ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: giadinh.net.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Đàn ông có vợ cùng cơ quan, khổ ơi là khổ!
Thursday, October 24, 2013 5:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Rất nhiều tình huống “dở khóc dở cười” khi vợ chồng làm cùng cơ quan, phần lớn trong số đó tạo ra cảm giác ngượng ngùng, khó xử cho cả hai.

Nhiều đôi vợ chồng vì không giải quyết được việc “ngang tai trái mắt” khi làm cùng cơ quan, sẽ nảy sinh nhiều mâu thuẫn…

Vợ là nhất…

Không ai phủ nhận việc lấy vợ cùng cơ quan có cái hay là cùng ngành nghề, gần nhau. Nhưng chẳng người đàn ông nào muốn vợ mình lúc nào cũng giám sát, quản lý từng việc làm, từng bước đi của anh ta. Với những trường hợp vợ chồng cùng công sở, mỗi người nên biết giữ thể diện, khoảng cách cho nhau, không nên nghĩ cô ấy (anh ấy) là của riêng mình mà giám sát, quản lý nhất cử, nhất động.

Nhiều người “cảnh báo” khi hai vợ chồng làm chung cơ quan là rất ít anh chồng thoát cảnh “lương có người khác lãnh giùm”! Thậm chí có khoản nào ngoài luồng hoặc tiền thưởng lễ, Tết cũng khó lòng “thoát khỏi tay bà xã”. Nhiều anh bị đồng nghiệp thường xuyên chọc quê khi rơi vào tình cảnh này. Bởi bị vợ “tịch thu” hết lương lậu nên các anh chẳng có khoản nào riêng mà vợ không biết nên sẽ kẹt tiền bạc trong việc tiêu pha, cà phê, chén chú chén anh với bạn bè, không lẽ khoản gì cũng xin… Đó chưa kể, chỉ trừ một số ít trường hợp do công việc, còn lại hai vợ chồng sẽ đi chung xe để tiết kiệm chi phí (xăng) thế nên sau giờ làm việc, chồng muốn đi “lêu hêu” với bạn bè cũng khó khăn!

Vợ chồng Tuấn – Hiền cùng làm tại một DN tư nhân, Tuấn là anh chàng thích tụ tập bạn bè nhậu nhẹt, mặc cho Hiền can ngăn nhưng anh vẫn không thay đổi. Bực mình Hiền đã phản kháng ngay trước mặt mọi người cùng phòng: “Có gia đình rồi, về nhà ăn cơm, thích ăn gì em nấu, ăn uống ngoài đường không đảm bảo vệ sinh…”. Rồi quay sang mấy anh bạn cùng phòng: “Các anh cũng về nhà ăn cơm với vợ đi. Đàn ông ngồi túm năm tụm ba lại cũng chỉ nói xấu vợ thôi chứ hay ho gì. Nếu thích đi thì các anh đừng rủ anh Tuấn nhà em…”. Nghe vậy các anh cùng phòng cụt hứng và từ lần đó không ai dám rủ Tuấn đi đâu còn Tuấn thì ngượng chín mặt với đồng nghiệp.

Vợ thích ghen tưởng tượng

Cuộc sống và công việc như guồng quay làm cho bữa cơm gia đình trở thành chuyện xa xỉ với các cặp vợ chồng công chức, nhất là bữa cơm trưa. Giải pháp ăn và nghỉ trưa tại cơ quan được các gia đình lựa chọn. Rốt cuộc, người mà bạn thường xuyên gặp gỡ tâm sự không phải là vợ hoặc chồng mà là anh bạn hay cô bạn đồng nghiệp.

“Ớt nào mà ớt chẳng cay”, nên các chị em có chồng làm cùng cơ quan đều cố gắng tìm ra những phương pháp để quản lý ông xã của mình. Các cô vợ thường ghen khi thấy chồng mình hay nhắc đến và khen ngợi hoặc thường xuyên có những cuộc điện thoại khá thân mật với người phụ nữ khác.

Để thỏa mãn cơn thịnh nộ của mình, các bà vợ thậm chí mạt sát, xúc phạm “người tình nghi” khiến các anh chồng nhiều phen muối mặt. Bị nhập nhằng giữa trách nhiệm công việc của chồng và tình yêu, người vợ thường so sánh sự hứng thú của chồng khi đảm đương công việc bây giờ mà không đoái hoài tới mình. Người vợ đòi hỏi chồng phải luôn yêu mình như ngày đầu, nhưng thực ra bản chất tình cảm không thay đổi song bối cảnh sống thay đổi.

