ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: clbhongoccan2013
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
VĂn HÓa VĂn NghỆ (22)
Thursday, September 19, 2013 3:30
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Logo nhan vat

9 Thanh Duoc 1THÀNH ĐƯỢC VÀ ÚT BẠCH LAN
đôi uyên ương một thời lừng lẫy

Nghệ sĩ tài danh Thành Được vừa tổ chức ở San Jose lễ kỷ niệm 50 năm hoạt động sân khấu và cũng nhân dịp nầy anh tuyên bố giải nghệ. Chúng tôi xiin giới thiệu đôi chút tiểu sử và cuộc đời nghệ thuật của nghệ sĩ Thành Được.

Nghệ sĩ Thành Được tên thật là Châu Văn Được sanh năm 1938 tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, cha mẹ là phú nông, có ruộng vườn tại xã Nhơn Mỹ, Kế Sách. Thành Được học xong Tiểu học tại huyện Kế Sách, anh theo cậu ruột của anh là bầu gánh hát cải lương Thanh Cần, để học hát.

Gánh Thanh Cần là một gánh hát trung ban, chuyên diễn ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ; Thành Được nhờ có giọng ca tốt, sắc diện đẹp trai, lại được diễn trên sân khấu nhà nên nhanh chóng trở thành kép chánh, được khán giả Hậu Giang ái mộ.

Năm 1957, khi bộ tứ Bầu gánh Kim Thanh : Út Trà Ôn, Kim Chưởng, Thúy Nga, Thanh Tao rã phần hùng, giải tán đoàn cải lương Kim Thanh – Út Trà Ôn, nữ nghệ sĩ Thúy Nga quy tụ một số nghệ sĩ cũ của Kim Thanh, thành lập đoàn Thúy Nga – Phước Trọng, mời nghệ sĩ Thành Được làm kép chánh với contrat 150.000 đồng trong hai năm.

Ðoàn cải lương Thúy Nga – Phước Trọng

Vở tuồng khai trương của đoàn cải lương Thúy Nga Phước Trọng là vở Ngưu Lang – Chức Nữ của soạn giả Kiên Giang Hà Huy Hà, Thành Được thủ vai Ngưu Lang, nữ nghệ sĩ Bích Sơn vai Chức Nữ, vở tuồng chỉ đạt được sự thành công tương đối. Sau đó, đoàn Thúy Nga – Phước Trọng trình diễn vở cải lương hương xa (Nhựt Bổn) 9 Ut bach Lan 4“Khi Hoa Anh Đào Nở” của Hà Triều Hoa Phượng, với kép chánh Thành Được trong vai kiếm sĩ Tô Điền Sơn. Vở tuồng Khi Hoa Anh Đào Nở đã thành công lớn về mặt nghệ thuật lẩn tài chánh.

Lúc đó, các phim hát bóng Địa Ngục Môn, Người Phu Xe của Nhựt, đang rất được khán giả ưa thích nên sân khấu cải lương diễn tuồng Nhựt “Khi Hoa Anh Đào Nở”, “Đợi Anh Mùa Lá Rụng”, “Cầu Sương Thiếp Phụ Chàng”, cũng rất ăn khách vì đáp ứng được sở thích của khán giả.

Hồi đó, trong sinh hoạt cải lương, giới báo chí kịch trường mệnh danh sự thành công của đoàn cải lương Thúy Nga – Phước Trọng là một ” hiện tượng ” đặc biệt đáng ghi nhớ.
Trước nhứt là hai soạn giả trẻ Hà Triều – Hoa Phượng, mới có đôi ba tác phẩm đầu tay, đã thành công rực rở với vở ” Khi Hoa Anh Đào Nở”. Hiện tượng thứ hai là sự xuất hiện của kép trẻ Thành Được, một giọng ca thiên phú, một lối diễn xuất chửng chạc, một nghệ sĩ kế thừa phong cách diễn xuất “Đẹp và Thật” của nghệ sĩ tiền phong Năm Châu.

Thêm nữa, những năm từ 1955 đến 1968, có nhiều soạn giả tài danh như Hà Triều Hoa Phương, Thiếu Linh, Kiên Giang, Nguyễn Phương, Qui Sắc, Hoàng Khâm, Thu An… Những soạn giả mới nầy khai thác khả năng ca của các nghệ sĩ trẻ mới nổi lên, tạo ra một lớp diễn viên mới với phong cách diễn xuất tươi mướt hơn, với lối ca vọng cổ quyến rũ hơn lớp nghệ sĩ đàn anh trước kia.

Những nghệ sĩ trẻ thành danh từ năm 1956 đến 1968 có Hữu Phước, Thành Được, Hùng Cường, Tấn Tài, Út Hiền, Thanh Hải, Út Nhị, Minh Tấn, Thanh Tú, Minh Vương, Minh Cảnh, Minh Phụng, Dũng Thanh Lâm..

