ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vụ “Vòng quay nghìn tỷ từ hai hợp đồng ký lén”: Công bố thông tin để phủi sai phạm
Saturday, September 14, 2013 5:24
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trụ sở OMC ở KDC Kim Sơn, P.Tân Phong, quận 7, Trụ sở “ma” của OMC trên đường Điện Biên Phủ, P7Q3
Trụ sở OMC ở KDC Kim Sơn, P.Tân Phong, quận 7, Trụ sở “ma” của OMC trên đường Điện Biên Phủ, P7Q3

Lấy danh nghĩa chủ tịch HĐQT Công ty OMC, ngày 13-8-2013 ông Nguyễn Minh Cường ký văn bản “công bố thông tin” cho rằng loạt bài điều tra của Báo CATP (đăng trên các số ra ngày 8, 9 và 10-8-2013) chưa chính xác. Theo ông Cường, việc ký hai hợp đồng (HĐ) ủy thác hơn 6.445 tỷ đồng là “bình thường” và khoản tiền “khủng” này đã được nhà đầu tư thu hồi… Những thông tin ấy trái ngược với các tài liệu, chứng cứ nhóm phóng viên thu thập được.

SAU LÝ GIẢI, LÒI THÊM CÁI SAI!

Trong văn bản “công bố thông tin” đưa lên mạng, ông Cường nêu ba vấn đề:

Thứ nhất, hai HĐ ủy thác do Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Phương Đông (OMC) Trần Quỳnh Hương ký ngày 19-7-2011 trị giá 1.657 tỷ đồng và ngày 17-8-2011 trị giá 4.788 tỷ đồng đã được ủy quyền từ Tổng giám đốc (TGĐ) Lê Mỹ Hà. Hoạt động quản lý danh mục đầu tư theo hai HĐ nêu trên là nghiệp vụ bình thường của công ty quản lý quỹ được cấp phép và thực hiện đúng theo Luật Chứng khoán cùng các văn bản hướng dẫn thi hành.

Thứ hai, ông Cường chỉ tham gia HĐQT của OMC từ ngày 1-9-2011 theo nghị quyết của đại hội cổ đông do Chủ tịch HĐQT Dương Thanh Khiết ký và giữ chức chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật OMC theo quyết định (QĐ) cấp giấy phép điều chỉnh số 12/GPĐC-UBCK do Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Nguyễn Đoan Hùng ký ngày 9-5-2013, nên không liên quan đến việc ký kết hai HĐ ủy thác nêu trên.

Thứ ba, OMC và nhà đầu tư ủy thác đã thống nhất phương án nhận lại tài sản ủy thác theo hai HĐ đã nêu. Việc nhận lại toàn bộ tài sản đã hoàn tất từ ngày 28-12-2012.

Với những chứng cứ thuyết phục, Chủ tịch HĐQT Công ty OMC Dương Thanh Khiết (bị phế) phản bác cả ba vấn đề mà cấp phó Cường công bố:

Thứ nhất, TGĐ của OMC Lê Mỹ Hà không ký giấy ủy quyền cho Phó TGĐ Trần Quỳnh Hương (lên thay ông Hà làm TGĐ tháng 11-2011) làm những việc trái pháp luật. Cả hai HĐ đều đầu tư vào trái phiếu chính phủ với lãi suất tối thiểu từ 21 đến 22%/năm, nhưng sau khi ký xong thì lập chiến lược đầu tư vào cổ phiếu là không đúng. Hơn ai hết, ông Cường biết rõ UBCKNN đã cấm các công ty quản lý quỹ “repo” cổ phiếu từ năm 2008 (văn bản 673/UBCK-QLQ ngày 21-4-2008). Không chỉ vi phạm lệnh này, ông Cường còn liều lĩnh chỉ đạo bà Hương ký HĐ “repo” cả cổ phiếu chưa niêm yết, đẩy lên gấp 2 – 3,5 lần mệnh giá và không cần xác nhận của nhà đầu tư. Biết đây là hai HĐ trái pháp luật nên ông Cường chỉ đạo ký lén, không thông qua HĐQT của OMC.

Thứ hai, có 10/14 cổ đông mới mua 67% vốn điều lệ của OMC đang làm việc tại Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn Tourist (STSC), trong đó ông Cường là Trưởng phòng đầu tư STSC và bà Hương là Trưởng phòng giao dịch. Bà Hương khẳng định ông Cường và TGĐ Công ty STSC chỉ đạo mua, tiếp nhận OMC. Biên bản bàn giao con dấu, hồ sơ pháp lý của OMC cho đại diện STSC tiếp nhận từ ngày 29-6 đến 7-7-2011 có ông Cường tham gia, ký tên xác nhận. Do đó, việc bà Hương tố cáo “sếp” Cường trước khi trở thành Phó chủ tịch HĐQT của OMC chỉ đạo ký hai HĐ ủy thác hơn 6.445 tỷ vào ngày 19-7 và 17-8-2011 là có căn cứ.