Vợ chồng Doanh – Huệ cùng là nhân viên trong một phòng nên đã nảy sinh không ít những phiền toái. Huệ và Doanh đã không ít lần có những cuộc cãi lộn chỉ vì thi thoảng có đồng nghiệp nữ nào đó “đánh mắt đưa tình với Doanh”. Nếu Doanh có lỡ khen hay đánh giá tốt một câu về cô gái nào đó, y rằng tối hôm đó Huệ sẽ hằm hè: “Vợ ở kè kè bên cạnh mà còn khen cô khác, nếu không có em ở đó anh đã buông lời tán tỉnh rồi cũng nên”.

Một hôm phòng của hai người có một cô nhân viên mới, vui tính và hay tếu táo với mấy anh cùng phòng. Có anh bông đùa: “Phòng này ngoại trừ anh Doanh có vợ rồi, bọn anh toàn trai chưa vợ mà sao em không chấm được anh nào à?”. Cô ấy lại hồn nhiên đáp lại: “Đánh đồn có địch chứ đánh đồn không địch thắng cũng không thích. Em lại chỉ thích tán anh Doanh thôi”. Vậy là trong khi cả phòng phá lên cười, thì mặt Doanh biến sắc khi thấy vợ đằng đằng sát khí.

Nỗi niềm khi vợ là sếp

Vợ là sếp, thành công hơn chồng là điều không khó gặp trong xã hội ngày nay, thậm chí có cả trường hợp hai vợ chồng cùng làm chung cơ quan và vợ là cấp trên của chồng. Tuy nhiên, khi thành công hơn chồng, người vợ cần có cách cư xử tỉnh táo và khéo léo nếu không rất dễ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Vợ làm sếp đồng nghĩa với trách nhiệm nhiều hơn và những căng thẳng cũng vì thế xuất hiện bất chợt với “đồ thị” lên xuống của hạnh phúc gia đình. Có vợ cùng cơ quan đôi khi muốn ra oai hoặc khoe khoang với bạn bè về mình cũng không dám. Nhiều lúc muốn trò chuyện, gần gũi với mọi người cũng không thể vì chồng còn phải nể vợ. Đàn ông đôi khi ích kỷ, chỉ thích nửa còn lại thua kém mình về mọi mặt. Và đa số đàn ông không vui thú gì khi có vợ làm cùng cơ quan lại thành công và thăng tiến hơn mình.

Khởi – Phương làm cùng cơ quan với nhau đã được 3 năm, trong vai trò là trưởng phòng, Phương tuyệt nhiên phải thể hiện một diện mạo cứng cỏi và có thái độ công minh trong công việc. Chính điều này đôi lúc làm Khởi “mất mặt” dù anh không hề muốn thế. Không chỉ có vậy, nhiều người trong Cty không biết vô tình hay cố ý, thi thoảng gặp nhau ở cơ quan, ngoài đường họ lại tếu táo hỏi: “Sếp vợ đâu sao không đi cùng?”. Thậm chí có người còn đùa: “Vợ là sếp ở cơ quan nhưng về nhà ai là sếp thế?”. Dường như việc vợ là sếp không chỉ tồn tại ở chỗ làm mà theo về tận tổ ấm của hai người.

Trường hợp của Hùng – nhân viên một ngân hàng có vợ là sếp, sự đời lại hay trái ngược nên những người đàn ông như Hùng thường có những nỗi khổ tâm riêng… Khi vợ là sếp khiến Hùng nhiều khi thấy thật khó xử. Có hôm Hùng vô tình làm sai quy trình công việc của Cty, khiến cho đối tác hủy hợp đồng, ảnh hưởng tới lợi nhuận của Cty. Biết chuyện, vợ Hùng sạc cho anh một trận trước mặt mọi người trong Cty, điều đó làm anh uất ức, về nhà Hùng góp ý với vợ không được, anh đành làm đơn xin nghỉ việc.

Những cặp vợ chồng làm cùng công sở cần tạo điều kiện cho nhau cảm thấy dễ thở và có chút gì đó riêng tư trong đời sống vợ chồng. Thời gian đầu có thể vợ/chồng đều hạnh phúc vì luôn ở bên nhau, nhưng nếu mọi thứ cứ được lập trình sẵn thì đến lúc nào đó sẽ ngột ngạt, nhàm chán. Nên để gia đình luôn bền vững và thời gian ở bên nhau được hạnh phúc thì việc thỏa thuận trong cách ứng xử của vợ chồng là quan trọng nhất.

Từ phía hai bên vợ chồng nên giữ những khoảng cách đúng mực trong các quan hệ nơi làm việc để tránh cho người bạn đời cảm giác thấy khó chịu. Đồng thời cũng cần mở rộng lòng mình, nhìn nhận mọi việc thoáng hơn để không bắt bẻ chồng hoặc vợ vì những việc bình thường diễn ra nơi công sở. Hãy nhìn nhận vai trò làm chồng, làm vợ trong gia đình để thêm yêu, cảm thông với người bạn đời của mình hơn.

Theo Triệu Tâm – Thái An
PLXH

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.