Phía nữ nghệ sĩ tài danh trong giai đoạn nầy ta thấy có Út Bạch Lan, Ngọc Giàu, Thanh Nga, Lệ Thủy, Mỹ Châu, Hồng Nga, Bạch Tuyết, Phượng Liên, Bích Sơn, Ngọc Bích, Bích Hạnh, Thanh Kim Huệ, Hà Mỹ Xuân, 9 Thanh Duoc 2Trương Ánh Loan, Kiều Phượng Loan… vân vân…

Ba diễn viên ăn khách nhất

Ba diễn viên ăn khách nhất lúc bấy giờ là các nghệ sĩ Hữu Phước, Thành Được và Hùng Cường. Trong bộ ba Hữu Phước, Thành Được, Hùng Cường thì Thành Được có giọng ca truyền cảm tuy kém hơn Hữu Phước một chút nhưng hơn hẳn Hùng Cường; về sắc vóc thì Thành Được đẹp trai hơn Hữu Phước.

Hai diễn viên có giọng ca vàng nầy đều có khả năng hơn Hùng Cường về ca , diễn và có nhiều thuận lợi hơn vì được nhiều soạn giả tài danh đương thời cung ứng tuồng tích, giúp cho Hữu Phước và Thành Được nhiều cơ hội biểu dương tài ca diễn của mình. Ký giả Nguyễn Ang Ca, tức soạn giả Ngọc Huyền Lan tặng biệt danh “Giọng ca vàng” cho Hữu Phước và tặng biệt danh “kép hát thượng thặng” cho Thành Được.

Sau khi rã phần hùng với gánh Kim Thanh – Út Trà Ôn, năm 1957, bà Kim Chưởng tách riêng ra lập gánh hát Hoa Anh Đào – Kim Chưởng, Bà bầu Kim Chưởng ký hợp đồng với nữ nghệ sĩ Út Bạch Lan và kép chánh Thành Được.

Bà Bầu Kim Chưởng xuất thân từ gánh hát Bầu Bòn, học nghệ có căn bản, lại là nữ diễn viên tài danh qua nhiều đoàn hát lớn nên khi bà lập gánh hát thì bà đích thân tập luyện, chỉ dạy cho nghệ sĩ trong đoàn của bà theo phong cách ca, diễn mà bản thân của bà đã được học hỏi trước đó.

Thành Được, Út Bạch Lan được cái may mắn khi mới bước chân vào nghề hát, đã được danh sư Kim Chưởng chỉ dạy. Đoàn Kim Chưởng nổi danh là “Anh Hùng Lưu Diễn” với các diễn viên giỏi tay nghề như Thành Được, Út Bạch Lan, Kim Nên, Mộng Thu, Trường Xuân, Nam Hùng, Thanh Sơn, Hề Minh.

9 Thanh Duoc 3Khán giả khó quên cặp diễn viên “thinh sắc lưởng toàn” Thành Được – Út Bạch Lan qua các vở tuồng: Chưa Tắt Lửa Lòng, Bên Đồi Trăng Cũ, Thuyền Ra Cửa Biển, Áo Trắng Nàng Mộng Trinh, Nữa Bản Tình Ca, Người Đẹp Thành Bát Đa…

Cặp đôi Út Bạch Lan và Thành Được

Trên sân khấu Kim Chưởng, đôi diễn viên tài sắc Thành Được – Út Bạch Lan yêu nhau, đưa đến cuộc hôn nhơn có hôn thơ giá thú, cô Phùng Há, chủ hôn bên đàn trai, cô Kim Chưởng, chủ hôn đàn gái. Đám cưới được tổ chức long trọng, hầu hết các ký giả kịch trường đều được mời tham dự. Báo chí đăng bài phóng sự lễ cưới và các giai thoại về cuộc tình Út Bạch Lan – Thành Được vì đây là lần đầu tiên trong giới nghệ sĩ cải lương có một cuộc hôn nhơn có hôn thơ giá thú đàng hoàng.

Đoàn hát Kim Chưởng nỗi danh Anh Hùng Lưu Diễn, thường đi hát ở các tỉnh Hậu Giang, ở miền Đông, miền Trung trong nhiều tháng liền, ít khi hát ở Saigon. Và đoàn Kim Chưởng lại chuyên hát những tuồng loại hương xa, kiếm hiệp, trong khi đó thì khuynh hướng của khán giả Saigon lại đang thích coi hát những vở tuồng xã hội.

Đoàn hát Thanh Minh chuyên hát những vở tuồng xã hội, lại là một đoàn hát thường hát quanh quẫn các rạp ở Saigon nên phù hợp với ý muốn tiến thân của Út Bạch Lan và Thành Được. Hai nghệ sĩ nầy cũng nói rõ nguyện vọng của mình nên bà Kim Chưởng bằng lòng cho cả hai trả lại tiền contrat đã ký với bà, để Thành Được và Út Bạch Lan về cộng tác với đoàn Thanh Minh của bà Bầu Thơ.

9 Thanh Duoc 4Thành Được, Út Bạch Lan sáng chói hơn hết trong hai nhân vật trung tâm của vở tuồng. Nữa Đời Hương Phấn là nữa đời ngang trái cho thân phận đàn bà, cho tình yêu, cho sự đi tìm bạn tri âm và cho cả sự hy sinh cam chịu sự tan nát của nổi lòng khi Hương biết người con gái mà Tùng kết duyên lại chính là Diệu, em ruột của Hương.