Thứ ba, OMC bị đình chỉ hoạt động từ ngày 29-5-2012 theo QĐ 462/QĐ-UBCK do Phó chủ tịch UBCKNN Nguyễn Đoan Hùng ký. Đến ngày 9-5-2013 ông Hùng mới ký cấp giấy phép điều chỉnh cho OMC hoạt động lại, ông Cường leo lên ghế chủ tịch HĐQT thay TGĐ Hương làm người đại diện pháp luật OMC. Trong thời gian công ty ngưng hoạt động, TGĐ Hương bị phế truất bất hợp pháp, vậy ai là người trực tiếp làm việc với nhà đầu tư và ký thanh lý hai HĐ trên vào ngày 28-12-2012?

MỘT CÔNG TY HAI TRỤ SỞ

Trong đơn tố cáo mới nhất, ông Khiết chỉ ra QĐ cấp giấy phép điều chỉnh số 12/GPĐC-UBCK có nhiều điểm vi phạm pháp luật. Cụ thể:

Sau khi bị TGĐ Hương tố cáo, ông Cường đã tự ý di dời trụ sở Công ty OMC về trụ sở Công ty STSC, chiếm giữ con dấu và hồ sơ pháp lý của OMC (biên bản làm việc ngày 3-4-2012 của đoàn thanh tra UBCKNN đã xác nhận).

Trong QĐ đình chỉ hoạt động OMC, Phó chủ tịch UBCKNN Nguyễn Đoan Hùng nêu rõ lý do hoạt động không đúng trụ sở được cấp phép. Đến nay vẫn chưa được khắc phục nhưng UBCKNN không xử lý, cũng chẳng thu hồi giấy phép hoạt động là trái với Thông tư 212/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Ông Cường bị tố cáo sai phạm liên quan đến số tiền “khủng”, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, cơ quan bảo vệ pháp luật đã vào cuộc. Vụ việc chưa được làm rõ, kết luận thì ông này lại “lên chức” theo QĐ cấp giấy phép điều chỉnh số 12/GPĐC-UBCK. Đây là “bùa hộ mệnh” giúp ông Cường “thoát nạn” để tiếp tục thao túng OMC.

Luật sư Lê Hà Gia Thanh (Đoàn Luật sư TPHCM) chỉ ra một số điểm sai nghiêm trọng của QĐ12, rõ nhất là không ghi địa chỉ trụ sở OMC, vi phạm Luật Doanh nghiệp (khoản 3 điều 24, khoản 1 điều 25) và Thông tư 212/2012/TT-BTC (các điều 3, 5, 6).

Lợi dụng QĐ trên, ông Cường sử dụng cùng lúc hai trụ sở OMC! Ngày 23-7-2013 ông này ký văn bản số 23 và 24/CV-OMV gửi UBCKNN, ghi “trụ sở chính” OMC tại lô B39 số nhà 128 đường số 2, Khu dân cư Kim Sơn, P.Tân Phong, Q7. Địa chỉ này chưa được UBCKNN cấp phép hoạt động. Sau khi bị Báo CATP phanh phui, ngày 13-8-2013 ông Cường ký văn bản số 28/CV-OMV gửi UBCKNN ghi “trụ sở chính” OMC tại 258 Ter Điện Biên Phủ, P7Q3. Đây là nhà riêng trước đó cho OMC thuê làm văn phòng nhưng đã thanh lý từ tháng 11-2011. Ông Khiết lắc đầu: “Chẳng biết có ai chống lưng không mà ông Cường lại liều đến thế!”.

Tổng giám đốc Trần Quỳnh Hương là người đứng tên chủ tài khoản giao dịch của OMC tại hai ngân hàng Eximbank và BIDV. Sau khi tố cáo ông Cường với các cơ quan pháp luật, ngày 6-4-2012 bà Hương gởi văn bản đến hai ngân hàng trên yêu cầu phong tỏa tài khoản giao dịch của OMC. Ngày 5-10-2012, TGĐ Hương tiếp tục gởi văn bản yêu cầu duy trì phong tỏa. Ông Khiết bức xúc: “Có QĐ12, ông Cường thay thế TGĐ Hương đứng tên tài khoản, rút toàn bộ gần 20 tỷ đồng của OMC tại Eximbank và BIDV, trong đó có 33% vốn điều lệ của nhóm cổ đông do tôi làm đại diện. Quyết định 12 không đúng pháp luật, ngân hàng lấy làm căn cứ cho ông Cường rút hết tiền lại càng sai hơn”.

Trao đổi với phóng viên Báo CATP, ông Khiết cho biết đã nhiều lần gửi đơn tố cáo lên các cơ quan chức năng, gồm cả UBCKNN, đề nghị xử lý nghiêm hành vi sai trái mang tính hệ thống, kéo dài, có dấu hiệu vi phạm pháp luật của ông Nguyễn Minh Cường và những người liên quan. Ông cũng đã gửi đơn lên lãnh đạo hai ngân hàng Eximbank, BIDV yêu cầu làm rõ việc cho ông Cường rút số tiền lớn trái pháp luật…

Theo VĂN CƯƠNG

Công an Nhân dân

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.