Vào đầu tháng Mười, Nhà Trắng đã công bố thông tin về các lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga và Mỹ.
Những thông tin này được công bố theo quy định của Hiệp ước START- 3 về việc cắt giảm vũ khí hạt nhân. Hiện nay, quân đội Mỹ có 1.688 đầu đạn hạt nhân được trang bị trên 809 phương tiện (trong tổng số 1015 phương tiện) trong trạng thái sẵn sàng khai hỏa. Còn Nga đang có 473 trong 894 phương tiện có thể mang 1.400 đầu đạn hạt nhân. Theo Hiệp ước START- 3 trong năm 2018, cả hai nước sẽ giảm lực lượng hạt nhân của mình theo số lượng: Kho hạt nhân mỗi nước chỉ còn 800 phương tiện được mang vũ khí hạt nhân, trong đó 700 phương tiện có thể triền khai cùng một thời điểm, tổng số đầu đạn không được vượt quá 1550.
Như là điều hiển nhiên từ những thông tin có sẵn trong vài năm tới Mỹ sẽ phải xử lý một số lượng đủ lớn vũ khí hạt nhân, máy bay và tên lửa. Theo ước tính, vào năm 2018 Mỹ sẽ phải ngừng hoạt động khoảng 20% các phương tiện mang vũ khí hạt nhân. Sau đó sẽ giảm tiếp theo quy mô nhỏ hơn.
Trong những năm gần đây, xuất hiện thường xuyên thông tin về tình trạng thực tế của lực lượng hạt nhân của Mỹ. Theo báo cáo, trong 15-20 năm qua, Hoa Kỳ đã không sản xuất bất kỳ đầu đạn hạt nhân mới nào, và rất có thể các đầu đạn cũ sẽ kém chất lượng vì được lưu trữ quá lâu rồi.
Tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân Trident II trong lần thử nghiệm thành công.
Cũng nên nhớ rằng sau khi sự sụp đổ của Liên Xô và kết thúc Chiến tranh Lạnh, quân đội Mỹ và các nhà thiết kế không quan tâm đúng mức đến sự phát triển các loại phương tiện trang bị vũ khí hạt nhân. Hiện tại, lực lượng chủ yếu máy bay ném bom chiến lược chính như B- 52 được sản xuất từ giữa thế kỷ trước, và chỉ có 21 chiếc máy bay ném bom chiến lược mới B-2 được sản xuất. Do đó, theo các chuyên gia là cần thiết phải tái trang bị cho các lực lượng hạt nhân của Mỹ.
Máy bay chiến lược B-52H của Mỹ
Dường như chính phủ Mỹ đã nhận ra điều này và trong năm 2001 đã cải tổ lại lực lượng hạt nhân. Theo kế hoạch mới, bộ ba hạt nhân( tàu ngầm hạt nhân, máy bay ném bom chiến lược, và tên lửa đạn đạo) đã trở thành một phần của cấu trúc mới, trong đó có cả các loại vũ khí thông thường sẽ thích nghi để đáp ứng các mục tiêu chiến lược.
Mục đích chính của những cải cách này là để đảm bảo sự linh hoạt tối đa trong lực lượng tấn công chiến lược. Nói cách khác, vũ khí hạt nhân mới trong hệ thống, có nhiệm vụ không chỉ răn đe chiến lược, mà còn phải đảm nhiệm những nhiệm vụ nhất định trong cuộc xung đột .
Trước khi có Hiệp ước START-1, lực lượng hạt nhân chiến lược của Mỹ có một số lượng đủ lớn đầu đạn hạt nhân có thể tấn công phủ đầu tất cả các kẻ thủ. Theo lực lượng tại thời điểm hiệp ước START -1, quân đội Mỹ có khoảng 1.238 phương tiện và 6.000 đầu đạn hạt nhân . START -3 hiện nay có một khuôn khổ cứng nhắc hơn, với số lượng tối đa đầu đạn hạt nhân được triển khai thấp hơn so với START-1 khoảng bốn lần.
NP
2013-10-19 19:00:05
Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/cong-bo-bi-mat-chien-luoc-hat-nhan-cua-my-ky-i-a109872.html