Đầu năm 1962, Út Bạch Lan và Thành Được rời gánh hát Kim Chưởng để gia nhập gánh Thanh Minh Thanh Nga với contrat một triệu đồng năm trăm ngàn đồng, lương hát một suất 1200 đồng. Đoàn nầy lưu diễn miền Trung để tập vở tuồng “Nửa Đời Hương Phấn” của Hà Triều Hoa Phượng.

Thành Được trong vai Tùng, Út Bạch Lan, vai Hương (tên The khi ở dưới quê), Hữu Phước vai Hai Cang, người anh, vì quan niệm lổi thời môn đăng hộ đối mà phá hủy hạnh phúc của em mình. Ngọc Nuôi, vai Diệu, em của Hương, về sau là vợ chính thức của Tùng.

Thành Được, Út Bạch Lan sáng chói hơn hết trong hai nhân vật trung tâm của vở tuồng. Nửa Đời Hương Phấn là nửa đời ngang trái cho thân phận đàn bà, cho tình yêu, 9 Thanh Duoc 5cho sự đi tìm bạn tri âm và cho cả sự hy sinh cam chịu sự tan nát của nổi lòng khi Hương biết người con gái mà Tùng kết duyên lại chính là Diệu, em ruột của Hương. Hương – Út Bạch Lan ca bản Phụng Hoàng, lấy nước mắt khán giả mà đến nay hơn 40 năm sau, nghe lại lớp ca Phụng Hoàng đó của Út Bạch Lan, tôi vẩn còn bồi hồi xúc cảm như xưa… :

Năm 1961, vở tuồng Nửa Đời Hương Phấn đã lập kỷ lục “ăn khách” nhờ tuồng hay, nhờ Thành Được, Út Bạch Lan, Hữu Phước, Việt Hùng – Ngọc Nuôi diễn giỏi, ca hay. Ấn tượng ban đầu về những nam diễn viên có giọng ca vàng như Thành Được, Hữu Phước là ấn tượng sâu đậm, khó quên.

Thành Được nhờ thành công buổi ban đầu đó, nên anh thành công dể dàng thêm qua các tuồng Con Gái Chị Hằng, Tấm Lòng Của Biển, Bọt Biển, Chuyện Tình 17, Tình Xuân Muôn Tuổi, Rồi Ba Mươi Năm Sau, Giấc Mộng Giữa Hoàng Lăng, Tiếng Hạc Trong Trăng… (theo : ngocanh)

Mai Trung Tín post

9 Ut bach Lan 1ÚT BẠCH LAN
MỘT GIỌNG CA
NHIỀU MỸ DANH

Trong các nghệ sĩ cải lương, nữ nghệ sĩ Út Bạch Lan là người được trong giới và báo chí kỊch trường trước năm 1975 tôn tặng cho bà nhiều mỹ danh nhất : Nữ hoàng vọng cổ, Đệ nhất đào thương, Nữ hoàng sầu muộn, Sầu nữ Út Bạch Lan, Sầu nữ liêu trai, Vương nữ sương chiều… bởi bà có giọng ca vượt thời gian, dù hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhưng giọng ca của bà vẫn đọng lại sức truyền cảm : ngọt ngào, sâu lắng, thấm đẵm lòng người…

Một chút riêng tư về cô Út

Út Bạch Lan tên thật là Đặng Thị Hai, sinh ra trong một gia đình nghèo khó, tại xã Lộc Giang – huyện Đức Hòa, tỉnh Long Anh (1935). Mẹ bà gọi bà là bé Út. Lúc bé Út 10 tuổi thì gia đình lại neo đơn hơn. Mẹ bà lại gặp một người đồng cảnh ngộ nên kết thành chị em, và người ấy cũng có một bé trai tên là Đinh Văn Dậm (tức Đệ nhất danh cầm Văn Vĩ sau này). Hai bà mẹ lo tảo tần mua bán nhỏ kiếm sống để nuôi bé Út và Dậm. Đến năm bé Út 11 tuổi, Dậm 15 tuổi thì Dậm đã học đờn Guitar cổ nhạc khá rành và đờn rất hay. Dậm dạy cho Út ca rồi hai anh em dắt nhau đi hát rong từ chợ Lớn đến chợ Bến Thành để kiếm tiền phụ cho hai bà mẹ.

9 Ut bach Lan 5Sau đó gia đình Dậm và Út gặp một người tốt bụng cho che liều ở bên hiên nhà ông (chợ Bầu Sen), và ông gợi ý cho Dậm mở lớp dạy đờn ca Tài tử – Cải lương, lấy nghệ danh là ”Văn Vĩ” (do một ông thầy thuốc đặt cho). Lúc này gia đình Văn Vĩ có cuộc sống tương đối hơn; thỉnh thoảng Văn Vĩ và cô Út được tiệc tùng mời phục vụ. Một dịp tình cờ gặp ở đám tiệc, danh ca đương thời, cô Năm Cần Thơ gặp Út ca, và cô Năm đã có cảm tình, nên sau đó cô Năm Cần Thơ dẫn cô Út đi ca chung ở quán cổ nhạc Họa Mi của cô trong khu Đại Thế Giới (Trung tâm văn hóa quận 5 bây giờ), còn Văn Vĩ cũng đờn cho quán cô Năm. Sau đó cô Năm Cần Thơ giới thiệu cô Út ca cho Đài phát thánh Pháp Á, Văn Vĩ thì được danh ca Thành Công giới thiệu đờn cho Đài phát thánh Pháp Á, và hai người được tham gia vào Ban ca kịch của Đài trong thời gian này. Chính danh ca Thành Công đặt nghệ danh cho cô Út là ”Út Bạch Lan”.

