ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: thoibaokinhdoanh.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bức tranh ngành Ngân hàng sau tái cơ cấu
Tuesday, October 8, 2013 4:15
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Thời báo Kinh Doanh) – Thị trường liên tiếp đón nhận những thông tin về việc ngân hàng này với ngân hàng kia sáp nhập, ngân hàng này tự tái cơ cấu, ngân hàng kia bán cổ phần cho nước ngoài… Với những hoạt động sôi nổi trong tái cấu trúc của ngành Ngân hàng hiện nay liệu có vẽ lên một bức tranh tươi sáng cho ngành trong tương lai?

Theo giới phân tích, câu chuyện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và bức tranh của ngành Ngân hàng trong tương lai chắc hẳn sẽ nhiều màu sắc, trong đó có không ít gam màu tối. Bởi vì kết quả đối với từng ngân hàng sẽ khác nhau.

Tùy từng ngân hàng, phương thức xử lý nợ xấu, giải pháp tài chính với khách hàng… mà cho ra màu sắc của “bức tranh” ngành Ngân hàng trong tương lai.

“Điểm cộng” hiện tại

Có thể nói, hoạt động tái cấu trúc của hệ thống ngân hàng thời gian qua diễn ra khá sôi động. Ngoài 9 ngân hàng yếu kém, như TienPhongBank, GPBank, NamVietBank, SCB, DeNhatBank, TinNghiaBank, TrustBank, WesternBank và Habubank thuộc diện buộc phải tái cấu trúc, thị trường còn đón nhận thêm vài thông tin về sáp nhập, hợp nhất của vài thành viên khác trên thị trường.

Mới nhất, ngày 4/10, Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) đồng loạt ra mắt hội sở, các chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.

Hiện thị trường cũng đang chờ đợi thông tin hoàn tất thương vụ hợp nhất kéo dài gần 2 năm của Ngân hàng TMCP phát triển Tp.HCM (HDBank) và Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank).

Một điều dễ thấy trong hoạt động tái cấu trúc của hệ thống ngân hàng, đó là trong số 9 ngân hàng yếu kém, có đến 6 ngân hàng chọn giải pháp hợp nhất, sáp nhập. Thực tế, nếu nhìn vào kết quả hiện tại là rất khó đánh giá, vì dù những vụ diễn ra từ năm ngoái hay mới ngày hôm qua thì cũng vừa bước vào giai đoạn chớm hoàn tất thương vụ và thị trường vẫn cần một thời gian nữa để kiểm chứng xem giải pháp này có thật sự mang lại hiệu quả với mỗi ngân hàng.

Nhưng một điểm có thể thấy ngay, đó là sự lớn mạnh của những ngân hàng từng được coi là yếu kém này. Chẳng hạn như Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), ngân hàng hợp nhất tự nguyện bởi 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank), sau hợp nhất, nằm trong nhóm 5 NHCP lớn nhất Việt Nam, với vốn điều lệ 10.584 tỷ đồng, tổng tài sản gần 154.000 tỷ đồng. Mới đây, SCB đã được NHNN chấp thuận cho nâng vốn lên 12.294 tỷ đồng và trở thành ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn thứ 3 sau Eximbank và Sacombank.

Nhận Habubank về, SHB đã được đứng vào hàng ngũ những ngân hàng TMCP lớn, với vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng, tổng tài sản đến ngày 30/6/2013 đạt 104.524 tỷ đồng; 329 điểm giao dịch tại 27 tỉnh thành trong cả nước và chi nhánh tại Lào, Campuchia với gần 2 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp…

Hay như PVcomBank có tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng, 102 điểm giao dịch trên khắp cả nước… PVcomBank được hình thành trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng Công ty Tài chính CP Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank).

Sau khi sáp nhập với DaiABank, HDBank sẽ có vốn điều lệ lên 8.100 tỷ đồng, với hơn 200 điểm giao dịch trên cả nước; trên 3.600 cán bộ nhân viên…

Rủi ro “tương lai”?

Tuy nhiên, giới chuyên gia lại không có cái nhìn lạc quan đối với những ngân hàng này, vì sự lớn nhanh như “Thánh Gióng” liệu có phải là giải pháp tốt cho những ngân hàng phải tái cơ cấu vì quá yếu kém? NHNN đã phải xử lý những ngân hàng yếu kém này để tránh phá sản, gây hiệu ứng domino trong hệ thống ngân hàng.

Vậy mà, giờ đây, những “ông chủ” ấy lại điều hành một ngân hàng lớn hơn cả về quy mô và vốn điều lệ. Với một ngân hàng bé về quy mô và vốn điều lệ còn không điều hành cho tốt được thì liệu có thể làm tốt được với ngân hàng lớn hơn không? Câu trả lời ai cũng đoán được.

Vậy nhưng, vẫn có thể kỳ vọng về một tương lai đối với ngân hàng này khi họ tái cơ cấu có thể sẽ xây dựng được quy trình hoạt động an toàn, quản trị doanh nghiệp hiệu quả dưới sự giám sát của NHNN.

Một rủi ro nữa chính là nợ xấu. Chắc chắn rồi, vì thực tế của việc sáp nhập, hợp nhất có bao gồm cả nợ xấu. Ngân hàng mới không thể rũ đi khoản nợ xấu đó được, mà nó còn tăng lên theo cấp số cộng, thậm chí là cấp số nhân do các ngân hàng trong giai đoạn chuyển đổi tái cấu trúc, đều gặp khó khăn chung là nợ của các khách hàng tổ chức “đóng băng”.

Điều đó cũng được chính lãnh đạo những ngân hàng sáp nhập thừa nhận việc xử lý những khoản nợ xấu của ngân hàng sau sáp nhập quả là một thách thức.

Đơn cử như SHB, ngân hàng vừa có văn bản giải trình Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội về khoản chênh lệch đáng kể lợi nhuận sau thuế giữa quý II/2013 với quý II/2012, là do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng thêm bởi các món vay quá hạn được sáp nhập từ Habubank.

Việc xử lý nợ xấu cũng được kỳ vọng nhiều từ Công ty Quản lý tài sản các TCTD Việt Nam (VAMC). Tuy nhiên, bản thân VAMC cũng thừa nhận không thể giải quyết hết được nợ xấu mà các ngân hàng cũng cần phải chủ động. Hơn nữa, thời gian xử lý nợ xấu của VAMC là 5 năm. Liệu khoảng thời gian này đã đủ để các ngân hàng “dọn dẹp” xong những hậu quả ngổn ngang của những năm tháng kinh doanh thiếu quản trị rủi ro?

Ts. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, cho rằng mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song các ngân hàng sau sáp nhập vẫn còn cả một chặng đường dài phía trước, trong đó gian nan nhất là xử lý đống nợ xấu.

Hẳn câu chuyện nợ xấu sẽ còn nhiều điều để nói trong tương lai, bởi sẽ có nhiều thông tin mới về nợ xấu mà đến thời điểm thích hợp mới “phát lộ”, mà Agribank là một điển hình. Sau khi ký kết hợp đồng mua bán nợ xấu với VAMC, Agribank mới lộ ra con số nợ xấu lên tới gần 33.519 tỷ đồng, chiếm 25% “cục máu đông” của toàn hệ thống ngân hàng.

Minh Huệ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.