Để mở rộng và hoàn thiện hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu (NMD), Mỹ sẽ bắt đầu xây dựng các cơ sở tại Romania vào cuối tháng này.
Điều này đã được công bố bởi phát ngôn viên Lầu Năm Góc George Little. Ông cho biết, thỏa thuận đã đạt được tại một cuộc họp được tổ chức tại Washington giữa người đứng đầu Lầu Năm Góc Chuck Hagel và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của Romania là Mircea.
Theo Hagel, “Phó Bộ trưởng Quốc phòng James Miller vào cuối tháng này sẽ đến Romania để tham gia lễ khởi công, công việc đầu tiên là Mỹ sẽ xây dựng các cở sở để lắp đặt hệ thống chống tên lửa đa mục đích “Aegis”. Dự tính trong năm 2015 sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động”.
Tên lửa đánh chặn SM-3
Lầu Năm Góc hoan nghênh đối với các quyết định của Romania, thỏa thuận vừa đạt được sẽ “tăng cường phòng thủ tập thể của Mỹ và các đồng minh”. Các cơ sở này là một phần quan trọng trong kế hoạch của Mỹ, với việc triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa toàn châu Âu.
Ngoài ra, Bộ trưởng quốc phòng Hagel cũng tỏ ra rất hài lòng về việc quân đội Romania mua từ Bồ Đào Nha 12 máy bay chiến đấu F -16 và khẳng định “Romania là một trong những đồng minh vững chắc và tin cậy nhất” của Washington. Cuối cùng, hai Bộ trưởng nhất trí ” tăng mạnh ( song phương ) hợp tác quân sự giữa hai nước.
Cấu trúc phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Chúng ta biết rằng, vào tháng 9 năm 2009, chính quyền Obama đã tuyên bố chính sách “tiếp cận từng giai đoạn một cách thích hợp có điều chỉnh” đối với hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu. Sau đó, chính phủ Mỹ từ bỏ ý tưởng lắp đặt 10 tên lửa đánh chặn (PR) ở Ba Lan và trạm Radar ( RLS ) tại Cộng hòa Séc. Các kế hoạch này đã được phát triển trước đó dưới thời Tổng thống George W. Bush.
Theo chiến lược của chính quyền Obama, cấu trúc phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu sẽ phát triển trong bốn giai đoạn. Giai đoạn đến 2011 – ở Địa Trung Hải đã được triển khai tàu trang bị tổ hợp “Aegis”. Giai đoạn hai đến năm 2015- xây dựng căn cứ tên lửa đánh chắn hiện đại nhất SM-3 trên lãnh thổ Romania. Giai đoạn ba đến năm 2018 – họ dự định triển khai SM-3 tại Ba Lan. Giai đoạn cuối là đến năm 2020, tất cả các thành viên NATO và các đồng minh của Mỹ ở châu Âu sẽ được bao bọc và bảo vệ bởi hệ thống NMD dưới bất kì cuộc tấn công bằng tên lửa từ tầm ngắn, trung và cả tên lửa đạn đạo.
Tuy nhiên, vào tháng ba năm nay, Mỹ đã thông báo rằng họ từ chối giai đoạn thứ tư của việc triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa toàn vẹn ở châu Âu bởi sự phản đối gay gắt từ Nga. Thay vào đó, Washington đã quyết định đặt ở Alaska 14 tên lửa đánh chặn và đặt một trạm Radar thứ hai ở Nhật Bản.
NP
2013-10-22 17:32:11
Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/he-thong-phong-thu-ten-lua-toan-cau-cua-my-vuon-toi-romania-a110376.html