Kế đó nữ nghệ sĩ Út Bạch Lan đầu quân vào gánh Kim Khánh của bầu Cang (1952), một thời gian nhưng cô không được phân vai vì lúc đó gánh có nhiều nghệ sĩ như: Kim Nên, Thu Ba, Hồng Vân, Ngọc An,…Thế rồi cô qua gánh Tơ Huệ cũng không có gì sáng sủa hơn, dù một vai phụ cô cũng không được đóng. Cô Út trở về Sài Gòn theo nghệ sĩ Thành Công, Sáu Thồng, Chín Sớm ca Vọng cổ cho Đài Pháp Á và Đài phát thanh Sài Gòn.

Mấy năm sau cô trở lại gánh Kim Thanh (của Út Trà Ôn, Thanh Tao, Kim Chưởng và Thúy Nga), cô được soạn giả Viễn Châu viết cho cô hai câu Vọng cổ trong hai vở ”Tình vương hoa thắm” và ”Đời cô Nga” theo kiểu ”đo ni đóng giày”, và nhờ hai câu Vọng cổ này mà cô Út nổi tiếng (1955).  Sau đó cô được một số hãng đĩa ký hợp đồng thu dĩa hát. Cuối năm đó, cô Út rời gánh Kim Thanh qua gánh Thanh Minh, cô được hát đào thương từ vai nhì đến vai chánh ở các vở như : Biên Thùy nổi sóng, Cánh buồm lửa, Tình tráng sĩ, Đồ Bàn di hận, Mưa rừng, Tình người nữ cứu thương, Cung đàn trên sông lạnh, Người đẹp Bạch Hoa Thôn, Hoa Mộc Lan, Sơn nữ Phà Ca,…9 Ut bach Lan 2 Đến năm 1958, Út Bạch Lan về gánh Kim Chưởng hát chánh đào thương trong các vở ”Chưa tắt lửa lòng, Bên đồi trăng cũ, Thuyền ra cửa biển, Áo trắng nàng Mộng Trinh, Nửa bản tình ca, Người đẹp thành Bát-Đa…

Đây là giai đoạn mà báo chí kịch trường tôn tặng cho nữ nghệ sĩ Út Bạch Lan nhiều danh hiệu nhất cùng với nhiều bài báo có tựa đề điểm xuyế nổi bật, đại loại như : ”Một ngôi sao lạ vụt sáng trên vòm trời sân khấu Cải lương” (ký giả Nguyễn An Ca); ”Sầu nữ Út Bạch Lan chất giọng đồng pha thổ nghe thương cảm chơi vơi, đêm đêm khơi nguồn lệ của hàng ngàn khán giả mộ điệi Cải lương…” (Ký giả Kiên Giang – Hà Huy Hà); ”Út Bạch Lan một giọng ca Vọng cổ thảm sầu, bứt ruột bứt gan người nghe” (ký giả Trần Tấn Quốc)… Năm 1961, nữ nghệ sĩ Út Bạch Lan lập gánh ”Út Bạch Lan – Thành Được”, bà hát chánh trong các vở Trảm mã trà, Đêm huyền diệu, Chân trời hạnh phúc, Khi rừng mới sang thu, Bốn mùa hoa nở, Bao giờ vườn xứ mưa hoa,Tìm suối tiên, Cuối đường hoa mộng, Thuyền về bến Ngự, Em đi trên phím nhạc, Khi hoa anh đào nở, Trăng sương cầu chúc, Sầu qua mấy nhịp cầu duyên… sau đó gánh này rã, bà về hát chánh cho gánh Thanh Minh – Thanh Nga. Đặc biệt giai đoạn này, Út Bạch Lan tạo một dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả – thính giả mộ điệu qua bài Vọng cổ nói về cuộc đời của bà ”Hoa Lan trắng” (của Viễn Châu).

Sau năm 1975, một thời gian nữ nghệ sĩ Út Bạch Lan hát cho Đoàn Cải lương Sài Gòn I, rồi về tỉnh làm Phó Đoàn chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Cải lương Long An II. Sau năm 1990, bà về cộng tác CLB Cải lương của Hội SKTP ở Sài Gòn được một thời gian rồi hoạt động tự do, với hình thức hát tăng cường cho một số địa phương có yêu cầu, nhất là bà tích cực tham gia các chương trình biểu diễn phục vụ  cho công tác từ thiện xã hội.

