguồn chính bán vũ khí và thiết bị quân sự cho quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, bất chấp sự gia tăng nhanh chóng của quan hệ hợp tác quân sự – kỹ thuật với Trung Quốc trong giai đoạn 2004-2006.
Mức độ nhập khẩu vũ khí của Bắc Kinh giảm mạnh trong năm 2010, tương đương với những năm 90 của thế kỷ trước (quan hệ đối tác chiến lược giữa Nga và Trung Quốc đã được công bố vào năm 1996). Thực tế này có thể được giải thích bởi sự định hướng lại sản xuất trong nước của Trung Quốc về vũ khí và thiết bị quân sự đi cùng với sự sao chép các công nghệ nhập khẩu để tạo ra thiết kế riêng cho mình.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, Trung Quốc vẫn muốn mua các thiết bị tiên tiến của Nga như IL- 476 (biên chế trong quân đội Nga vào năm 2012 ), Su- 35 và S-400. Các chuyên gia SIPRI cho rằng Nga đã làm thay đổi ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc như việc cấp phép cho Bắc Kinh tự sản xuất các vũ khí (Su -27, máy bay trực thăng Mi-17, tên lửa chống tăng và tên lửa hành trình chống hạm…).
Lực lượng vũ trang
Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, Trung Quốc đã giảm đáng kể biên chế số quân trong quân đội với 3.755.000 người năm 2004 xuống 2.855.000 người trong năm 2007. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là nước có số quân đông nhất thê giới. Bắc Kinh giảm biên chế quân nhưng đi liền với hiện đại hóa trang thiết bị. Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, tỷ lệ vũ khí hiện đại của PLA trong 2000/2004/2008/2010 với hạm đội tàu chiến là 3/7/25/26 %, tàu ngầm 8/9/50/57 % , trong Không quân 2/10/20/25 %, Quân chủng Phòng không 5/10/34/40 %.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc nhanh chóng xây dựng khả năng tấn công và sẵn sàng chiến đấu của quân đội, bằng cách trang bị các vũ khí mới nhất. Hiện tại, Trung Quốc có lực lượng quân sự mạnh đáng kể trong khu vực. Với sức mạnh ngày càng tăng của hải quân Trung Quốc đang phát triển và tăng cường tuyến phòng thủ biển đảo. Ước tính của Bộ Quốc phòng Mỹ trong năm 2009, Hải quân Trung Quốc có 260 tàu, trong đó có 75 tàu chiến chủ đạo và hơn 60 tàu ngầm. Hiện nay, Trung Quốc đang hoàn thiện việc xây dựng tàu sân bay đầu tiên và quan tâm đến việc mua lại của một máy bay chiến đấu trên tàu sân bay của Nga. Số lượng quân của Hải quân Trung Quốc trong năm 2010, theo Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược Londonlà 215.000 người. Quân dự bị là 40 nghìn người.
Theo công bố trong báo cáo tháng 3 năm 2008 của Bộ Quốc phòng Mỹ cho Quốc hội kết luận rằng tất cả những thay đổi trong quân đội Trung Quốc là nhằm vô hiệu hóa ưu thế quân sự – kỹ thuật của Mỹ ở Thái Bình Dương tiếp giáp với bờ biển của Trung Quốc. Hơn nữa, trong khu vực này còn có các đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ (Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ – Philippines trong năm 1952, Hiệp ước ANZUS (Australia – New Zealand – Hoa Kỳ năm 1952), Mỹ- Hàn năm 1954, Hiệp ước quốc phòng trong khu vực Đông Nam Á giữa Hoa Kỳ, Pháp, Úc, New Zealand, Thái Lan và Philippines và Hiệp ước Mỹ-Nhật năm 1960).
