ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Ba thủ tướng thăm Trung Quốc: Mưu toan chính trị của Bắc Kinh
Wednesday, October 23, 2013 21:45
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Cùng lúc, Trung Quốc trở thành nơi ghé thăm của ba người đứng đầu chính phủ các nước láng giềng. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, Thủ tướng Ấn Độ – Manmohan Singh và người đứng đầu chính phủ Mông Cổ Norovyn Altankhuyag. Liệu đây có phải sự trùng hợp về tổ chức. Nhiều chuyên gia thì thiên về nhìn nhận một sự kiện quan trọng. Tuy nhiên, ý kiến của họ không thống nhất – tính chất kinh tế hay chính trị tiềm ẩn trong sự kiện này.

Lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu và dự báo chính trị, ông Andrey Vinogradov tin rằng, đây là sự kiện độc đáo chưa từng có trong thế giới ngoại giao. Trong một cuộc phỏng vấn với đài Tiếng nói nước Nga, chuyên gia cho biết: “Đây là một sự kiện bất ngờ, xét từ mọi quan điểm. Tôi nghĩ rằng, trên thế giới rất hiếm gặp. Nga, Ấn Độ và Mông Cổ là những quốc gia quan trọng trong chính sách khu vực của Trung Quốc. Một bí ẩn nữa là sự xuất hiện của các thủ tướng chứ không phải người đứng đầu nhà nước.  Ý nghĩa chính trị của sự kiện vượt xa vai trò kinh tế.”

Ông Andrey Vinogradov đã giải thích suy nghĩ dù mang tính tranh cãi nhưng là ý kiến khá phổ biến. Cụ thể: lời mời các thủ tướng chính phủ Nga, Ấn Độ và Mông Cổ trở thành động thái phản ứng của Bắc Kinh trước chính sách của Hoa Kỳ và Nhật Bản về thiết lập mạng lưới vây quanh Trung Quốc: “Theo tôi nghĩ, có vẻ hợp lý coi đây là một phản ứng hoặc nỗ lực phản ứng của Trung Quốc trước chính sách khu vực từ Hoa Kỳ. Ở vai trò người đứng đầu nhà nước, ông Tập Cận Bình sẽ không thể đưa ra đề xuất, đặc biệt sau chuyến thăm thành công của ông đến Mỹ vào mùa hè năm nay. Trong khi đó, ông Lý Khắc Cường không hề bị ràng buộc. Dường như, Bắc Kinh thực hiện những bước song song nhằm cân bằng các mối quan hệ trong khu vực Đông Á cũng như toàn thể khu vực Á-Âu. Một mặt là với Mỹ – cường quốc hàng đầu thế giới và đấu thủ quan trọng trong cũng như ngoài khu vực. Mặt khác là các nước lớn của vùng như Nga, Ấn Độ, Mông Cổ.”

“Lý do trước hết sự xuất hiện cùng lúc ở Trung Quốc của ba thủ tướng các nước láng giềng là mối quan tâm phát triển hợp tác đầu tư. Không có âm mưu đặc biệt nào ở đây,” – Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Viễn Đông Andrei Ostrovsky chia sẻ ý kiến với đài Tiếng nói nước Nga. Ông nhắc rằng, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn toàn cầu. Tính riêng năm nay, vốn cho vay của quốc gia được đổ ra nước ngoài sẽ vượt quá 120 tỷ đô la: “Dĩ nhiên trong bối cảnh Trung Quốc năm nhiều khoản đầu tư lớn ở nước ngoài, những quốc gia thiếu vốn sẽ nỗ lực đến Bắc Kinh. Các thủ tướng Nga, Ấn Độ và Mông Cổ bày tỏ quan tâm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này. Tháng Mười hai năm nay, Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych sẽ thăm Trung Quốc cũng với mục tiêu gọi đầu tư. Còn Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã thăm Trung Quốc gần đây. Mục tiêu chung của các nguyên thủ đối tác là nhận được từ Trung Quốc những khoản tín dụng lớn và lãi suất thấp. Không có gì khác. Lợi ích kinh tế chiếm vai trò hàng đầu và quan trọng nhất. Tất nhiên, đi theo các quan hệ kinh tế sẽ là hệ quả chính trị. Nhưng mục tiêu được đặt ra trên hết lúc này mang tính chất kinh tế thuần túy.”

Theo kết quả của chuyến thăm của ông Dmitry Medvedev đến Trung Quốc, hai nước đã ký kết hai chục tài liệu liên ngành và giữa các doanh nghiệp. Đặc biệt, có hợp tác trong lĩnh vực dầu mỏ khí đốt lên đến một tỷ đô la đầu tư.

Tập đoàn Novatek (Nga) và Tổng công ty Dầu khí quốc gia Trung Quốc /CNPC/ đạt thỏa thuận về điều khoản cung cấp khí hóa lỏng của Nga. Hãng Rosneft ký biên bản ghi nhớ với Sinopec về xuất khẩu 10 triệu tấn dầu mỗi năm trong vòng 10 năm trên cơ sở thanh toán trước. Cũng với Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc, đối tác Nga đã thông qua nguyên tắc sơ đồ khởi động và cung cấp nguyên liệu dầu thô cho nhà máy lọc dầu ở Thiên Tân. Khối lượng đầu tư vào dự án sẽ vượt quá 10 tỷ đô la.

Đằng sau các thỏa thuận kinh tế này là bối cảnh chính trị. Thiếu sự đảm bảo về an ninh năng lượng, Trung Quốc không thể đạt những mục tiêu đầy tham vọng – trở thành nền kinh tế dẫn đầu trên thế giới. Còn LB Nga đang tích cực đa dạng hóa chính sách, chủ động hướng về phía các nước châu Á – Thái Bình Dương.

Theo Tiếng nói nước Nga

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.