9 Ut bach Lan 3Một giọng ca bi cảm

Có thể nói, nữ nghệ sĩ Út Bạch Lan có một giọng ca rất độc đáo và hiếm lạ từ khi nổi danh vào những năm đầu cảu thập niên 50 – thế lỷ 20 mãi đến sau này. Hơi giọng ngọt ngào, mùi mẫn với âm điệu du dương như ru người nghe vào cõi mộng. Còn âm thanh nghe rất bi cảm, mà nhiều người trong nghề cho rằng ”màu âm” giọng ca của Út Bạch Lan rất sầu thảm, có lẽ vì thế mà ngày trước báo chí kịch trường tặng mỹ danh cho bà là ”Sầu nữ”… Nếu nói về kỹ thuật xử lý hơi – giọng trong ca ngâm thì nữ nghệ sĩ Út Bạch Lan  rất hạn chế luyến láy, tô điểm, nhấn nhá, ngân rung thanh điệu bất cứ ca từ nào (dấu chữ). Bà ca chân phương với làn hơi chất giọng thật của mình, không ém hơi hay nuốt chữ, mà chỉ sử dụng kỹ thuật nhấn trọng âm; thỉnh thoảng chẻ nhịp; đặc biệt là biểu đạt giọng ca bằng tâm trạng là chính.

Bất cứ Bài Vọng cổ nào hay câu nào trong vở diễn, bà luôn tâm trạng của mình vào đó, ca như tâm sự với chính mình; hoặc là ca với nổi niềm của một nhân vật nào đó mà bà là người thay lời cho họ để bộc lộ tình cảm của mình. Trạng thái ấy được người ca nói thay lời tác giả, có thể cảm nhận giọng ca đầy trăn trở trong từng chữ từng câu mà bà đồng cảm với tác giả để cùng sẻ chia gởi đến người nghe. Vì thế dù bà sử dụng kỹ thuật buông hơi, nhả chữ như thế nào, âm giọng cũng nghe buồn rười rượi. Nếu nội dung bài ca tự sự, bi thương thì giọng ca của bà trở nên sầu thảm hơn, ca mà như than vãn với tâm trạng đầy trắc ẩn; nếu nội dung trữ tình, tươi vui thì giọng ca của bà được biểu đạt màu âm buồn man mác…

Hầu như trong xử lý kỹ thuật luyến láy thanh điệu, bà chỉ nhấn những ca từ mang dấu sắc, nhưng chỉ khi chữ đó là điểm tựa để bà cất giọng. Còn thông thường bà buông hơi cùng phong cách ca ngâm lối tự sự, tức là nghiêng về ca như nói, tiết chế làn hơi thích ứng âm giọng buồn buồn. Bà ít luyến láy dấu sắc,  nhưn khi cần luyến thì những chữ ”có, nhớ, nơi đó, xao xuyến…” khiến âm giọng nghe lảnh lót, làm cho người nghe không khỏi động lòng. Tr cai luongBởi lẽ thiên phú cho giọng bà ”Đồng pha Thổ”:  Đồng có độ âm vang, Thổ trầm buồn; khi nhấn giọng thì cần lực ngân, chất Đồng sẽ vang lên nghe lảnh lót, khi xuống giọng tự sự thì chất Thổ xuất hiện tạo âm giọng trầm buồn; khi tâm trạng buồn nó càng sâu lắng hơn…, bi cảm là ở chỗ đó.

Tôi vinh hạnh được nữ nghệ sĩ Út Bạch Lan ca của tôi hai bài Vọng cổ trên Đài TNVN và Đài TNTP, sau đó được nhiều Đài PTTH ở một số tỉnh phát lại vào những năm 90 của thế kỷ trước. Chính nhờ giọng ca của bà ca bằng tâm trạng mà hai bài Vọng cổ đó có một thời được bạn nghe Đài yêu thích, yêu cầu phát lại nhiều lần. đó là bài: ”Quê ngoại một góc trời thương nhớ” (Út Bạch Lan ca chung với nghệ sĩ Tuyết Ngân) và bài ”Về thăm Vĩnh Hựu” (Út Bạch Lan ca chung với nghệ sĩ Ngọc Phượng). Bà ca với tâm trạng như người trong cuộc, người xa quê lâu không có dịp về thăm nên lòng luôn nhớ thương nơi chôn nhao, cắt rốn da diếc, nhớ từng kỷ niệm của tuổi thơ, con đường làng nhỏ, bờ sông bến nước,… Bà buông hơi chậm rải, những câu ca buồn thì bà hạ giọng nói theo tự sự, ngân nhẹ một vài chỗ rất bi cảm, rồi chẻ nhịp, Lvd Lan caysunhất là những song lang chánh bà lướt qua, chẻ nhịp sau song lang rất  tuyệt vời, mà người trong nghề gọi là ca quá điệu nghệ.

Nữ nghệ sĩ Út Bạch Lan có một số học trò và con tinh thần  (con nuôi) vì mến mộ và ảnh hưởng kỹ thuật ca ngâm Vọng cổ của bà, nhưng vẫn chưa có người nào có thể kế thừa một cách tương đối, dù mỗi người có nét hay riêng. Đến bây giờ tuổi của bà đã cận kề bát tuần, nhưng phong cách ca ngâm của bà với xứng đáng với các mỹ danh trước đây, tuy hơi lực có yếu là do tuổi cao là điều tất yếu. Nhân dịp này chúng tôi cầu chúc cho bà thọ lâu thêm nữa. (theo Đỗ Dũng)   

Lan caysu post

9 Viet Hung 1NGHỆ SĨ VIỆT HÙNG
CUỘC ĐỜI & SỰ NGHIỆP

Trong những thập niên 50, 60, 70, đôi nghệ sĩ uyên ương Việt Hùng & Ngọc Nuôi lừng danh trong hàng ngũ những ngôi sao sân khấu cải lương. Anh Việt Hùng tên thật là Nguyễn Việt Hùng, sanh năm 1921 tại Đà Lạt.

