Nội dung nổi bật:
Ngoài sự cạnh tranh của năng lượng tái tạo như mặt trời và sức gió, ngành điện truyền thống tại Châu Âu (nhiệt điện từ khí đốt, điện hạt nhân) còn đi xuống do:
- Trong thập niên 2000, đầu tư mạnh cho nhiệt điện, khiến sản lượng tăng 16% trong khi nhu cầu điện tăng không đáng kể.
- Sự cố hạt nhân Fukushima tại Nhật khiến Thủ tướng Đức ra quyết định lập tức đóng cửa 8 nhà máy điện hạt nhân.
- Khí đá phiến bùng nổ ở Mỹ khiến giá than giảm làm biên lợi nhuận nhiệt điện chạy than tăng. Do đó, các nhà máy nhiệt điện chạy khí đốt và điện hạt nhân càng khốn khó
Giá bán buôn điện đã giảm một nửa so với năm 2008. Giá bán lẻ điện ở Đức là 285 euro/MWh.
Giá cổ phiếu của các công ty điện lực tại Châu Âu đã giảm một nửa so với đỉnh hồi đầu năm 2008. Từ tháng 09 năm 2008, theo chỉ số giá cổ phiếu toàn cầu của Morgan Stanley, các nhà máy điện thuộc loại cổ phiếu kém nhất thị trường. Năm 2008, 10 công ty điện hàng đầu Châu Âu ít nhất cũng có xếp hạng tín dụng loại A, giờ chỉ còn 5 Công ty được xếp loại này.
Sự xuống dốc này rõ nhất là ở Đức, nơi sản xuất điện từ năng lượng tái tạo tăng nhanh nhất thế giới. Giá cổ phiếu của Công ty điện lực lớn nhất nước này, E.ON, giảm ¾ so với đỉnh và doanh thu từ sản xuất điện truyền thống (nhiên liệu hóa thạch và hạt nhân) giảm hơn 1/3 từ 2010.
Cổ phiếu điện lực đã giảm một nửa từ đỉnh năm 2008.
|
Khó khăn của các công ty điện không hẳn là do năng lượng tái tạo. Trong thập niên 2000, các công ty điện đã đầu tư quá nhiều cho phát điện từ nhiên liệu hóa thạch, khiến sản lượng điện tăng khoảng 16% ở toàn bộ Châu Âu, thậm chí cao hơn ở một số nước (ví dụ Tây Ban Nha tăng 91%). Tuy nhiên nhu cầu thị trường không tới mức ấy. Sau này, khủng khoảng tài chính còn làm nhu cầu điện giảm thêm. Theo cơ quan năng lượng quốc tế IEA, tổng cầu năng lượng ở Châu Âu giảm khoảng 2% từ 2010 đến 2015.
Bên cạnh đó, có hai nhân tố từ ngoài Châu Âu làm vấn đề thêm trầm trọng.
Thứ nhất, do thảm họa hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản nên Thủ tướng Đức Angela Merkel ngay lập tức đóng cửa 8 nhà máy điện hạt nhân và ngừng hoạt động dần nhà máy thứ chín từ nay đến 2022. Bước chuyển đột ngột này khiến ngành điện thêm chật vật dù kiểu gì thì nhiều nhà máy cũng đã có kế hoạch đóng cửa.
Thứ hai, khí đá phiến phát triển bùng nổ tại Mỹ. Loại khí đốt này thay cho than đá Châu Âu trước đó vẫn được Mỹ nhập khẩu, khiến giá than đá Châu Âu hạ tương đối với giá gas. Cùng thời điểm đó, giá carbon giảm mạnh bởi vì có quá nhiều giấy phép thải carbon trong hệ thống thương mại khí thải của Châu Âu và khủng hoảng làm giảm cầu giấy phép.
Điều này khiến chi phí dùng than đá làm nhiên liệu giảm xuống, giữ lợi nhuận biên của các nhà máy sản xuất điện từ than ở mức ổn định và giảm lợi nhuận của những nhà máy sản xuất từ gas. Sản xuất điện từ than đá tăng đẩy lượng chất thải carbon tăng mạnh ở Đức vào năm 2012 – 2013, ngược lại với những gì đã được sự đoán trước đó.
Thế nên bộ phận sản xuất điện từ khí đốt và năng lượng hạt nhân đã khó khăn từ trước khi bùng nổ phát triển nguồn năng lượng tái tạo. Do đó, tác động từ năng lượng mặt trời và năng lượng gió lại càng nặng nề hơn.
Giá bán buôn điện tại Đức giảm gần nửa kể từ 2008.
|
Công suất của các nguồn điện từ năng lượng tái tạo gần bằng một nửa công suất phát điện ở Đức và hơn 1/3 ở Tây Ba Nha và Ý. Tổng nguồn cung điện, bao gồm cả từ năng lượng tái tạo đều cao hơn nhiều so với nhu cầu cao nhất ở ba nước. Nên năng lượng tái tạo đã góp phần làm cung điện vượt quá cầu.
Thừa cung, thiếu cầu dẫn tới giá giảm. Giá điện giờ cao điểm tại Đức giảm từ trên 80 Euro/MWh năm 2008 xuống chỉ còn 38 Euro/MWh hiện tại (xem biểu đồ 2). Đó là giá bán buôn điện, còn giá bán lẻ khoảng €285/ MWh, cao nhất trên thế giới do đã bao gồm các khoản trợ cấp cho năng nượng tái tạo cao tới gấp rưỡi giá thành sản xuất điện. Khi giá bán buôn giảm, lợi nhuận của những nhà máy điện cũng giảm theo.
Thùy Đỗ
Theo Trí Thức Trẻ