ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Xung đột Trung – Nhật: Mỹ được lợi mọi bề
Thursday, September 26, 2013 19:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trung Quốc và Nhật Bản trong gần nửa thế kỷ qua không thể phân chia các đảo tranh chấp. Sự thù địch được kìm hãm trong một thời gian dài, để rồi sau đó bùng lên một cách gay gắt. Trong đó Mỹ là một quốc gia luôn muốn sự hiện diện của mình vào các điểm nóng trên toàn thế giới. Vậy những lợi ích của Mỹ ở vùng Viễn Đông này là gì?

Hoa Kỳ xây dựng lực lượng ở Viễn Đông

Trung Quốc đã bày tỏ lo ngại về những ý định của chính phủ Nhật Bản cho phép Mỹ lắp đặt các radar phòng thủ tên lửa.

Người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc tuyên bố “Chúng tôi đã nhận được báo cáo về việc này và bày tỏ mối quan ngại sâu sắc, Hoa Kỳ đang xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa để chống lại tên lửa của Triều Tiên. Điều này đã tác động tiêu cực đến việc giải quyết các vấn đề xung quanh bán đảo Triều Tiên và duy trì an ninh ổn định trong khu vực”. Ông cũng nhấn mạnh rằng, Trung Quốc sẽ giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên bằng biện pháp đàm phán hòa bình. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đang có những phương án chính trị rất khôn ngoan ở khu vực này, can thiệp vào cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản, tại thời điểm bây giờ là rất có lợi.

Lợi ích của Mỹ trong xung đột Nhật – Trung 

Hơn bốn mươi năm qua, Nhật Bản và Trung Quốc không thể phân chia các đảo tranh chấp. Mỗi nước đều khẳng định đó là một phần chủ quyền không thể xâm phạm của mình. Những mâu thuẫn này có thể phát triển thành một cuộc xung đột quân sự, nhưng may mắn thay, đến thời điểm này vẫn chưa sảy ra. Tuy nhiên, tình hình trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương vẫn còn rất căng thẳng.

Quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Cuộc xung đột này đã kéo dài một thời gian dài, với nhiều người, dường như nó đã trở nên quen thuộc. Nhưng gần đây mâu thuẫn giữa Nhật Bản – Trung Quốc theo một số chuyên gia có một số điểm mới đáng quan tâm. Những điểm mới ở đây chính là sự hiện diện của Mỹ.

Các khái niệm về “mối đe dọa Trung Quốc” ngày càng được nghe thấy nhiều trong các cuộc phỏng vấn và trong các bài phát biểu của các quan chức Mỹ. Mỹ thậm chí không che giấu sự thật rằng, Hoa Kỳ sẽ có những biện pháp để chủ động ngăn chặn Trung Quốc. Và Tokyo từ lâu đã là một đồng minh tin cậy của Mỹ. Nói một cách đơn giản là – Washington đang và sẽ thực hiện các chính sách riêng của mình trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương để làm sao có lợi nhất cho Mỹ.

Nhưng hãy nhìn vào quan hệ Mỹ- Nhật Bản – Trung Quốc về mặt kinh tế. Nhật Bản và Trung Quốc là hai chủ nợ lớn nhất của nền kinh tế Mỹ. Xung đột lợi ích giữa Tokyo và Bắc Kinh đối với quần đảo Senkaku đã được bắt đầu bằng một sự kiện đáng lo ngại cho đồng đô la Mỹ trong năm 2011 tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Sau đó, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đã đồng ý xem xét các giao dịch thương mại bằng đồng tiền quốc gia của mình.

Tất cả các nhà phân tích tài chính cho rằng, các giao dịch kinh tế của các nước lớn bằng chính các đồng tiền của quốc gia đó sẽ là một thách thức mới với vị trí của đồng đô la Mỹ. Hiện nay đô la Mỹ là đồng tiền thanh toán chính của thế giới.

Trong tháng 12 năm 2011, những người đứng đầu Chính phủ hai nước Nhật Bản và Trung Quốc đã nhất trí thúc đẩy việc sử dụng đồng Yên và đồng Nhân Dân Tệ thay vì đồng đô la Mỹ trong các giao dịch giữa các công ty của họ. Năm ngoái các khoản nợ của Mỹ đối với Nhật Bản và Trung Quốc tiếp tục tăng cao. Vào cuối tháng 10 năm 2012 ( thời điểm mà cuộc xung đột ở Senkaku/Điếu Ngư rất căng thẳng) nợ quốc gia của Hoa Kỳ với Trung Quốc đạt 1,16 nghìn tỷ đô la còn với Nhật Bản – 1,13 nghìn tỷ đô la .