Cha mất sớm, anh và chị anh theo mẹ dời về Sài Gòn. Năm 1946, anh Hùng làm tài xế lái xe cho quận trưởng ở Tòa hành chánh Gia Định. Anh có giọng tốt, là ca sĩ tân nhạc hợp tác với nhạc sĩ Mạnh Phát và nữ ca sĩ Minh Diệu trong ban tân nhạc Mạnh Phát trên đài phát thanh Pháp Á. Anh Hùng làm quen với ca sĩ cổ nhạc Thành Công nên được ca sĩ Thành Công với nhạc sĩ Bảy Quới, Hai Khuê, Tư Hiệu dạy cho ca nhiều bài bản cổ nhạc.

Năm 1946, Việt Hùng nổi danh là ca sĩ tân và cổ nhạc đồng thời với các danh ca Chín Sớm, Chiêu Anh, Thành Công, Văn Chung, Sáu Thoàn, cô Ngọc Ánh, cô Năm Cần Thơ. Năm 1948, lúc hát ở rạp hát Thành Xương (sau này là rạp Diên Hồng),, gánh hát Thỉ Phát Huê có 2 cô đào xuân sắc : Kim Nên (thân mẫu của ca sĩ tân nhạc Thái Châu) và Ngọc Nuôi. Kim Nên là em ruột của cô Năm Cần Thơ nên cô Năm Cần Thơ đưa các bạn ca sĩ cùng làm chung ở đài phát thanh Pháp Á đến xem hát.

Dịp này ca sĩ Chiêu Anh si mê đào Kim Nên, ca sĩ Việt Hùng si mê đào Ngọc Nuôi. Khi gánh hát Thỉ Phát Huê hết hát ở rạp hát Thành Xương, dọn đi hát ở các tỉnh thì Việt Hùng bỏ sở làm ở Tòa hành chánh Gia Định. 9 Viet Hung 2Chiêu Anh là phát thanh viên của đài Pháp Á cũng bỏ sở làm. Hai anh bị tiếng sét ái tình nên mới bỏ tất cả để theo gánh hát Thỉ Phát Huê bắt đầu làm một cuộc đời mới. Kết quả là Kim Nên sánh duyên cùng ca sĩ Chiêu Anh. Chiêu Anh không trở thành kép hát mặc dầu anh cao ráo đẹp trai và ca vọng cổ rất mùi. Chiêu Anh trở thành soạn giả, viết nhiều bài ca cổ nhạc cho đài phát thanh Pháp Á và đài quốc gia. Anh cũng viết nhiều bài vọng cổ thu dĩa cho các hãng dĩa Asia, Hoành Sơn.

Còn Việt Hùng, sau khi thành hôn với Ngọc Nuôi, được Ngọc Nuôi hướng dẫn anh từng bước biểu diễn, từng kỹ thuật hóa trang, anh trở thành kép chánh của đoàn hát Thỉ Phát Huê. Sau đó Việt Hùng và Ngọc Nuôi về hát chánh cho đoàn Tân Thiếu Niên. Năm 1952 nghệ sĩ Bảy Cao thành lập đoàn hát Hoa Sen với thành phần diễn viên Bảy Cao, Việt Hùng, Bửu Tài, Ba Khuê. Giàn đào có các cô Kim Luông, Ngọc Nuôi, Ái Hữu, Cẩm Vân, Lệ Út. Đoàn Hoa Sen ăn khách nhất nhờ các tuồng Đàn Chim Sắt, Nợ Núi Sông, Mộng Hòa Bình, Vàng Rơi Song Lệ, Chiếc Áo Mùa Đông.

Việt Hùng cao lớn, lực lưỡng nên khi thủ các vai sĩ quan trên chiến trường máu lửa thì trông rất là oai phong. Anh ca vọng cổ tiếng rất khỏe, nhứt là câu vọng cổ anh ca ngân đổ hột khiến cho khán giả thích thú khi khám phá ra một lối ca nói, khác hẳn lối ca ngọt mùi của các danh ca Bảy Cao và Năm Nghĩa. Năm 1954, có nhiều gánh hát mới được thành lập nên các ông bầu gánh bỏ ra bạc triệu k‎ý hợp đồng để tranh bắt đào kép giỏi về cho đoàn hát của mình

Bầu Sinh, môn đệ của soạn giả Mộng Vân, lập gánh hát Tân Hương Hoa mời Việt Hùng Ngọc Nuôi về hát với số tiền công tra và lương lớn hơn gấp đôi số tiền lương cũ ở đoàn Hoa Sen. 9 Viet Hung 4Việt Hùng Ngọc Nuôi về hát cho đoàn Tân Hương Hoa những tuồng chiến tranh như Khúc Nhạc Ly Hương, Việt Kiều Trên Đất Khách.