Trong khi đó Trung Quốc từng bước củng cố vị thế của mình tại Myanmar, Indonesia, Đông Timor, Bangladesh, Cộng hòa quần đảo Fiji và các nơi khác trong khu vực. Cùng với điều này, phiên bản mới nhất của “Sách trắng về Quốc phòng của Trung Quốc”, nói về chính sách và các học thuyết quân sự chiến lược của đất nước, những mối đe dọa chính và các thách thức đối với Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới như là chủ nghĩa khủng bố quốc tế, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và mục tiêu quốc gia thống nhất đất nước. Trong thực tế, công việc này liên quan đến việc tham gia của Trung Quốc đối với Đài Loan và các điều kiện đưa ra của Bắc Kinh nhằm thiết lập quyền kiểm soát vùng lãnh thổ đảo tranh chấp ở biển Đông và biển Hoa đông. Trước hết, đó là do sự hiện diện của trữ lượng nguồn năng lượng chưa được khai thác trong các khu vực này. Cùng với công việc phòng chống bạo loạn, vũ trang lật đổ, bảo vệ ổn định xã hội.
Từ một quan điểm ý thức hệ, các học thuyết quân sự – chiến lược nhằm chống lại trật tự thế giới đơn cực của Trung Quốc, trong tuyên bố chính thức Trung Quốc sẵn sàng chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự hòa bình và ổn định đối với những bất ổn chính trị và các mối đe dọa và thách thức của thế kỷ 21 để tiến tới một thế giới đa cực. Như các nhà phân tích SIPRI, sự hiện diện toàn cầu ngày càng tăng của Trung Quốc có nghĩa là nâng cao nhận thức và sự tham gia của đất nước trong phát triển kinh tế và chính trị quốc tế. Trung Quốc cho thấy sự sẵn sàng hơn để cung cấp các nguồn lực để đảm bảo sự ổn định và an ninh trên thế giới nói chung. Một trong những biểu hiện quan trọng nhất của xu hướng này là mở rộng vai trò của Trung Quốc trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.
Sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc ở Thái Bình Dương
Tuy nhiên, ở khu vực này vẫn bị chi phối bởi các lực lượng quân sự của Hoa Kỳ và các đồng minh. Trong khu vực ATP là nơi tập trung một lực lượng lớn quân đội Mỹ với biên chế khoảng 300.000 quân và 100 nghìn quân dự bị. Ngoài không quân có 1.400 máy bay, hạm đội Hải quân gồm hạm đội thứ 3 và thứ 7 (190 tàu chiến và tàu hỗ trợ, bảy tàu sân bay hạt nhân, đóng tại 35 căn cứ). Về chất lượng cũng như số lượng, hải quân Mỹ vượt xa hải quân Trung Quốc.
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương chắc chắn là địa điểm lý tưởng cho việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ trên biển và trên đất liền. Trong cấu trúc của Hải quân Hoa Kỳ có các loại tàu chiến Ticonderoga (tàu tuần dương 22 Uro) và Arleigh Burke (60 tàu khu trục), được trang bị với các thành phần hệ thống Aegis, hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu trên biển. Hiệu suất cao của radar băng tần kép có thể dễ dàng phát hiện và tách cùng lúc nhiều mục tiêu. Hệ thống này được tích hợp vào hệ thống Aegis trên tàu chiến. Ngoài các tàu chiến của Hải quân Mỹ, hệ thống Aegis được trang bị trên 6 tàu của Hải quân Nhật Bản, 3 tàu hải quân Hàn Quốc và 3 tàu Hải quân Úc.
Ngoài các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển trong khu vực ATP Mỹ còn lắp đặt radar tầm gần và xa trên đất liền. Trong khuôn khổ hợp tác quân sự giữa Mỹ và Nhật Bản đã ký kết thỏa thuận về việc thành lập một hệ thống phòng thủ tên lửa ở đất nước này, và xây dựng một loạt các tàu khu trục Arleigh Burke, lớp tàu khu trục với Aegis, cung cấp hệ thống chống tên lửa ở Nhật Bản (BHSS) Patriot PAC-3. Cho đến nay, Mỹ là quốc gia duy nhất có thể đảm bảo an ninh lãnh thổ, bảo vệ quân đội, cũng như các lực lượng đồng minh trên các mối đe dọa tên lửa có hạn chế. Điều đó có nghĩa là nếu bị tấn công bằng một số lượng lớn tên lửa đạn đạo hạt nhân thì hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ không thể bảo vệ.
