ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vinashin khó rút vốn thương hiệu, giải thể doanh nghiệp
Thursday, September 19, 2013 19:01
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.



Một trong các khó khăn là cam kết bảo đảm thanh toán đủ nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn.

Ngày 19/9, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã chủ trì buổi làm việc với Bộ Kế hoạch – Đầu tư (KH&ĐT), đại diện Văn phòng Chính phủ, các sở KH&ĐT Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn về cơ chế cho Vinashin khi thực hiện việc rút vốn thương hiệu, sáp nhập và giải thể doanh nghiệp.

Ngày 26/7, Chính phủ đã có Nghị quyết về tiếp tục tái cơ cấu Vinashin. Theo đó, Tập đoàn sẽ được tái cơ cấu một cách cơ bản, toàn diện, triệt để, bảo đảm giữ được các cơ sở đóng tàu và sửa chữa tàu thủy có truyền thống, có điều kiện và khả năng phát triển dài hạn, duy trì cơ bản năng lực của ngành đóng tàu, giảm tối đa thiệt hại, sớm khắc phục tình trạng thua lỗ và từng bước phát triển bền vững.

Nghị quyết nêu rõ, kết thúc thí điểm mô hình Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), thành lập Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy thuộc Bộ Giao Thông Vận tải (GTVT), hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con, tập trung vào đóng và sửa chữa tàu thủy. Tháng 9/2013, Bộ GTVT sẽ quyết định thành lập và phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty này.

8 doanh nghiệp đóng tàu được giữ lại và tái cơ cấu toàn diện gồm: Hạ Long, Phà Rừng, Bạch Đằng, Cam Ranh, Sông Cấm, Thịnh Long, Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn và Công nghiệp hàng hải Sài Gòn. Các DN này sẽ được cổ phần hóa, trước mắt nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối sau đó giảm dần, không nắm giữ cổ phần chi phối.

Với 236 doanh nghiệp không giữ lại, tiếp tục rà soát, đánh giá, quản lý, kiểm soát chặt chẽ tài sản để tái cơ cấu một cách thận trọng, hiệu quả, giảm thiểu tối đa thất thoát. Phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành tái cơ cấu theo hai nhóm: 70 doanh nghiệp còn vốn chủ sở hữu thì thực hiện cổ phần hóa, bán, chuyển nhượng để thu hồi vốn đã đầu tư. 166 doanh nghiệp không còn vốn chủ sở hữu thì thực hiện sáp nhập, bán, giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật.

Báo cáo Chính phủ tiến độ tái cơ cấu Vinashin

Tại buổi làm việc, Quyền Tổng giám đốc Vinashin Vũ Anh Tuấn cho biết: Trong Đề án tái cơ cấu Tập đoàn đã được Chính phủ phê duyệt, tổng số đơn vị phải thực hiện rút vốn thương hiệu là 105 doanh nghiệp (thuộc 2 nhóm), trong đó có 37 đơn vị đã tổ chức đại hội cổ đông, 32 đơn vị thống nhất thông qua chủ trương rút vốn thương hiệu của Tập đoàn và có 23 đơn vị đã làm việc với các Sở KH&ĐT để thực hiện các thủ tục giảm vốn điều lệ.

Ông Tuấn đã báo cáo những khó khăn trong việc rút vốn thương hiệu, sáp nhập và giải thể doanh nghiệp. Cụ thể như các vướng mắc về thay đổi điều lệ tổ chức và hoạt động khi sáp nhập doanh nghiệp hoặc các cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn hay các phương án xử lý nguồn tài chính, khoanh nợ (các khoản nợ đọng với địa phương) khi giải thể doanh nghiệp.

Vinashin rất cần Bộ KH&ĐT, các Sở KH&ĐT các tỉnh có doanh nghiệp Vinashin hoạt động, đặc biệt là tại Sở KH&ĐT TP Hà Nội, Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh hướng dẫn, giúp đỡ, ông Tuấn nói.

Tại buổi làm việc, đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ KH&ĐT, các sở KH&ĐT đã đề xuất một số giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn của Vinashin để giúp tập đoàn tái cơ cấu, giảm đầu mối doanh nghiệp theo các quy định hiện hành.

Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Đinh La Thăng đề nghị Bộ KH&ĐT, đặc biệt là các Sở KH&ĐT TP Hà Nội, Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, trong thời điểm hiện tại, cần quyết liệt hơn nữa để cùng tháo gỡ, vực dậy nền công nghiệp đóng tàu theo chỉ đạo của Chính phủ.

Bộ trưởng cũng đề nghị Bộ KH&ĐT có văn bản hướng dẫn cụ thể, có các mẫu bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn nhằm giải quyết các vướng mắc cho Vinashin.

Bộ trưởng chỉ đạo Vinashin hoàn thiện hồ sơ theo đúng yêu cầu của các cơ quan chức năng nhằm giải quyết các vướng mắc và sớm hoàn thành việc rút vốn thương hiệu, sáp nhập và giải thể các doanh nghiệp trong diện này.

“Cục Quản lý doanh nghiệp (Bộ GTVT) tổng hợp ý kiến, báo cáo kết quả thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ để kiểm điểm các bộ, ngành đã thực hiện nhiệm vụ đến đâu, còn vướng mắc gì và các đề xuất sắp tới để báo cáo Chính phủ rõ ràng, cụ thể” – Bộ trưởng yêu cầu.

Nguồn Báo GTVT

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.