Bà Ba Khan, chủ nợ của bầu Sinh và là chị ruột của hai diễn viên Hương Sắc và Hương Huyền muốn tạo cơ hội cho hai em thăng tiến trên đường nghệ thuật nên xuất vốn lập gánh hát lấy bảng hiệu là gánh Việt Hùng – Minh Chí. Gánh hát Việt Hùng – Minh Chí từ bỏ tuồng chiến tranh để hát những vở tuồng tình sử Việt Nam “Đường Lên Xứ Thái” của soạn giả Mộc Linh, lời văn chải chuốt, cốt truyện trữ tình, một hình thức sân khấu thi, ca, vũ, nhạc mới lạ nên sức thu hút khán giả rất là mãnh liệt. Việt Hùng trong vai người chiến sĩ Việt Nam, bị thương, lạc trong một khu rừng già của xứ Thái, được một sơn nữ (do Ngọc Nuôi thủ diễn) cứu trị và đưa về bản làng nương náo. Mối tình giữa người Kinh và người sơn nữ thơ mộng, đẹp tình, đẹp ý, gợi lại những cuộc tình dang dở trong chiến tranh, đã làm cho khán giả phải rơi lệ.

Vở tuồng thứ hai Người Đẹp Bán Tơ của thi sĩ Kiên Giang Hà Huy Hà ghi thêm sự thành công cho Việt Hùng và Ngọc Nuôi. Nghệ sĩ Việt Hùng có nhiều vai hát rất hay được khán giả và báo chí ngợi khen, nhưng chỉ có vai hát cậu ấm Thân trong tuồng Đoạn Tuyệt của Duy Lân được coi là vai hát để đời của anh. Trong thập niên 1955 đến năm 1965, đoàn Thanh Minh Thanh Nga tập trung được nhiều diễn viên thượng thặng của sân khấu cải lương và nhiều soạn giả thường trực nên đoàn có nhiều tuồng tích hay lạ. Về diễn viên tài danh có kép Út Trà Ôn, Hữu Phước, Thành Được, Việt Hùng, Hoàng Giang, Văn Ngà, Ba Xây, Minh Tấn, Minh Điển, hề Kim Quang.

Có Năm Châu, Kim Cúc, Ba Vân, Phùng Há về cộng tác với đoàn trong vài năm. Về phía đào có Út Bạch Lan, Thu Ba, Ngọc Giàu, Ngọc Nuôi, Kim Giác, Thanh Nga, Hoàng Vân, Thanh Hiền, Thanh Lệ, Ngọc Chúng. Giữa những diễn viên tên tuổi lẩy lừng đó, Việt Hùng Ngọc Nuôi thật sự có tài nghệ khác thường mới đứng vững nổi trong đoàn.

9 Viet Hung 3Việt Hùng nhờ vóc to lớn, vẻ hào hoa phong nhã nên thành công dễ dàng qua các vai dũng sĩ trong tuồng dã sử như Biên Thùy Nổi Sóng, Tình Tráng Sĩ, Người Về Từ Cửa Biển, Nẻo Tắt Hoành Sơn, Áo Gấm Khôi Nguyên. Nhưng vai để đời của Việt Hùng lại trái với hình tượng mà lâu nay khán giả nghĩ về tài danh sân khấu này, đó là vai Thân trong tuồng Đoạn Tuyệt. Việt Hùng thường đóng vai tráng sĩ, dũng tướng, đẹp trai thì nay vào vai Thân, Việt Hùng thể hiện một cách xuất sắc một cậu ấm ngốc nghếch, ngu si, sợ vợ. Vai Thân được Việt Hùng biểu diễn với hình thức đi đứng chậm chạp, nói năng nhầy nhựa, sợ vợ không dám nhìn thẳng vào mặt Loan, dù Loan rất dịu hiền. Thật là lối diễn xuất hoàn toàn khác với cung cách xưa nay của Việt Hùng. Không ngờ cách ca diễn như vậy lại đạt được sự thành công quá sức tưởng tượng. Nhờ cách diễn đó mà tăng thêm phần quái ác của bà mẹ chồng, bà Phán Lợi do bà Năm Sa Đéc diễn và cô em chồng đanh đá do Ngọc Nuôi diễn.

Năm 1975, Việt Hùng cùng các con : Tài, Năng, Ngọc Quý và Ngọc Châu trong Ban nhạc Crazy Dogs biểu diễn ở một club Mỹ trong sân bay Tân Sơn Nhất, được phi cơ Mỹ bốc qua Mỹ. Anh không thể về đón Ngọc Nuôi và hai con. Đến Hoa Kỳ sau khi ổn định cuộc sống, Việt Hùng và nhạc sĩ Tám Trí chủ trương chương trình Thanh Âm Trìu Mến tại đài Little Saigon đào tạo các thế hệ diễn viên trẻ Thu Hồng, Minh Kiệt, Thanh Huyền.

Khi các diễn viên cải lương như Kim Tuyến, Ngọc Đan Thanh, Linh Tuấn, Hương Huyền, Thành Được, Dũng Thanh Lâm sang Mỹ thì Việt Hùng và các nhạc sĩ Chí Tâm, Văn Hoàng, ls-mai-tr-tin-3Tám Trí hợp với các nghệ sĩ mới đến Hoa Kỳ làm cho sân khấu cải lương vùng nam bắc Cali thêm phần hứng khởi.