Hai chủ nợ lớn nhất của Mỹ đã nhất trí rời khỏi khu vực đồng đô la, và người Mỹ đã có kế hoạch hiệu quả. Có cách nào tốt hơn để giảm nợ quốc gia? Đầu tiên phải nói đến một thứ mặt hàng sinh lợi cao như vũ khí. Các loại vũ khí sẽ được mua chỉ khi đất nước đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột quân sự. Có lẽ đây là một chính sách rất khôn ngoan của Mỹ. Nếu trong năm 2010, Mỹ khẳng định “trấn an” các cuộc xung đột giữa Tokyo và Bắc Kinh, thì vào năm 2012 sau khi những người biểu tình Trung Quốc đập tan các doanh nghiệp Nhật Bản tại Trung Quốc thì Mỹ đã lên án gay gắt Trung Quốc đồng thời ra mặt ủng hộ Nhật Bản.

Hiện tại thì tình hình vẫn không thay đổi. Mỹ không muốn kiềm chế xung đột Trung-Nhật. Bởi Nhật Bản đang tăng cường mua vũ khí của Mỹ và Bắc Kinh cũng buộc phải tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang? Cả hai nước đang chi tiêu dự trữ ngoại tệ của chính mình và phải chú ý nhiều hơn vấn đề kinh tế, vũ khí và an ninh của họ. Do đó, cuộc xung đột về các đảo tranh chấp là rất có lợi cho Hoa Kỳ.

Mặc dù cả Nhật Bản và Trung Quốc đều nhận thức được tác hại của cuộc xung đột này, cả hai đều ở trong một vòng tròn luẩn quẩn, nơi mà bất cứ quyết định gì trên quần đảo này sẽ có nghĩa là bất lợi hoặc cho cả hai hoặc cho một bên nào đó. Chính vì vậy, Trung Quốc và Nhật Bản dường như chuyển chủ đề tranh chấp biển đảo sang một chủ đề mới đó là sự lắp đặt Radar phòng thủ tên lửa của Mỹ tại Nhật.

Điều quan trọng nhất bây giờ là Mỹ tránh những sai lầm để không “giết chết con ngỗng đẻ trứng vàng”. Mỹ không cho phép sự leo thang của cuộc chạy đua vũ trang biến thành một cuộc đối đầu quân sự với Bắc Kinh của Tokyo.

Nếu chiến tranh Xảy ra

Theo các chuyên gia quân sự, một cuộc xung đột quân sự trên các đảo tranh chấp, rất có thể sẽ kết thúc trong thất bại thảm hại của Trung Quốc. Bởi hiện nay, quân đội Nhật Bản đã tiến khá xa so với Trung Quốc về các mặt từ vũ khí, khí tài và con người. Tất cả các hệ thống quân sự mới của Trung Quốc không được thử nghiệm và khả năng sẵn sàng chiến đấu kém. Nhưng theo một số chuyên gia khác, Trung Quốc có lợi thế đáng kể về lực lượng tàu khu trục và lực lượng tên lửa siêu thanh có thể đánh bại hải quân Nhật Bản.

Thực tế cuộc xung đột Trung- Nhật không phải là đơn giản như vậy. Xung đột quân sự Nhật Bản – Trung Quốc không chỉ giới hạn ở sự tham gia của hai nước. Nhật Bản có một lợi thế lớn là sự ủng hộ của đồng minh Mỹ, có hiệp ước bảo vệ Nhật Bản khi Tokyo bị tấn công. Nhưng Trung Quốc có thể tìm kiếm sự hỗ trợ của đồng minh chính của mình là Nga. Nếu một cuộc xung đột quân sự sẽ là của bốn nước phát triển trên thế giới (Nga, Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản), tất cả đều biết rằng điều đó là không nên xảy ra. Và khả năng sẽ là một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba trong trường hợp này rất cao. Vì vậy Mỹ chỉ để Trung- Nhật cãi nhau trên bàn ngoại giao và tham gia vào cuộc chay đua vũ trang tốn kém mà người được lợi ở đây là Mỹ. Một nước cờ thông minh của Mỹ.

NP (Theo pravda.ru)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.