Ước tính của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược guốc tế (CSIS) các lực lượng hạt nhân chiến lược và chiến thuật của Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga trong một số trường hợp không trùng khớp với thong báo được cung cấp. Trong bối cảnh về sự cắt giảm của các lực lượng hạt nhân của Mỹ và Nga do hiệp định song phương, thì số lượng vũ khí hạt nhân của Trung Quốc vẫn đang là một dấu hỏi lớn, mặc dù chắc chắn rằng số tàu sân bay và đầu đạn hạt nhân Trung Quốc kém hơn so với cả hai cường quốc hạt nhân Nga và Mỹ. Số lượng đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc, có thể bắn trúng mục tiêu ở Mỹ là rất hạn chế – không quá 30 đơn vị (tên lửa đầu đạn đơn loại CSS -4, DF- 31 và DF- 31A). Về lý thuyết, trường hợp xấu nhất thì các khu vực vị trí đầu tiên và thứ hai của hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia Hoa Kỳ (California và Alaska) có thể đánh chặn và phá hủy các đầu đạn hạt nhân của Bắc Kinh.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã có độ tăng trưởng về số lượng và nâng cao chất lượng của các lực lượng hạt nhân chiến lược. Ví dụ, trong tháng 6 năm 2005, tình báo Mỹ đã ghi lại thử nghiệm thành công tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc SLBM JL- 2 lớp (Tszyuylan -2). Tên lửa này có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên đến 7200 km. Như vậy, Trung Quốc đang ngăn chặn khả năng răn đe hạt nhân của Hoa Kỳ.
Trong ngắn hạn, các nhà phân tích phương Tây không xem xét khả năng giả thuyết của một cuộc xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc, vì vậy mối quan hệ giữa hai nước, không phải là các mối đe dọa đến an ninh khu vực. Tuy nhiên, trong dài hạn, tình huống như vậy có thể sẽ xảy ra. Các lực lượng hạt nhân chiến lược của Trung Quốc được đặc trưng bởi một số lượng lớn các tên lửa đạn đạo, tên lửa tầm ngắn và tầm trung, sản xuất và xây dựng những vũ khí mà không bị giới hạn bởi bất kỳ điều ước nào, không giống như Hoa Kỳ và Nga đã ký kết trong năm 1988 Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân.
Kết luận
Tình hình chính trị và kinh tế trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương vẫn chịu ảnh hưởng của Hoa Kỳ, nhưng được xác định bởi sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Chính sách của Mỹ trong khu vực ATP nhằm mục đích tiếp tục thực hiện loại bỏ và ngăn ngừa sự xuất hiện của các rào cản mới đối với các lợi ích của Hoa Kỳ. Tại Mỹ, tăng lo ngại về sức mạnh ngày càng tăng về kinh tế và quân sự của Trung Quốc, mà tất yếu dẫn đến sự gia tăng ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và mất dần sự độc quyền về quyền lực kinh tế và địa chính trị khu vực của Hoa Kỳ .
Do tầm quan trọng ngày càng tăng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong nền kinh tế toàn cầu, tăng trưởng sức mạnh của Trung Quốc được xem như là một thách thức đối với an ninh của phương Tây và ảnh hưởng của Mỹ, không chỉ trong khu vực mà còn trên phạm vi toàn cầu. Mối quan tâm đặc biệt của các nhà phân tích quân sự phương Tây là một thực tế gần như tăng gấp đôi số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc cho chi tiêu quân sự. Yếu tố này tập trung và sửa đổi học thuyết quân sự của Mỹ và đồng minh ở Thái Bình Dương.
Sửa đổi ngân sách quốc phòng của Mỹ trong năm 2012, trong thực tế, Hoa Kỳ đã phản ánh việc chuẩn bị một cuộc chiến tranh lạnh mới, mục tiêu chủ yếu là tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Điều này dẫn tới sự gia tăng mạnh trong chi tiêu quân sự lây lan sang tất cả các nước Thái Bình Dương, không chỉ Hoa Kỳ và Trung Quốc.
NP (Theo eurasian-defence.ru)
2013-09-28 22:56:07