Việt Hùng đã thực hiện băng video cải lương Tiếng Hạc Trong Trăng, Nửa Đời Hương Phấn, Lan và Điệp, và anh ca vọng cổ hát cải lương trong các cuộc họp của cộng đồng Việt Nam định cư ở hải ngoại. Ngày 27/7/2001, Việt Hùng kỷ niệm 80 tuổi đời, 60 năm tuổi nghề. Nguyễn Phương từ Montreal qua dự, nghe Việt Hùng phát biểu và ca hai câu vọng cổ. Tiếng hát của Việt Hùng vẫn còn sang sảng, làn hơi vọng cổ vẫn còn âm hưởng của những ngày thuở thanh xuân. Nhưng ngày 31/12/2001, Việt Hùng từ giả cõi đời để về thiên trúc với pháp danh Minh Chánh, đệ tử của hòa thượng Thích Giác Nhiên. (theo SG Nguyễn Phương)

Mai Trung Tín post

Logo thu gian 2

Tục ngữ Việt Nam

Bốn người khách vốn thuộc hạng văn thi sĩ… vào một quán nhậu. Trong khi chọn món ăn, cô hầu bàn đến cười duyên :

- “Em rót bia cho mấy anh nhé ?”

Tr thieu nu 2Anh A liền tán :

- “Xin lỗi, em mỹ danh là gì, ở đâu ?”

Cô cười dịu dàng :

- “Hỏi quê… rằng biển xanh dâu,

Hỏi tên… rằng mộng ban đầu đã xa”.

Anh B vỗ đùi :

- “Úi chà ! Giỏi thơ thiệt ! Tuyệt vời. Rót bia đi”.

- “Dạ . Cảm ơn quí anh”.

Anh C đon đả :

- “Lấy thêm ly, mời Em cùng ngồi uống cho vui”.

- “Dạ”.

Thế là bàn có một bông hồng giữa đám sỏi đá. Anh D mời tất cả cụng ly :

- “Coi bộ em giỏi thơ văn nhỉ !”.

Cô cười rất duyên :

Tr Cuoi xua 2- “Em cũng học mót chút ít để góp chuyện cho vui mà. Quí anh không thấy phiền chứ ?

Chắc quí anh giỏi văn thơ lắm thì phải ?”

Anh A xoa bụng, ưỡn ngực :

- “Cũng đủ xài. Ai hỏi gì nói nấy. Nhất là lãnh vực văn học. Không bao giờ bị kẹt”.

- “Thế là quá giỏi rồi. Vậy, em đố các anh về lĩnh vực văn học nhé ?”

Cả bàn nhốn nháo hẳn lên, vui như cá gặp nước. Họ là nhà giáo, nhà thơ , nhà văn cả … hớn hở cụng ly chờ đợi cuộc vui. Cô gái cười, cất giọng oanh vàng :

- “Nếu có một ông khỏa thân” (trần truồng) cõng một ông cũng khỏa thân… Câu tục ngữ nào tả được cảnh này ?”.

Bốn vị khách không tìm ra câu tục ngữ nói về trường hợp hy hữu này… Anh C thẳng thắn :

- “Chúng tôi thua. Cô giảng đi.

Cô bình tĩnh giải thích :

- Này, một ông khỏa thân, cõng trên lưng một ông cũng khỏa thân… Lúc ấy sẽ có tình trạng mà tục ngữ nói: “Gậy ông đập lưng ông”.

Tr cuoi 5- “Úi trời ! Đúng quá”

Cả bàn cười rộ . Vừa rót thêm bia, cô vừa đố tiếp :

- “Cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta nhảy tõm xuống ao, tục ngữ nói sao nào ?”

Bốn vị khách lại bí… Họ lại yêu cầu cô giải đáp. Cô cười tủm tỉm :

- “Ông khỏa thân mà nhảy xuống ao sẽ gây nên cảnh : “Chim sa cá lặn”.

Cả bàn cười vang như pháo tết.

- “Úi trời ! Đúng quá đi. Cá trông thấy chim hãi quá phải lặn là cái chắc !”

Thừa thắng xông lên, cô ta đố tiếp:

- “Thưa quí anh, cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta ngồi lên hòn đá, tục ngữ bảo sao nào ?”

Bốn khuôn mặt thông minh kia lại đờ đẫn. Cô gái thong thả giải thích :

Tr dan ba 3- “Ông khỏa thân ngồi lên hòn đá, lúc ấy tục ngữ phán rằng : “Trứng chọi đá !”

Cả bàn cười vang. Ông D hăm hở :

- “Đúng quá đi chớ . Trứng này không bể được ! Còn nữa không ?

Cô gái tiếp :

- Cũng cái ông khỏa thân đó nữa, nay lại ngồi bệt xuống đất không chịu đứng dậy thì theo «tục ngữ» các ông nói sao ?

Bốn khuôn mặt sáng láng trông thật thảm thương, bí rị. Cô gái tiếp :

- Cái ông khỏa thân ngồi bệt xuống đất diễn ra cảnh mà «tục ngữ» gọi là «Đất lành chim đậu» . Đúng chưa ?

Cả bọn cười vang…

Yên Nhàn post

Filed under: Văn Hóa Văn Nghệ Tagged: Tổng hợp, Văn nghệ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.